Thừa Thiên Huế tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội

VĂN DINH | 10/06/2021, 22:28

(TN&MT) - Tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách sau khi địa phương đã qua 28 ngày không có dịch. Tuy nhiên lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu người dân không được chủ quan...

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, đến thời điểm hiện tại, tỉnh ta đã qua 28 ngày không có ca mắc mới. Đề nghị các địa phương và người dân không được chủ quan sau khi thực hiện các biện pháp nới lỏng trong tình hình mới, mọi người phải tự chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, chấp hành nghiêm túc nguyên tắc 5k.

“Các địa phương phải tổ chức rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất đã đảm bảo điều kiện để thực hiện nới lỏng chưa, cơ sở nào chưa đảm bảo thì chưa cho hoạt động trở lại. Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của tổ giám sát cộng đồng để phát huy nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tại địa phương. Tôi khẳng định phương châm lọt sàng xuống nia là phương châm quan trọng và cái nia ở cấp xã phường là quan trọng nhất, không được để sai sót ở khâu này”, ông Thọ nói.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác phòng chống dịch

Ông Thọ đề nghị các địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mọi người dân được biết các biện pháp nới lỏng trong trạng thái mới và các chế tài giám sát để mọi người tuân thủ thực hiện. Khi vòng trong được nới lỏng thì chắc chắn vòng ngoài chúng ta phải tiếp tục thắt chặt, các chốt kiểm soát y tế phải hoạt động hiệu quả hơn nữa để không xảy ra tình trạng trốn chốt, lọt chốt, không khai báo y tế khi về địa phương.

“Nếu tiếp tục xảy ra ca nhiễm trong cộng đồng khi đó chúng ta lại phải áp dụng các biện pháp cao hơn trong phòng chống dịch, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy mỗi người hãy cùng chung tay góp sức, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người, các hoạt động sớm được trở lại bình thường trong trạng thái mới như trước đây”, Chủ tịch UBND tỉnh nhắn nhủ.

Nới lỏng thêm nhiều hoạt động

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID – 19 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa điều chỉnh một số hoạt động trong tối 10/6.

Theo đó, kể từ 0h ngày 11/6, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cafe...) được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng chống dịch, thực hiện giãn cách tối thiểu 2 mét giữa các bàn, tối đa không quá 50% công suất phục vụ.

Nhiều hoạt động tiếp tục được nới lỏng

Đối với tiệc cưới, hỏi, liên hoan, tiệc mừng được tổ chức nhưng phải đảm bảo thực hiện theo quy định phòng chống dịch, giãn cách tối thiểu 2 mét giữa các bàn, tối đa không quá 50% công suất phục vụ và chỉ mời khách trong tỉnh.

Việc tổ chức đám tang, việc hiếu phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, hạn chế tập trung đông người và vận động người dân tổ chức theo hình thức đơn giản.  Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống và hộ gia đình khi tổ chức tiệc cưới, tiệc hỏi, liên hoan, tiệc mừng, đám tang, việc hiếu phải đăng ký và cam kết với chính quyền địa phương cấp xã về thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm xác nhận, cho phép tổ chức tiệc cưới, tiệc hỏi, liên hoan, tiệc mừng, đám tang, việc hiếu theo quy định; tiến hành kiểm tra, giám sát các điều kiện an toàn phòng chống dịch.

Các di tích lịch sử, văn hóa; các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh được hoạt động nhưng chỉ đón khách nội tỉnh và phải đảm bảo quy định phòng chống dịch, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc và tối đa không quá 50% công suất phục vụ. Hoạt động thể dục, thể thao trong nhà, ngoài trời được hoạt động (trừ phòng tập gym, yoga, zumba) nhưng phải đảm bảo thực hiện theo quy định phòng chống dịch. Đối với hoạt động thể dục, thể thao trong nhà tối đa không quá 50% công suất hoạt động. Hoạt động sân golf chỉ phục vụ khách trong tỉnh.

Hoạt động giáo dục - đào tạo và dạy nghề được hoạt động nhưng phải đảm bảo quy định phòng dịch, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc và không quá 50% công suất trong phòng học. Cho phép tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ, huấn luyện dự bị động viên, dân quân tự vệ nhưng phải chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch.

Thừa Thiên Huế đã qua 28 ngày chưa có ca mắc mới

Hoạt động vận tải hành khách nội tỉnh được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải.

Tiếp tục tạm dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết. Trường hợp thực sự cấp thiết phải tổ chức, người đứng đầu đơn vị, địa phương quyết định nhưng phải đảm bảo đầy đủ các quy định phòng, chống dịch, thực hiện giãn cách tối thiểu 1 mét và tối đa không quá 50% chỗ ngồi trong hội trường, phòng họp.

Tạm dừng hoạt động đối với các nhà hàng, quán ăn, điểm bán hàng đặc sản lưu niệm dọc tuyến QL 1A (Hầm Hải Vân - Cầu vượt Thuỷ Phù tại Km 842 - đường tránh Huế - vòng xuyến vào phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà - địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị).

Tạm dừng các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, xông hơi, cơ sở thẩm mỹ/spa, game online, rạp chiếu phim, pub beer; hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; các giải thi đấu thể thao; hoạt động tắm biển...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế, thêm quyền lợi cho người bệnh
    Bộ Y tế cho biết, thuốc là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng chi lớn nhất trong tổng chi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chi phí để điều trị bệnh hiếm, trong đó tiền mua thuốc hiếm rất tốn kém. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với một số nhóm thuốc đặc thù.
  • Ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo giai đoạn 2021 -2025
    Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn.
  • Đà Nẵng: Có lợi thế rất lớn để phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Ngày 29/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – SURF 2023 với chủ đề “Khát vọng sông Hàn - Khơi nguồn sáng tạo” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo"
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Gắn xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong năm 2023, với mục tiêu tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hà Nam khởi sắc nhờ nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Hà Nam đã có sự thay đổi toàn diện, cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
  • Công an tỉnh Hà Nam tổ chức đêm hội trăng rằm cho thiếu nhi
    Tối 28/9, tại Nhà thi đấu Thể dục, Thể thao tỉnh Hà Nam - phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” với thông điệp “Gắn kết và lan tỏa yêu thương” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi và con em cán bộ, chiến sỹ cùng hàng ngàn cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh.
  • Phú Thọ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh
    (TN&MT) - Ngày 28/9, UBND tỉnh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh năm 2023.
  • Yên Bái: Hiệu quả từ chính sách cho vay nhà ở xã hội
    (TN&MT) – Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay nhà ở xã hội, giúp nhiều cán bộ và người dân có thu nhập thấp có nhà ở, yên tâm làm việc.
  • Bắc Kạn: Ưu tiên nguồn lực nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Bắc Kạn có gần 314.000 người, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 88%. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang giúp thay đổi cơ bản điều kiện hạ tầng nông thôn miền núi, từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc của tỉnh.
  • Quảng Ninh: Đồn Biên phòng đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu
    (TN&MT) - Đồn biên phòng Đảo Trần, BĐBP tỉnh Quảng Ninh vừa cứu nạn thành công 3 ngư dân bị đắm tàu trên vùng biển huyện đảo Cô Tô.
  • Hàm Thuận Nam (Bình Thuận): Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân địa phương, công tác giảm nghèo của huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, từ đó đã góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
  • Sơn La: Sạt lở đất bất ngờ làm 3 người mất tích
    (TN&MT) - Mưa lũ kéo dài trong 2 ngày 27-28/9 trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản nhân dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO