Thừa Thiên - Huế tổ chức “Ngày hội vùng cao A Lưới”

Văn Dinh | 28/04/2022, 17:12

Ngày hội vùng cao A Lưới mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, qua đó cũng góp phần quảng bá du lịch.

Ngày 28/4, UBND huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, chương trình “Ngày hội vùng cao A Lưới” sẽ được diễn ra từ ngày 29/4 đến ngày 1/5.

Ngày hội vùng cao A Lưới năm nay sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, mang đậm bản sắc miền sơn cước. Đó là các chương trình như: Tái hiện nghi lễ cúng dâng Dèng của dân tộc Tà Ôi, liên hoan ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tái hiện tục đi sim, trình diễn, trưng bày sản phẩm Dèng của dân tộc Tà Ôi, phiên chợ vùng cao, biểu diễn tắm suối và tái hiện các hoạt động sinh hoạt dưới nước, lễ hội cồng chiêng, hội hoa, điêu khắc, đàn, sáo, nhạc cụ…

adsadadsa.jpg

Ngày hội vùng cao A Lưới mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc

Chương trình khai mạc Ngày hội vùng cao A Lưới được tổ chức vào lúc 19h30 ngày 29/4. Chương trình tái hiện nghi lễ cúng dâng Dèng của dân tộc Tà Ôi diễn ra lúc 8h30 ngày 30/4. Liên hoan ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số diễn ra lúc 9h cùng ngày.

Chương trình tái hiện tục đi sim được tổ chức vào lúc 16h ngày 30/4. Phiên chợ vùng trình diễn, trưng bày sản phẩm Dèng của dân tộc Tà Ôi diễn ra từ ngày 30/4 đến 1/5. Chương trình biểu diễn tắm suối và tái hiện các hoạt động sinh hoạt dưới nước diễn ra vào lúc 10h ngày 1/5...

A Lưới là huyện miền núi biên giới nằm phía Tây của tỉnh Thừa Thiên -Huế, ngoài dân tộc Kinh thì có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Pa Cô, Ka Tu, Tà Ôi, Pa Hy, là vùng đất lưu giữ nhiều phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống... mang đậm nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngày hội vùng cao A Lưới sẽ giúp du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hoá các huyện miền núi, giao lưu, học hỏi, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần quảng bá du lịch A Lưới nói riêng và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung.

Bài liên quan
  • Thừa Thiên – Huế: Phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh
    Thừa Thiên – Huế xác định việc áp dụng các giải pháp mô hình kinh tế xanh thay thế cho mô hình kinh tế truyền thống, vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, là hướng tiếp cận quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được sự phát triển một cách toàn diện, bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO