Thừa Thiên - Huế: Thích ứng, phục hồi ngành du lịch trong dịch Covid- 19

Văn Dinh | 22/10/2021, 14:22

(TN&MT) - Đại dịch Covid- 19 đã khiến ngành du lịch điêu đứng, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang lên kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới.

Phương án phục hồi ngành du lịch

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được kiểm soát tốt, nhiều khu vực đã trở về trạng thái bình thường mới. Đây là điều kiện thuận lợi để Huế mở cửa đón khách du lịch, phục hồi lại các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Các điểm di tích đang vắng khách du lịch do COVID - 19

Theo dự thảo kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, tỉnh Thừa Thiên - Huế ưu tiên cho khôi phục du lịch nghỉ dưỡng, sử dụng các khu phức hợp, khu du lịch ven biển có tính biệt lập, cách xa khu dân cư để đón khách du lịch nội địa để tiến hành phương án khai thác khách du lịch nội tỉnh, nội địa. Trong đó, tập trung ưu tiên đối tượng này, đẩy mạnh triển khai từ tháng 11/2021 (tùy theo tình hình dịch bệnh để triển khai cụ thể).

Điều kiện đối với khách nội tỉnh là thực hiện nghiêm thông điệp “5K”. Có thẻ kiểm soát dịch bệnh để quét mã QR trên thẻ tại tất cả các điểm đến. 100% các cơ sở dịch vụ du lịch cung ứng, phục vụ và đã được kiểm tra, thẩm định về việc đáp ứng an toàn trong hoạt động du lịch theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế trong tình hình mới; toàn bộ nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành được tiêm 2 mũi vắc xin.

Điều kiện đối với khách nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú và làm việc ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch từ 18 tuổi trở lên phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19). Khách du lịch dưới 18 tuổi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi tham gia chương trình du lịch.

Đo thân nhiệt... cho du khách khi đến tham quan các điểm du lịch ở Huế

Đối với đón khách du lịch quốc tế, từ tháng 12/2021 trở đi, thực hiện phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vắc xin bằng các chuyến bay thuê bao (charter) đến Thừa Thiên - Huế sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép...

Thí điểm đón khách du lịch quốc tế thực hiện tại các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch khép kín, thực hiện theo 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (dự kiến từ tháng 12/2021): đón khách du lịch quốc tế đến khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô và một số resort, điểm dịch vụ khép kín khác.

Giai đoạn 2, rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 đón thí điểm, nếu triển khai thành công sẽ tiếp tục đề xuất các thị trường có tiềm năng, có độ an toàn cao về phòng, chống dịch bệnh, các thị trường đã kiểm soát tốt dịch bệnh, có thỏa thuận song phương giữa hai nước thông qua chương trình du lịch trọn gói do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức tại một số khu vực như: Đông Bắc Á, ASEAN, châu Âu, châu Úc, Newzealand, Hoa Kỳ…

Điều chỉnh để thích ứng, phục hồi

Mới đây, tại cuộc họp về kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch, đại diện các công ty du lịch, cơ sở lưu trú và các sở, ban ngành đã tiến hành thảo luận để trao đổi, giải đáp các vướng mắc và giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào các nội dung như: Xây dựng cơ chế đón khách du lịch đến từ các địa phương không có dịch; Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thành tiêm vắc xin cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, người lao động trong ngành du lịch - dịch vụ để đảm bảo thực hiện cơ chế “hộ chiếu vắc-xin”, “thẻ xanh” trong thời gian tới; xây dựng bản đồ điểm đến an toàn…

Nhiều giải pháp phục hồi du lịch đang được Thừa Thiên - Huế triển khai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã rất nỗ lực trong việc kiểm soát dịch bệnh để tạo nền tảng, cơ sở vững chắc làm tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong các doanh nghiệp du lịch cùng chung tay với tỉnh trong phát triển du lịch, điều chỉnh sang trạng thái bình thường mới để khôi phục lại ngành du lịch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, tỉnh Thừa Thiên – Huế là một điểm đến an toàn, nhưng tình hình diễn biến dịch bệnh vẫn diễn ra khá phức tạp, trong đó, tỉnh đã ghi nhận các ca F0 trong những công dân trở về địa phương, đặc biệt có những công dân đã tiêm 2 mũi vacxin. Tuy nhiên, các đơn vị không cần lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. Các đơn vị phải có những tiếp cận mới, điều chỉnh để phục hồi, phát triển dựa trên sự chuẩn bị chu đáo, giải pháp tốt nhất để có đầy đủ điều kiện phòng dịch.

Chia sẻ về quan điểm phòng dịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, khi các công dân - du khách về cơ sở lưu trú thì phải thực hiện tầm soát. Đây không phải là điều để gây khó khăn cho du khách, mà chính là đảm bảo an toàn phòng dịch cho chính du khách, cho cơ sở lưu trú và cho chính người dân địa phương; hạn chế, không để dịch lây lan diện rộng. Nếu làm tốt công tác này nói riêng và công tác phòng dịch nói chung, chính các doanh nghiệp, công ty du lịch, cơ sở lưu trú là đối tượng được hưởng lợi nhất, tạo nền tảng cho việc phục hồi, phát triển ổn định và không bị vỡ trận khi có tình huống xảy ra.

Với tinh thần nhanh, nhưng không vội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Du lịch chủ trì rà soát lại tất cả các điều kiện liên quan, như sản phẩm, nhân lực, lưu trú, lữ hành, điểm đến, điều kiện phòng chống dịch… để xây dựng phương án khởi động tốt nhất. Sở Du lịch phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông hình thành quy trình phòng chống dịch đầy đủ, thống nhất để hướng dẫn cho doanh nghiệp triển khai phương án phòng chống dịch trong tình hình mới. Nhưng lưu ý doanh nghiệp sẽ có cập nhật liên tục vì theo diễn biến dịch bệnh. Ngành du lịch cũng cần có kế hoạch truyền thông, thông điệp tuyên truyền cho du lịch Huế, nhấn mạnh an toàn để khai thác du lịch.

Bài liên quan
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển ngành du lịch tỉnh thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Đây là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, phù hợp với yêu cầu, định hướng của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp ở miền núi Quảng Ngãi
    Tận dụng lợi thế về đất đai và sản vật địa phương, nhiều thanh niên ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã “dám nghĩ, dám làm” phát triển kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh, mang lại thu nhập cho bản thân và người dân địa phương.
  • Thoát nghèo nhờ cây quế
    (TN&MT) - Hơn 20 năm về trước, cây quế bén duyên với người dân Tràng Định (Lạng Sơn). Từ mục đích ban đầu chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giờ đây, quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên xóa nghèo.
  • Phú Thọ: Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tập trung
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực và đã đạt được kết quả quan trọng, trong đó quy mô tổng đàn vật nuôi chủ lực phát triển khá.
  • Lan tỏa Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi
    (TN&MT)- Thời gian qua, phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động được nhiều nguồn lực, phát huy được tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo nên Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” với nhiều kết quả tốt đẹp.
  • Người TNG Holdings Vietnam mang “Giọt Thương” gửi vào ngân hàng máu
    (TN&MT) - Ngày 20/9, hàng trăm người TNG và cán bộ nhân viên một số công ty tại tòa nhà TNR Tower đã nô nức tham dự ngày hội “Giọt Thương”, chung tay đóng góp vào ngân hàng máu. Chương trình do TNG Holdings Vietnam phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức.
  • Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
  • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
  • Tích cực xây dựng "Trường học không khói thuốc"
    (TN&MT) - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành quyết định số 3459/QĐ-TĐHHN ngày 12/9/2023 về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm thực hiện xây dựng môi trường làm việc trong lành, văn minh theo hướng “Trường học không khói thuốc”.
  • Hậu Giang: Xây dựng 1.400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ dân khó khăn
    (TN&MT) - Chiều 20/9, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động chương trình xây dựng 1.400 căn nhà "Đại đoàn kết" cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
  • Lễ hội Trà Shan tuyết Suối Giàng (Yên Bái) có gì đặc sắc?
    (TN&MT) - Từ ngày 22-28/9, tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) sẽ diễn ra Lễ hội Trà Shan Tuyết. Đây lần đầu tiên lễ hội được tổ chức nhằm hưởng ứng chuỗi các sự kiện văn hoá, du lịch của tỉnh Yên Bái sẽ diễn ra vào cuối tháng 9.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO