Thừa Thiên – Huế: Từng bước hoàn thiện quy hoạch, lựa chọn mô hình đô thị trực thuộc Trung ương

Văn Dinh | 30/12/2022, 12:34

Công tác tổ chức lập quy hoạch được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thừa Thiên – Huế, là cơ sở để tỉnh phát triển toàn diện và bền vững trong tương lai. Trong đó trước mắt, việc lựa chọn đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang được thực hiện.

UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa tổ chức hôi thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và phương án mô hình các đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương.

Bàn phương án lập quận, huyện

Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, có 2 phương án thành lập các đơn vị hành chính khi cả tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương (kế hoạch vào năm 2025). Trong đó, phương án 1 gồm 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện. Cụ thể, TP. Huế hiện nay sau khi sắp xếp, thành lập sẽ có 32 phường chia thành 2 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, quận phía Nam gồm 19 phường. Ngoài ra, có quận Hương Thủy, thị xã Phong Điền, Hương Trà và 4 huyện.

Phương án 2 là từ phương án 1, giữ nguyên hiện trạng thị xã Hương Thủy để chỉ có 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện. Về tên gọi thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên- Huế đề xuất 2 phương án, trong đó phương án thứ nhất lấy tên là TP. Huế, phương án 2 là TP. Thừa Thiên- Huế.

Ngoài ra, còn dự kiến phương án tên gọi của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Trong đó, quận phía Nam dự kiến chọn 1 trong các tên gọi Thừa Thiên/ Thuận Hóa/ Ngự Bình, quận phía Bắc dự kiến chọn 1 trong các tên gọi Phú Xuân/ Thuận Hóa/ Hương Giang.

zin-2.jpg

TP. Huế hiện nay dự kiến sẽ tách thành 2 quận, lấy sông Hương làm ranh giới sau khi tỉnh lên TP trực thuộc Trung ương vào năm 2025

Theo Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên- Huế, về chức năng đô thị thì quận phía Nam là quận trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... của thành phố trực thuộc Trung ương, là nơi còn nhiều quỹ đất để xây dựng, phát triển đô thị và là nơi tập trung nhiều trụ sở các cơ quan hành chính quan trọng của thành phố. Đối với quận phía Bắc là nơi tập trung các di tích, di sản, nhà vườn... nên định hướng tập trung phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch sinh thái, nhà vườn. Còn quận Hương Thủy được quy hoạch với vai trò đảm nhận chức năng dịch vụ phức hợp của trung tâm chức năng công nghiệp, cửa ngõ phía Nam của đô thị trung tâm Huế.

Tại hội thảo, sau khi tổng hợp các phiếu thăm dò về mô hình đô thị, phương án thành lập 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện có đa số phiếu đồng tình. Về tên gọi khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương phương án đa số là TP. Huế. Đối với tên gọi các đơn vị hành chính cấp huyện, phương án quận phía Nam sông Hương tên là Thuận Hóa; quận phía Bắc sông Hương tên là Phú Xuân được đa số lựa chọn. Tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tiếp thu và hoàn thiện phương án phù hợp; kết hợp các thủ tục lấy ý kiến theo quy định pháp luật hiện hành.

Hiện nay, Thừa Thiên - Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 huyện, 2 thị xã và một thành phố với 95 xã, 39 phường và 7 thị trấn

Từng bước quy hoạch

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, công tác tổ chức lập quy hoạch được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Đây là cơ sở để tỉnh phát triển toàn diện và bền vững trong tương lai, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị.

Ông Nguyễn Văn Phương thông tin, trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, tỉnh kỳ vọng sẽ khắc phục tối đa các tồn tại, hạn chế đã được nhận diện; định hình cho từng không gian phát triển để khai thác tiềm năng, lợi thế của từng khu vực, từng vùng với một tầm nhìn mới để đón đầu các xu thế phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; đảm bảo sự phát triển của tỉnh trong tương lai có hiệu quả và bền vững; nâng cao vị thế của tỉnh trong khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã góp ý về quy hoạch. Bên cạnh những ưu điểm, các chuyên gia cho rằng cần hoàn thiện hơn nữa để nêu bật vai trò, thế mạnh của tỉnh.

zin.jpg

Công tác hoàn thiện quy hoạch là cơ sở để tỉnh Thừa Thiên – Huế phát triển toàn diện và bền vững trong tương lai

KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, Thừa Thiên - Huế có hệ thống đầm phá Tam Giang chạy dọc bờ biển, đó là “di sản” mà cả Đông Nam Á thèm khát. Do vậy, quy hoạch tỉnh cần làm rõ để khai thác thế mạnh này, đồng thời cần hướng đô thị Huế về phía biển, và xây dựng đô thị vệ tinh xung quanh sân bay, khai thác tốt hơn hệ thống giao thông quốc gia; phát triển đô thị Chân Mây – Lăng Cô… Trên tinh thần là đô thị di sản, tỉnh phải có giải pháp cụ thể hóa các yếu tố văn hóa, sinh thái, trên cơ sở đó xây dựng Huế trở thành biểu tượng để cả nước, thậm chí thế giới hướng đến.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam thì việc quy hoạch, phát triển của tỉnh phải dựa trên nền tảng tài nguyên văn hóa, lịch sử và tài nguyên du lịch. Trên cơ sở đó hình thành một đô thị mà đẳng cấp.

“Có thể nhìn nhận hai điểm, một là thành phố du lịch dịch vụ đẳng cấp cao và thứ hai là thành phố như một trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe. Đô thị Huế sẽ tạo ra khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Du lịch dịch vụ đẳng cấp cao và khoa học công nghệ sẽ không tạo ra sự xung đột”, PGS.TS Trần Đình Thiên nêu quan điểm.

321888347_863179191498717_3630377669059609522_n.jpg

Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội thảo

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế nhìn nhận, hội thảo đã nhận diện được một số khó khăn, hạn chế và các lợi thế so sánh để từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong kỳ quy hoạch tới.

Về phương án phát triển các ngành/lĩnh vực và tổ chức không gian phát triển, các đơn vị sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất lựa chọn phát triển các ngành/lĩnh vực có lợi thế; mở rộng không gian phát triển trên cơ sở cân đối các tiềm năng, dư địa để tạo tính đột phá trong phát triển kinh tế xã hội đảm bảo phấn đấu đạt các chỉ tiêu. Trong đó, chú trọng nghiên cứu quy hoạch phát triển, mở rộng các khu công nghiệp, khu du lịch, các dự án đầu tư lớn, có tính đột phá,… Việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng tiếp tục hoàn thiện đảm bảo phương án gắn với quy hoạch hệ thống thoát lũ, quy hoạch thủy lợi và kịch bản có liên quan đến biến đổi khí hậu… Ngoài ra, quy hoạch tỉnh cùng với các quy hoạch khác đang thực hiện trên địa bàn tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng thành lập thành phố Trung ương.

Do vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu đơn vị tư vấn, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở, ban ngành địa phương tiếp thu đầy đủ ý kiến chuyên gia, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các nhà khoa học,… tích cực hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt đảm bảo tiến độ yêu cầu.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Theo nhiệm vụ quy hoạch này, mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đến năm 2030, Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu, một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đến năm 2045, Thừa Thiên - Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á...

Bài liên quan
  • Thừa Thiên - Huế sử dụng hợp lý khoáng sản để phát triển bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này cũng như cách giảm nghèo bền vững từ việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2023, thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016.
  • Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về gỡ vướng quản lý, khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 1/6, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Lào Cai để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Quốc Khánh chủ trì buổi làm việc.
  • Cần một cơ chế chia sẻ nguồn lực giữa các địa phương sử dụng tài nguyên nước
    (TN&MT) - Qua gần 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới đảm bảo an ninh nguồn nước, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
  • Khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Năm nay, sự kiện Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) diễn ra trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng và môi trường biển đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Vậy Thế giới và Việt Nam đã lấy chủ đề nào làm phương châm hành động để góp phần đạt mục tiêu “đảo ngược” xu thế ô nhiễm môi trường biển, mất cân bằng sinh thái?
  • Phân bổ hợp lý, hài hòa không gian biển
    (TN&MT) - Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch không gian biển.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Đà Nẵng: Nghị định số 10/2023/NĐ-CP kịp thời tháo gỡ cấp bách một số nút thắt về đất đai, condotel
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nhất là trong năm 2023, thành phố triển khai chủ đề công tác năm “Tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
  • Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn): Quản lý tốt TNMT góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
    (TN&MT) - Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) có 21 đơn vị hành chính, 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Huyện đã chú trọng triển khai các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tài nguyên, môi trường để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Cần có quy định để HTX nông nghiệp tích tụ, tập trung đất đai
    Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nên quy định thêm cơ chế để giúp hợp tác xã nông nghiệp tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO