Thừa Thiên Huế: Vướng vòng lao lý vì khai thác “cát lậu”

Văn Dinh | 09/06/2020, 14:53

(TN&MT) - Nhiều diện tích đất sạt lở ở Thừa Thiên Huế cũng bởi vì những “cát tặc” đang ngày đêm lộng hành. Việc các đối tượng phải đi tù là bài học cho những ai muốn theo con đường phi pháp này.

Những năm qua, tình trạng khai thác cát sỏi trái phép trên các dòng sông ở Huế nói chung và sông Bồ đoạn qua địa bàn thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) nói riêng luôn diễn ra hết sức phức tạp. Việc khai thác cát trái phép chính là nguyên nhân dẫn đến nhà cửa, vườn tược sạt lở, gây bức xúc cho người dân. Dù nhiều “lệnh cấm” đã được đưa ra, các cấp các ngành cũng đã quyết liệt vào cuộc, vận động, tuyên truyền pháp luật... ,thế nhưng nhiều đối tượng vẫn lén lút thực hiện hành vi vi phạm.

Khai thác cát trái phép trong đêm tại sông Bồ

Đi tù vì khai thác “cát lậu”

Giữa tháng 5 vừa rồi, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa xét xử, tuyên án tù đối với 2 bị cáo là những “cát tặc” trong 2 vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”. Đây được xem là biện pháp mạnh nhằm răn đe cho các đối tượng bất chấp pháp luật để “rút ruột” lòng sông tại Huế.

Khoảng 8 giờ tối ngày 1/7/2019, Võ Văn L. và Phan Văn Q. (1989, trú xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) sử dụng thuyền máy có gắn hệ thống hút cát để khai khác cát trái phép lòng sông Bồ thuộc địa phận phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà) để bán lấy tiền. Sau khi khai thác đầy thuyền cát (9m3), L. và Q. vận chuyển cát đến bãi tập kết thì bị tổ công tác của đoàn kiểm tra liên ngành về xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn huyện Quảng Điền bắt giữ.

Kết luận giám định của Sở TN&MT Thừa Thiên Huế xác định, loại cát mà L. và Q. khai thác trái phép là “tài nguyên khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường” theo quy định của Luật khoáng sản. Bản kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản UBND tỉnh xác định 9m3 cát có giá trị 2.520.000 đồng. Tại biên bản xác minh ngày 8/1/2020, Sở TN&MT khẳng định, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh không có cá nhân nào được cấp phép khai thác mỏ cát sỏi làm vật liệu xây dựng.

Tại phiên tòa, Võ Văn L. thừa nhận, hành vi khai thác cát trái phép là vi phạm pháp luật nhưng vẫn bất chấp luật pháp để khai thác đem bán. Cũng theo cáo trạng, Võ Văn L. đã bị Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh xử phạt hành chính 4 triệu đồng về hành vi khai thác cát trái phép trên sông nhưng vẫn tái phạm nên TAND tỉnh đã tuyên phạt bị cáo L. 9 tháng tù. Đối với Phan Văn Q. do vi phạm lần đầu nên đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính 2 triệu đồng.

Bị cáo Võ Văn B. tại phiên tòa

Cuối tháng 7/2019, Võ Văn Q. (1982, trú thị xã Hương Trà) thuê Võ Văn B. và Võ Văn P. (1986, cùng trú phường Hương Xuân, Hương Trà) đi khai thác cát lòng sông Bồ với tiền công mỗi thuyền là 200.000 đồng/người. Theo yêu cầu của Q., B. và P. đến nhà Q. lấy thuyền có gắn hệ thống hút cát, rồi điều khiển đến khu vực cồn Vụng Mốc (thuộc phường Hương Xuân) để khai thác cát. Đến khuya, khi B. và P. đang khai thác cát dưới lòng sông Bồ thì bị Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh phát hiện, bắt quả tang.

Tại thời điểm kiểm tra, cả hai không xuất trình được giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Kiểm tra trên phương tiện, công an phát hiện có 11m3 cát khai thác trái phép để làm vật liệu xây dựng thông thường.

Tại phiên tòa, HĐXX TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xác định, Võ Văn B. bị UBND phường Hương Xuân ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 2 triệu đồng về hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Tuy nhiên, B. chưa hết thời hạn bị xử phạt hành chính mà tiếp tục tái phạm nên phạm vào tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”. Xét tính chất vụ án, TAND tỉnh tuyên phạt bị cáo B. 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.

Đối với Q. và P. có hành vi khai thác khoáng sản trái phép nhưng chưa bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về cùng tội danh, giá trị khoáng sản chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định xử phạt hành chính.

“Cát tặc” vẫn lộng hành

Ghi nhận của PV, trên sông Bồ từ sau Tết nguyên đán đến nay, hằng đêm nhiều thuyền với sức chứa từ 5 - 15m3 liên tục xuất hiện ở khu vực các phường Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Xuân (thị xã Hương Trà) và xã Quảng Thọ, Quảng Phú (huyện Quảng Điền). Thuyền nhỏ dùng tời cùng sức người đưa cát từ lòng sông lên, thuyền lớn thì dùng máy hút gắn giảm thanh cắm thẳng vòi xuống đáy sông. Cứ thế, cát từ lòng sông Bồ ồng ộc trào lên cho đến khi “no” khoang và rời đi. Hậu quả là hai bờ sông Bồ đoạn ngang qua khu vực nói trên bị sạt lở hàng trăm mét.

Tình trạng khai thác cát lậu ở Huế đang làm nhiều khúc sông sạt lở nghiêm trọng

Ông Phan Huy M. (thôn Thanh Lương 2, phường Hương Xuân) chia sẻ, đoạn sông Bồ qua phường trước đây chỉ rộng khoảng 50m. Bây giờ, sông đã được nới rộng thành khoảng 100m. Nghĩa là mỗi bên đã bị “cát tặc” làm xói lở chừng 25m.

“Bà con ở đây xuyên đêm canh giữ bờ sông, đa số là thanh niên trai tráng trong làng để đẩy đuổi những đối tượng khai thác cát; đồng thời chặt hàng trăm gốc tre thả sát mép sông làm vật cản, ngăn không cho thuyền vươn vòi ở những khu vực sạt lở. Tuy nhiên, số tre đã bị các đối tượng chặt phá. Dù chúng tôi thường xuyên ngăn cản nhưng chúng rất liều lĩnh, tìm mọi cách để hút trộm cát cho bằng được...”, ông M. bức xúc.

Không chỉ khai thác cát trái phép vào ban đêm, trong những ngày đầu tháng 4, không ít lần vào tầm khoảng 4 - 5 giờ chiều còn xuất hiện đoàn thuyền cả chục chiếc chở đầy cát nối đuôi nhau thong thả xuôi sông Bồ mà không hề gặp phải sự kiểm tra của lực lượng chức năng. Đa số “cát lậu” được khai thác sẽ nhập cho các bãi tập kết ở huyện Quảng Điền cách đó không xa.

Với việc xét xử, tuyên án tù đối với 2 “cát tặc” nói trên, người dân hai bên sông Bồ tin rằng đây sẽ là bài học nhằm răn đe cho các đối tượng đã và đang tiếp tục cố tình vi phạm pháp luật, “rút ruột” tài nguyên lòng sông. Và với những gì đang tái diễn từ đầu năm đến nay, người dân cho rằng cơ quan chức năng cần tiếp tục xử lý các hành vi khai thác cát trái phép một cách quyết liệt hơn nữa, nhằm mang lại cuộc sống bình yên...

Bài liên quan
  • Công trình sai phép ở bãi bồi Đập Đá (TP. Huế): Yêu cầu tháo dỡ các hạng mục
    (TN&MT) - Trong quá trình triển khai thi công một trung tâm tổ chức sự kiện ở bãi bồi Đập Đá (TP. Huế), chủ đầu tư đã xây dựng sai phép so với giấy phép được cấp. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn thống nhất nội dung kết luận thanh tra, đồng thời chỉ đạo UBND TP. Huế tiếp tục theo dõi, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm về trật tự xây dựng đã được kết luận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Con Cuông (Nghệ An): Thủy điện 4MW, kéo dài 14 năm chưa xong
    Dự án thủy điện Suối Choang tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang “treo từ năm này qua tháng khác gây nên nhiều hệ lụy cho địa phương. Mới đây, chủ đầu tư của dự án này còn bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Khởi tố, bắt tạm giam chủ chung cư mini để xảy ra cháy làm nhiều người thương vong
    Ngày 13/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh với tội danh "Vi phạm quy định về PCCC", theo Điều 313 Bộ Luật hình sự. Các Quyết định và lệnh bắt bị can đã được Viện KSND Thành phố phê chuẩn.
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số doanh nghiệp hỏi: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất, nhập khẩu các bao bì để cung cấp cho các công ty sản xuất, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty chúng tôi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để san chiết, đóng gói thì tính theo số lượng nhập khẩu hay số lượng sản phẩm san chiết, đóng gói bán ra thị trường? Trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
  • Nghệ An: "Nóng ruột" với trạm bơm hàng chục tỷ bỏ hoang gần chục năm
    Trạm bơm Vực Giồng là một dự án lớn được đầu tư xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2014, nhằm phục vụ tưới tiêu cho hơn 70ha lúa 2 vụ và gần 150ha hoa màu cho các hộ dân khối 3 và 4 thuộc phường Long Sơn, TX Thái Hòa (Nghệ An). Thế nhưng, đến nay hệ thống Trạm bơm này vẫn chưa được đưa vào vận hành phục vụ sản xuất, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng.
  • Lai Châu: Bắt giữ đối tượng mua bán sừng tê giác, mật gấu trái phép
    (TN&MT) - Công an tỉnh Lai Châu vừa phá thành công chuyên án 0923S, bắt giữ một đối tượng về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật cấp quý hiếm, thu một sừng tê giác và một túi mật gấu.
  • Khánh Hòa: Điều tra vụ lái xe tông thẳng vào trụ sở UBND tỉnh
    Công an tỉnh Khánh Hòa đang tiến hành thụ lý điều tra làm rõ vụ việc người đàn ông lái xe hơi bất ngờ tông thủng cổng trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa vào tối 10.9.2023. Bản thân người này bị cháy trong xe dẫn đến bỏng nặng.
  • Kiến nghị xử lý nhiều vi phạm tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên
    Thanh tra tỉnh Đắk Nông vừa công bố kết luận thanh tra công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (gọi tắt là Công ty Nam Tây Nguyên, trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông). Đây là doanh nghiệp có quy mô lớn trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều sai phạm tại mỏ đá HTX Đông Đình
    Hoạt động khai thác, chế biến đá của Hợp tác xã Công nghiệp Đông Đình tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã bộc lộ nhiều bất cập về quy trình khai thác, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sai phạm nghiêm trọng về khai thác khoáng sản vượt mốc giới lên tới hàng nghìn mét vuông.
  • Thọ Xuân (Thanh Hóa): Bờ sông Chu tan hoang do khai thác cát trái phép
    Hoạt động khai thác cát trái phép như một “đại công trường” bên bờ sông Chu tại xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đang diễn ra một cách công khai, rầm rộ, thậm chí tình trạng này còn có dấu hiệu được tổ chức quy mô, xảy ra trong một thời gian dài.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO