Thừa Thiên Huế: Ứng phó thiên tai, khai thác du lịch nội địa

Văn Dinh | 08/12/2020, 18:42

(TN&MT) - Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VII vừa diễn ra ngày 8/12, các đại biểu HĐND tỉnh đã thảo luận, đưa ra các giải pháp tối ưu nhất trong việc phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Trong đó tập trung chủ yếu vào ứng phó thiên tai và khai thác khách du lịch nội địa.

Khai thác hiệu quả khách du lịch nội địa

Đại biểu Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, năm 2020 là năm một năm rất khó khăn cho ngành du lịch của tỉnh nhà do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, làm giảm hơn 70% lượng khách du lịch và doanh thu của ngành. Doanh nghiệp lớn và nhỏ kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lao đao. 24 đơn vị lữ hạnh xin dừng hoạt động, chưa kể các đơn vị nhỏ. Đời sống của người lao động ngành du lịch rơi vào cảnh lao đao,  khó khăn; trong đó có vấn đề đáng lưu ý là các hướng dẫn viên du lịch quốc tế phải chuyển sang làm ngành nghề khác dẫn đến việc mai một nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thị trường du lịch ở Huế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch COVID

Để khôi phục ngành du lịch, đại biểu Lê Hữu Minh cho rằng, với thực trạng hiện nay, ngành du lịch phải dựa vào lượng khách nội địa để khai thác. Đồng thời phải khẳng định được thông điệp: Huế an toàn, thân thiện với du khách. Vì vậy, để thực hiện việc này, các đơn vị phải thực hiện triệt để, nghiêm túc các tiêu trí “an toàn” trong mùa dịch đã được các cơ quan ban hành. Bên cạnh đó, văn hóa, di sản là nòng cốt của du lịch Huế thì các đơn vị phải cần có các sản phẩm khác, thay đổi kể cả về hình thức và nội dung để thu hút du khách, mọi lứa tuổi thì lúc đó mới khai thác hiệu quả du khách nội địa. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hệ thống truyền thông. Liên kết, phối hợp với các ngành du lịch địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng để hình thành các sản phẩm du lịch đặc sắc, nổi bật.

Ngoài ra, đại biểu Lê Hữu Minh cũng đề nghị tỉnh nên có một Hội nghị để gặp mặt các doanh nghiệp ngành du lịch trên địa bàn tỉnh để kịp thời tháo gỡ cũng như tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển du lịch trong thời gian tới. Đặc biệt phải đảm bảo vấn đề an sinh cho các doanh nghiệp, người lao động trong ngành du lịch.

Đồng tình với các giải pháp của đại biểu Lê Hữu Minh, đại biểu Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VH&TT nhận định, thị trường nội địa là thị trường trọng tâm trong mà ngành du lịch cần khai thác có hiệu quả trong thời gian tới.

Khách nội địa là đối tượng chính của du lịch Huế trong thời gian tới

Đại biểu Phan Thanh Hải bày tỏ, trong bối cảnh tỉnh đang triển khai thực hiện Nghị Quyết 54 của Bộ Chính trị thì các đơn vị cần khai thác hiệu quả các sản phẩm văn hóa, di sản. Tuy nhiên cần co cách truyền tải, xây dựng nội dung phong phú, hấp dẫn hơn để thu hút giới trẻ, nhất là tạo ra Hot Trend đặc sắc như “Cây cô đơn” để vừa quảng bá, vừa phát triển ngành du lịch địa phương. Bên cạnh đó, cần xây dựng các thương hiệu mới như: Huế - Kinh đô ẩm thực; Huế - Kinh đô áo dài. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả thì cần sự vào cuộc cả hệ thống Chính trị để khẳng định được giá trị thương hiệu trong toàn quốc. Qua đó giúp du khách có trải nghiệm tốt nhất chiều sâu văn hóa cũng như ẩm thực của Thừa Thiên Huế. “Áo dài không chỉ là câu chuyện về văn hóa mà còn là câu chuyện phát triển kinh tế” - Đại biểu Phan Thanh Hải khẳng định.

Cần giải pháp lâu dài trong ứng phó thiên tai

Đại biểu Hồ Sỹ Nguyên - Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh, năm 2020, nền kinh tế đã bị ảnh hưởng kép của thiên tai và dịch bệnh. Tuy nhiên nền nông nghiệp còn ảnh hưởng nghiệm trong do dịch tả lợn Châu Phi, bệnh khảm lá sắn. Đầu vụ Đông Xuân bị hạn hán, làm 2.000 ha không đủ nước để tưới. Cuối vụ Hè Thu bị ảnh hưởng dông lốc, gãy đổ làm mất 10% năng suất vụ. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng thiên tai nên sản lượng khai thác, đánh bắt cá, nhất là các thuyền đánh bắt xa bờ giảm đáng kể. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề nhưng ngành nông nghiệp đã có mặc tích cực, đóng góp lớn cho nền kinh tế năm 2020 của tỉnh.

Thiên tai xảy ra liên tục tại Thừa Thiên Huế trong năm qua

Theo ông Nguyên, những năm gần đây, tỉnh đã tập trung trồng hơn 130 ha rừng phòng hộ ven biển, ven đầm phá. Giờ đây, các diện tích rừng phòng hộ ven biển không chỉ phát huy hiệu quả trong việc phòng hộ mà còn giúp người dân khai thác, phát triển các mô hình du lịch, nuôi trồng thủy sản dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn như các địa phương: xã Quảng Thái, Quảng Lợi…

Liên quan đến công tác ứng phó lũ lụt, đại biểu Hồ Sỹ Nguyên khẳng định, trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai rất tốt việc vận hành liên hồ chứa. Qua đó đã giúp cắt lũ cho các địa phương, hạn chế mực nước dâng nhanh, đột biến nhằm giúp người dân có thời gian chuẩn bị, ứng phó kịp thời với lũ lụt. Bên cạnh đó, kênh thông tin của các đội ứng phó bão lụt đã triển khai tốt, giúp người dân nắm bắt kịp thời các diễn biến của bão, lũ.

Đại biểu Trương Công Nam nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đã có ảnh hưởng rõ rệt trên địa bàn tỉnh, thiên tai ngày càng nhiều và thiệt hại lớn. Người dân phải thích nghi với điều này trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong báo cáo chỉ mới nêu chung chung các giải pháp, chưa có phương án cụ thể để giúp người dân ứng phó với thiên tai, lũ lụt. Đặc biệt là vấn đề khắc phục hậu quả sau bão lụt, giúp người dân sớm phục hồi sinh kế… Vì vậy, Đại biểu Trương Công Nam đề nghị tỉnh cần đưa ra các giải pháp cụ thể hơn, đồng thời cần có hội nghị để bàn, đưa ra giải pháp sống chung với bão lụt lâu dài, ổn định.

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế kiểm tra công tác ứng phó sau mưa lũ

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các đơn vị khẩn trương cụ thể hoá các nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua. Tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nỗ lực phấn đấu ở mức cao nhất nhằm đạt mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường xúc tiến đầu tư; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư đối với các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư; đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, rà soát điều chỉnh các quy hoạch kịp thời; tập trung hỗ trợ thủ tục đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khi nghiên cứu, đầu tư tại Huế. Xây dựng cơ chế thúc đẩy, kích cầu du lịch trong tình hình mới. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khôi phục sản xuất tại các địa bàn bị thiệt hại do thiên tai.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang còn diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng là rất lớn. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh, chính quyền các cấp tiếp tục triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh, không được chủ quan, lơ là; tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh. Tập trung khắc phục hậu quả bão lụt và các hoạt động hỗ trợ cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục chỉ đạo công tác tìm kiếm các công nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng. Đồng thời chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức cho nhân dân đón Tết cổ truyền vui tươi, đầm ấm, tiết kiệm. Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • PC Đắk Nông triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng
    (TN&MT) - Từ tháng 10/2023, Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) sẽ triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ điện về cuối tháng cho hơn 88.699 khách hàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh và dự kiến sẽ hoàn thành cho 100% khách hàng trong năm 2024.
  • Hội Khuyến học Việt Nam ra mắt chương trình “Khuyến học – Hành trình tri thức”
    (TN&MT) - Ngày 28/9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Khuyến học Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp với Công ty CP VICGROUP tổ chức buổi họp báo ra mắt chương trình truyền hình “Khuyến học – Hành trình tri thức”, góp phần đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn cả nước.
  • Cùng sạch

    Cùng sạch

    16:07 28/09/2023
    (TN&MT) - Làm cho thế giới sạch hơn - thông điệp này vẫn thường xuyên được lan tỏa và chuyển biến thành hành động, mục tiêu này vẫn được con người kiên định hướng tới. Nhưng ô nhiễm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì vẫn tiếp tục gia tăng.
  • TNG Holdings Vietnam tiếp sức giấc mơ đến trường cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn
    (TN&MT) - Tiếp sức cho những giấc mơ thay đổi cuộc đời của các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, TNG Holdings Vietnam vừa trao tặng 15 suất học bổng TNG Share, mỗi suất 10 triệu đồng cho các tân sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân. Học bổng được trao ngay tại Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.
  • Nghệ An: Mưa lũ gây ra nhiều thiệt hại lớn ở các địa phương
    Theo báo cáo nhanh sơ bộ của các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An, mưa lũ trong các ngày từ 25 đến 27/9 tuy chưa có ghi nhận thiệt thiệt hại về người nhưng đã gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhiều huyện. Đăc biệt là các huyện vùng cao như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong…
  • Cần Thơ: Tích cực bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể TP. Cần Thơ đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt, bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa, tăng cường tái chế phụ phẩm sau thu hoạch để bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần xây dựng thành phố ngày càng xanh- sạch - đẹp, bền vững.
  • Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin
    (TN&MT) - Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong bộ tiêu chí nghèo đa chiều. Nhiều địa phương đã nỗ lực thực hiện các giải pháp thông tin, tuyền truyền để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống kịp thời, đầy đủ; giúp người nghèo nắm được các thông tin, chính sách và học hỏi các những mô hình hay, cách làm tốt. Từ đó, thay đổi nhận thức vàquyết tâm vươn lên thoát nghèo.
  • Câu chuyện hiến đất bên dòng Nậm Xái
    Dòng Nậm Xái thường ngày êm đềm, trong xanh là vậy. Thế nhưng, mỗi khi mùa mưa lũ đến lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh, học sinh ở bản Nậm Xái khi con em mình phải liều mình băng qua dòng lũ dữ để đến trường, thậm chí phải nghỉ học. Với suy nghĩ “vì tương lai con em chúng ta”, ông Lô Văn Quyền, ở bản Nậm Xái đã không hề tiếc công, tiếc của, hiến cả đồi keo xây dựng trường học.
  • Nghiên cứu phát triển nông nghiệp hữu cơ
    Từ tâm huyết muốn đưa các sản phẩm nông nghiệp của quê hương được sản xuất hữu cơ đảm bảo chất lượng tới người tiêu dùng. Những người nông dân xứ Thanh mạnh dạn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm sản xuất đưa ra những sản phẩm chất lượng từ đó góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống từ chính nghề nông.
  • Hòa Bình: Nhiều giải pháp giúp bà con các dân tộc vươn lên thoát nghèo
    (TN&MT) - Nhờ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua, đời sống của người dân tộc thiểu số vùng cao Hòa Bình ngày càng được cải thiện, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Điều này góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc, khu vực trên địa bàn tỉnh.
  • Quảng Bình: Mưa lớn nhiều thôn bản bị chia cắt, cô lập
    Do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên ở khu vực Quảng Bình đã có mưa to đến rất to. Tình hình mưa các trạm đo được tính từ 01h ngày 25 đến 17h ngày 26/9: Hóa Thanh 663,4 mm, Minh Hóa 554,8 mm, Dân Hóa 494 mm, Thanh Hóa 465 mm, Hương Hóa 493,8 mm, Tuyên Hóa 425,8 mm…
  • Sân khấu hóa tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá: Cách làm độc đáo, hiệu quả
    (TN&MT) - Tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá thông qua nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm đưa những kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá đi vào cuộc sống.
  • Tết Trung thu – Tết của sẻ chia
    (TN&MT) - Với mong muốn mang Tết Trung thu đầm ấm, trọn vẹn niềm vui đến với trẻ em vùng cao, ngày 25/9/2023, Chi đoàn Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT đã tổ chức chương trình “Tết trung thu – Tết của sẻ chia”, dành tặng những món quà ý nghĩa đến trẻ em đồng bào vùng cao thuộc Bản Hang Chú, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO