Thừa Thiên – Huế: Thiếu đất nền, nhiều dự án giao thông “gặp khó”

Văn Dinh | 28/03/2022, 09:47

Một số dự án giao thông lớn tại Thừa Thiên – Huế hiện nay đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ, nguyên nhân là đất san lấp thiếu.

“Bài toán” đất nền

Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn đi qua Thừa Thiên - Huế là một trong những dự án lớn và quan trọng của quốc gia. Theo đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, ngay sau Tết, các nhà thầu đã ra quân đồng loạt thi công dự án, tăng tốc về đích vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, thiếu nguồn đất nền nên việc điều phối nguồn đất giữa các gói thầu trên tuyến khó khăn, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ.

Hiện nay tại gói thầu 5 và 6 của dự án đang thi công tuyến chiều dài hơn 16km đi qua địa bàn xã Phong Sơn, Phong Xuân (huyện Phong Điền) thiếu nguồn đất để đắp nền đường khoảng 370.000m3.

z2100775049326_96573e370612d00d4fd9e218bdbe3325.jpg

Thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Các chủ thầu thi công ở đây chia sẻ, theo hồ sơ kỹ thuật, nguồn đất san lấp phục vụ thi công 2 gói thầu trên được lấy từ các mỏ ở huyện Phong Điền. Tuy nhiên đến nay tại mỏ Hiền Sỹ (xã Phong Sơn) đã hết hạn khai thác và mỏ Động Đá (xã Phong Thu, huyện Phong Điền) vẫn chưa hoàn thành thủ tục cấp phép khai thác.

“Hiện nhà thầu phải đi mua đất trên thị trường để thi công một số đoạn, nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế vì khối lượng đất rất hạn chế, cự ly vận chuyển lại xa nên sẽ không đảm bảo phương án tài chính ban đầu” - đại diện nhà thầu chia sẻ.

Trong khi đó, dự án đường cứu hộ, cứu nạn (CNHN) Phong Điền - Điền Lộc dài 16,5 km, có điểm đầu nối với QL1A (thị trấn Phong Điền) và điểm cuối đến biển Điền Lộc (Phong Điền) khởi công từ năm 2018 nhưng đến nay chỉ đạt gần 40% khối lượng công việc. Năm 2022, dự án này được bố trí 94 tỷ đồng để hoàn thành, nhưng hiện nay tiến độ thi công đoạn cuối từ Tỉnh lộ 4 đến Quốc lộ 49B dài hơn 3km đi qua địa bàn xã Điền Lộc rất chậm. Đoạn này phải thi công phần lớn ở trên nền đất ruộng và cần khối lượng đất và cát san lấp ước tính hơn 250.000 m3 nhưng nguồn cung đang thiếu.

Đại diện Công ty CP Thành Đạt thi công phần cuối của dự án cho biết, hiện nay việc mua được đất san lấp rất khó khăn vì ở các mỏ rất khan hiếm, đơn vị phải loay hoay đi tìm...

z3287584967595_85500f99a93735240bc5613b71a2fe00.jpg

Thi công dự án đường Phú Mỹ - Thuận An

Còn với dự án đường Phú Mỹ - Thuận An có chiều dài gần 4,2 km, tại gói thầu 16 của dự án xây dựng tuyến dài gần 3 km và đang cần hơn 200.000 m3 nhưng đơn vị vẫn chưa tìm được nguồn đất. Trong trường hợp không thể tìm được nguồn đất san lấp, nguy cơ gói thầu này sẽ ngưng trệ, ảnh hưởng chung đến tiến độ thi công toàn dự án.

Gấp rút các phương án

Ông Tạ Gia Minh Hưng, Trưởng phòng Điều hành dự án 2, Ban Quản lý đường Hồ Chí Minh (chủ đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn) cho biết, để thi công các gói thầu trên tuyến cao tốc đi qua địa bàn Thừa Thiên - Huế có tổng khối lượng đào, đắp đất rất lớn. Cao tốc có nhu cầu đất đắp lấy từ mỏ đất khoảng 1,99 triệu m3. Hiện đã có 5 mỏ, trong đó có 3 mỏ trên địa bàn tỉnh được cấp phép, đủ điều kiện khai thác với tổng trữ lượng khoảng 1,6 triệu m3.

Dự kiến, sẽ còn thiếu khoảng 0,37 triệu m3, gồm gói thầu 5 thiếu 0,2 triệu m3 sẽ lấy từ mỏ Động Đá (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền), UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phê duyệt trữ lượng, dự kiến cuối tháng 3/2022 sẽ đưa vào khai thác và gói thầu 6 thiếu 0,17 triệu m3, sẽ lấy từ mỏ Hiền Sỹ (Phong Sơn), UBND tỉnh cũng đã phê duyệt bổ sung diện tích, dự kiến tháng 4/2022 sẽ đưa vào khai thác.

“Chúng tôi mong các sở, ngành chức năng địa phương quan tâm tháo gỡ vướng mắc (nếu có) để các mỏ sớm hoạt động, cung ứng vật liệu đảm bảo khối lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu theo tiến độ chung của cao tốc qua địa bàn tỉnh”, ông Hưng nói.

modatpl-1.jpg

Các mỏ đất hiện nay ở Thừa Thiên – Huế đang được khai thác hết công suất

Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên – Huế cho rằng, theo tính toán khối lượng đất, cát cần để đắp nền các dự án hiện nay đơn vị làm chủ đầu tư thực hiện trong năm nay còn thiếu khoảng hơn 500.000 m3; trong đó chưa kể Dự án đường ven biển và cầu qua cửa biển Thuận An chuẩn bị khởi công theo tính toán cũng cần khoảng 400.000 m3. Nhu cầu cần đất đắp nền khá lớn trong khi đó nguồn cung từ các mỏ rất khan hiếm, nguy cơ dẫn đến làm chậm tiến độ các dự án rất cao. Đơn vị đã kiến nghị UBND tỉnh và sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ cấp phép các mỏ để tăng nguồn cung đất san lấp cho các công trình giao thông.

Cách đây ít ngày, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng vừa ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền UBND tỉnh năm 2022, với 11 khu vực, trong đó có 9 khu vực mỏ đất làm vật liệu san lấp.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Đại Lân, Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên - Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế cho rằng, theo các quyết định tỉnh đã phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, trữ lượng đất san lấp có khả năng chủ động cung cấp. Với trữ lượng các khu vực lựa chọn và khu vực đấu giá, nguồn đất làm vật liệu san lấp sẽ đi vào ổn định.

“Trường hợp các dự án phát sinh mới có nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp thì chủ đầu tư dự án phải cung cấp thông tin trong giai đoạn nghiên cứu, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án về nhu cầu đất san lấp gửi UBND tỉnh, Sở TN&MT để có cơ sở phân bổ hoặc quy hoạch bổ sung...”, ông Lân chia sẻ.

Bài liên quan
  • Thừa Thiên – Huế: Dự án BOT “không chịu” giảm phí, xe ùn ứ khi đi qua hầm
    Dù Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu chủ dự án BOT hầm Phước Tượng - Phú Gia (đoạn qua tỉnh Thừa Thiên – Huế) trừ phí đối với phương tiện không đi qua hầm, thế nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả vẫn không thực hiện. Những ngày qua, lượng xe cộ đi qua hầm Phước Tượng ùn ứ, gây ách tắc giao thông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • “Mục sở thị” dự án trăm tỷ thi công ì ạch ở Quảng Trị
    Chỉ còn vài tháng nữa là gói thầu xây lắp dự án đường Hùng Vương kết nối hành lang kinh tế Đông Tây và Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị (dự án đường Hùng Vương) sẽ hết thời gian thực hiện hợp đồng xây lắp, thế nhưng đến hiện tại thì dự án thi công “chậm như rùa”, khó hoàn thành đúng tiến độ.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
    (TN&MT) - Chiều 29/3, tại Hà Nội, Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp để giải quyết một số nội dung khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực quản lý và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Huỳnh Minh Tuấn chủ trì buổi làm việc.
  • Tiết kiệm nước: Thay đổi nhỏ cho hiệu quả lớn
    (TN&MT) - Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người và hệ sinh thái tự nhiên. Nhất là khi dân số ngày càng tăng nhanh, kéo theo tài nguyên nước càng cạn kiệt và ô nhiễm với tốc độ nhanh hơn. Dù chưa tìm được “đường tắt” để ngăn chặn tình trạng này, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hành động bảo vệ nguồn nước sạch bằng những thay đổi rất nhỏ trong việc dùng nước hàng ngày.
  • Gỡ vướng trong triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng đồng bào DTTS&MN
    (TN&MT) – Những năm qua, Sơn La đã đẩy mạnh rà soát, bố trí quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất, góp phần từng bước nâng cao chất lượng sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Dương – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Đất đai phải đồng bộ, thống nhất với các luật, lĩnh vực chuyên ngành
    Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 28/3.
  • Làm rõ nguyên tắc, yêu cầu để tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản đi kèm
    (TN&MT) - Sáng 28/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam báo cáo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên về việc triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Ninh Bình: Chậm thu hồi, đền bù để GPMB dự án xây dựng tuyến đường Đông - Tây
    (TN&MT) - Đến cuối năm 2023, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông – Tây (giai đoạn I) dự kiến thông xe kỹ thuật, nhưng đến nay công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn huyện Nho Quan rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một phần là bởi công tác kê khai, kiểm đếm chậm dẫn đến chưa xong phân loại các loại đất để đền bù, trong khi loại đất ở và tài sản trên đất có quy trình, thủ tục để thu hồi dài hơn đất nông nghiệp…
  • Phù Yên (Sơn La): Đưa 71 thửa đất ra đấu giá tạo nguồn thu ngân sách
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa phê đuyệt danh sách 71 thửa đất ở tại 2 Khu đô thị sẽ đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất lần 1 năm 2023 trong tháng 4/2023.
  • Nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp: Cần có các quy định đồng bộ tại 3 Dự thảo Luật
    (TN&MT) - Nhiều ý kiến đánh giá quy định về nhà ở xã hội (NƠXH) trong các Dự thảo Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) có liên quan chặt chẽ với nhau và tác động rất lớn đến thị trường BĐS, NƠXH.
  • Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận theo nhu cầu tại Bến Tre: Hơn 96% người sử dụng đất hài lòng
    (TN&MT) - Sau gần 5 tháng triển khai thực hiện, Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất (SDĐ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự an tâm, tin tưởng hơn trong việc thực hiện giao dịch đất đai, rút ngắn thời gian đi lại nhiều lần so với trước đây.
  • Thanh Hóa quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Nâng chất lượng thẩm định hồ sơ cấp phép
    (TN&MT) - Là một tỉnh đang trên đà phát triển, công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước luôn được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo sát sao để tránh lãng phí tài nguyên nước, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, vi phạm Luật Tài nguyên nước góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững.
  • Văn phòng ĐKĐĐ Vĩnh Phúc: Lấy chỉ số hài lòng của dân làm thước đo thay đổi
    Điều chỉnh hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), 100% cán bộ, nhân viên tuân thủ đạo đức công vụ, văn minh công sở, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp - đây là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, là bước thay đổi ngoạn mục đo bằng chỉ số hài lòng của dân đang hiện hữu tại Vĩnh Phúc.
  • Quảng Nam: Thống nhất sử dụng cát nạo vét sông Cổ Cò để đắp đập trên sông Vĩnh Điện
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 1686/UBND-KTN về việc sử dụng nguồn vật liệu cát đã được nạo vét từ dự án Nạo vét sông Cổ Cò để thi công công trình Đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện năm 2023.
  • Nước đã ngọt trên những cánh đồng nhiễm mặn
    (TN&MT) - Về Bến Tre, đi trên những cánh đồng các huyện ven biển những ngày qua đã thấy, không khí thu hoạch vụ lúa Đông Xuân diễn ra rất rộn ràng. Nước đã mang ấm no trên quê hương Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri... những địa danh mà mới chỉ năm 2020, hạn mặn lịch sử hoành hành khốc liệt, làm thiệt hại gần như toàn bộ diện tích cây lúa, ảnh hưởng nặng nề đến các loại vật nuôi cây trồng, tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất của người dân. Những năm trước, cái nghèo vẫn còn quẩn quanh đeo bám…
  • Quỳnh Nhai (Sơn La): Trái ngọt sườn đồi phủ màu no ấm
    (TN&MT) - Quỳnh Nhai – mảnh đất hiền hòa bên dòng sông Đà hùng vĩ, mang đậm nét đẹp văn hóa vùng sông nước Tây Bắc. Song với địa hình đất dốc, người dân nơi đây đã không quản ngày đêm, nghiên cứu giống cây trồng để phủ xanh những sườn đồi bạc màu vì ngô sắn ngày nào. Hôm nay đây, những vựa cây trái mơn mởn, reo vui trong gió, bao phủ, ấp ôm bản làng của đồng bào Thái, Mông, Kháng, La Ha… gọi sự no ấm, bình yên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO