Thừa Thiên Huế: Vì sao UBND xã thu lại tiền bồi thường sự cố môi trường biển?

03/12/2018, 12:37

(TN&MT) - Dù đã nhận được tiền hỗ trợ sự cố môi trường biển, thế nhưng, sau đó người dân xã Phú Xuân (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) lại bị chính quyền xã bắt trả lại vì cho rằng không đúng đối tượng… 

Nhiều hồ tôm, cá của người dân xã Phú Xuân(ảnh) bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển
Nhiều hồ tôm, cá của người dân xã Phú Xuân (ảnh) bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển


Thu lại tiền hỗ trợ

Cùng với các huyện, thị xã khác trên địa bàn Thừa Thiên Huế, sự cố môi trường biển xảy ra trên địa bàn huyện Phú Vang năm 2016 đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân ven biển và đầm phá; trong đó có xã Phú Xuân.

Thực hiện việc hướng dẫn rà soát các đối tượng hỗ trợ thiệt hại, UBND xã Phú Xuân đã tổ chức các phiên họp triển khai cụ thể cho các ban, ngành đoàn thể của xã, các thôn, các chi hội nghề nghiệp bị ảnh hưởng, hướng dẫn quy trình kê khai, thống kê, xác định đối tượng, tổng hợp thiệt hại, thẩm định phê duyệt đối tượng hỗ trợ thiệt hại.

Theo đó, công tác tiến hành chi trả tiền bồi thường của địa phương gồm 3 đợt, trong đó đợt 1 (vào tháng 5/2017) là 1.207 đối tượng với tổng kinh phí gần 11 tỷ đồng; đợt 2 (tháng 7/2017) có 800 đối tượng được hỗ trợ với kinh phí hơn 7 tỷ đồng và đợt 3 là hơn 26 triệu đồng. Tổng 3 đợt chi trả tiền bồi thường là gần 18,1 tỷ đồng.

Dù đã nhận được tiền hỗ trợ, thế nhưng, sau đó người dân xã Phú Xuân lại bị chính quyền xã bắt trả lại khiến họ không hài lòng.

Ông Phan Viết Sáu (trú tại thôn Ba Lăng) cho hay, gia đình ông có 2 hồ nuôi tôm bị chết sạch do sự cố môi trường biển năm 2016, mỗi hồ 800m2. Sau đó được UBND xã Phú Xuân đã chi trả số tiền hộ trợ đợt 1 cho chủ hồ nuôi là 17,5 triệu đồng. Tiếp đó, đợt 2 được chỉ dẫn của cán bộ địa phương, ông Sáu cũng tiến hành làm các thủ tục, hồ sơ cho 2 lao động tại hồ.

“Tôi mới nhận tiền về chưa kịp chi trả cho công nhân thì 2 ngày sau đã bị UBND xã Phú Xuân mời lên làm việc, yêu cầu trả lại số tiền vì cho rằng không đúng đối tượng”- ông Sáu nói.

Người dân bất ngờ khi UBND xã thu lại tiền hỗ trợ
Người dân bất ngờ khi UBND xã thu lại tiền hỗ trợ


Trong khi đó ông Phan Sở (thôn Ba Lăng) có 3 hồ nuôi với diện tích gần 5.000m2 trên phá Tam Giang, do bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển nên năm 2017, gia đình ông nhận được 24 triệu đồng tiền hỗ trợ.

Sau đó, ông Sở lại được cán bộ UBND xã Phú Xuân thông báo làm hồ sơ nhận tiền hỗ trợ đợt 2 cho 3 lao động địa phương làm thuê tại hồ của gia đình ông với số tiền mỗi lao động được nhận là 8,7 triệu đồng. Chỉ 2 ngày sau đó, địa phương buộc gia đình ông phải trả lại số tiền hỗ trợ đã nhận.

“Đợt hỗ trợ lần 2, chính quyền hướng dẫn làm đơn đăng kí cho lao động làm thuê, hồ sơ đã được ủy ban xã kí và nhiều người khác xác nhận. Khoảng nửa tháng sau cán bộ thôn đi cả đêm đưa đơn cho từng người kí để sáng mai kịp lên xã nhận tiền. Thế nhưng, 2 ngày sau khi nhận tiền xã lại buộc chúng tôi phải trả tiền lại tiền…”- ông Sở bức xúc nói.

Tổng cộng xã Phú Xuân có hơn 150 trường hợp bị UBND xã yêu cầu trả lại số tiền hỗ trợ sự cố môi trường biển đợt 2 đều vì lý do là không thuộc danh sách đối tượng được nhận hỗ trợ.

Cũng theo những hộ dân, họ còn bị xã “dọa” nếu không nộp lại số tiền trên trước 31/12 thì mọi thủ tục hành chính liên quan sẽ không được xử lý. Cùng với đó, tiền hỗ trợ xăng dầu của nhà nước cho những hộ này nhiều năm qua cũng bị xã giữ lại và trừ vào số tiền đã nhân…

Thu tiền là đúng

Qua rà soát, lập đoàn kiểm tra, Công an huyện Phú Vang và ngành chức năng của huyện này phát hiện có 152 trường hợp (1 trường hợp đã chết) không đủ điều kiện vẫn được nhận tiền bồi thường với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng (1 người đã nhận 8.730.000 đồng).

 

Danh sách những hộ nằm trong diện bị thu lại tiền do sai đối tượng của xã Phú Xuân
Danh sách những hộ nằm trong diện bị thu lại tiền do sai đối tượng của xã Phú Xuân

Ngay sau đó, công an huyện tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện Phú Vang thành lập các tổ công tác tiếp tục rà soát và sau đó đã ra quyết định về việc hủy đối tượng và kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển ở xã Phú Xuân đối với 151 trường hợp.

Trao đổi với PV, Đại tá Bùi Hồng Phong- Trưởng công an huyện Phú Vang khẳng định, tất cả 151 trường hợp nhận tiền không đúng đối tượng, huyện đều có biên bản làm việc, đối tượng nhận tiền có ký tên và họ đều khẳng định không phải là đối tượng được nhận bồi thường và họ đã cam kết sẽ trả lại số tiền đã nhận.

“Sau một thời gian vận động, tính đến cuối tháng 11 đã có 43 đối tượng đã nộp đủ với số tiền hơn 375 triệu đồng, 70 đối tượng đã nộp nhưng chưa đủ với số tiền hơn 110 triệu đồng. Ngoài ra, có 38 đối tượng chưa đến nộp với số tiền hơn 331 triệu đồng. Tổng số tiền còn lại phải thu hồi là hơn 832 triệu đồng”- Đại tá Phong thông tin.

Khi được hỏi vì sao lại để xảy ra tình trạng 151 trường hợp không phải là đối tượng được nhận bồi thường mà vẫn có tên trong danh sách được nhận tiền, ông Nguyễn Văn Dũng- Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân lý giải rằng, trước đó do việc chi trả tiền đền bù đợt 2 quá gấp gáp nên xã không có thời gian để kiểm tra, xác minh các trường hợp trên có đúng đối tượng hay không, sau khi hoàn thành việc trả tiền hỗ trợ đợt 2 thì cấp trên phối hợp với xã thì xã mới cho xác minh lại và phát hiện nhiều trường hợp không đúng đối tượng.

Cũng theo UBND xã Phú Xuân, công việc thu hồi tiền hỗ trợ vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Cùng với đó, sau khi lãnh đạo huyện và xã Phú Xuân họp đã thống nhất sẽ trả lại hồ sơ đã đăng kí nhận tiền hỗ trợ trước đó theo yêu cầu của người dân. Đồng thời, xã phủ nhận không có việc cán bộ xã làm khó đối với những trường hợp không trả lại tiền hỗ trợ khi đi làm thủ tục, giấy tờ.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đình làng An Cựu “kêu cứu”
Là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, thế nhưng, hiện nay đình làng An Cựu (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Đừng bỏ lỡ
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
  • Quảng Bình: Băn khoăn về tính thuyết phục từ một bản án tranh chấp đất đai
    (TN&MT) -Mặc dù phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Lê Chiêu Khánh với bị đơn là ông Lưu Trọng Nghĩa, tuy nhiên bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên lại chỉ trả lại 229,7m2 so với 293m2 của bản án sơ thẩm khiến vụ việc vẫn chưa có hồi kết.
  • Bá Thước - Thanh Hoá: Cần kiểm tra việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
    Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử ngày 23/12/2033 có đăng bài: “Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?” phản ánh việc UBND huyện Bá Thước chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp sang cấp đất ở cho 2 hộ gia đình đã có nhà ở, trong khi nhiều nhà cùng hoàn cảnh, ở trên đất đó đã lâu nhưng lại không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để rộng đường công luận, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
  • Nghệ An: Xe chở cát “khủng” đại náo các cung đường ở huyện Nam Đàn
    Thời gian qua, hàng loạt xe tải chở cát từ một số bến cát tại huyện Nam Đàn sau đó ngược xuôi các tuyến đường Quốc lộ 46A, Quốc lộ 46C, đường Tỉnh lộ 539B…rồi tỏa đi khắp các hướng. Điều đáng nói, đây là những xe tải trọng “khủng” nhưng khi chúng tôi có mặt tại các tuyến đường nêu trên lại không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.  
  • Quảng Xương (Thanh Hóa): Lợi dụng hạ thấp độ cao để khai thác đất trái phép?
    Tình trạng lợi dụng hạ thấp độ cao, cải tạo đồng ruộng, một số đối tượng đưa máy móc, xe cộ vào khai thác đất trái phép trở đi bán làm hư hỏng đường giao thông, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc đang xảy ra tại thôn Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa).
  • Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?
    Thời gian gần đây cử tri khu 1, Lâm Xa, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã nhiều lần phản ánh lên HĐND Thị trấn và HĐND huyện Bá Thước việc năm 2018, UBND huyện chuyển đổi 2 thửa đất với tổng diện tích 532 m2 nông nghiệp sang đất ở cho 2 hộ gia đình, trong khi cũng khu đất đó nhiều người dân có nhu cầu chuyển đổi sang đất ở lại không được. Chính vì thế đã gây bức xúc cho người dân nơi đây.
  • Bình Định: Nhếch nhác tại công trình thi công 8 năm chưa hoàn thành
    Công trình Khách sạn - Trung tâm tiệc cưới của Công ty Cổ phần Kim Triều thi công 8 năm vẫn chưa hoàn thành. Công ty đã từng bị xử phạt về hành vi xây dựng công trình sai nội dung giấy phép và vi phạm lĩnh vực môi trường. Hiện công trình này đang là bãi tập kết rác thải luôn bốc mùi hôi thối gây mất mỹ quan đô thị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO