Thừa Thiên - Huế: Thanh niên, phụ nữ vùng cao bảo vệ môi trường

Văn Dinh | 30/03/2021, 15:23

(TN&MT) - Tại các huyện miền núi Nam Đông và A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), nhiều hoạt động ý nghĩa của thanh niên đã góp phần vào phong trào chống rác thải nhựa trên địa bàn.

Phong trào chống rác thải nhựa tại Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua đã lan tỏa khắp mọi miền, từ thành thị đến miền núi, từ già đến trẻ... trong đó nổi bật là phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”.

Hưởng ứng hoạt động các phong trào, huyện A Lưới đã thành lập đội hình thanh niên tình nguyện. Thế hệ trẻ này đã thực hiện vệ sinh môi trường, xóa các điểm đen về rác thải, tập kết, xử lý hàng tấn rác thải; tuyên truyền và chống rác thải nhựa tại tất cả các điểm chợ, cửa hàng bán lẻ của huyện, tổng dọn vệ sinh tuyến đường Hồ Chí Minh, phát quang, dọn dẹp các đường giao thông, kênh mương, nội đồng, chỉnh trang hàng rào xanh; xây dựng các tuyến đường “sáng - xanh - sạch - đẹp”, làm vệ sinh tại trục đường liên thôn, cơ quan đơn vị... với sự tham gia của đông đảo đoàn viên thanh niên trên địa bàn.

Thanh niên A Lưới xây dựng các tuyến đường hoa

Không chỉ dừng lại ở hoạt động tổng dọn vệ sinh, các thanh niên đã triển khai các mô hình cộng đồng, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, góp phần hình thành ý thức, thái độ tốt, hành động thân thiện với môi trường của cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh...

Chủ tịch UBND huyện A Lưới - Nguyễn Mạnh Hùng thông tin, rất nhiều mô hình mới, hiệu quả, tạo hiệu ứng trong việc cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn đã được các tầng lớp hưởng ứng, trong đó đoàn viên thanh niên là lực lượng tham gia rất tích cực.

“Hàng tuần, đoàn viên thanh niên hăng say làm cỏ, quét dọn, đào đất, trồng hoa, thu gom rác, làm hàng rào... Chẳng mấy chốc, các tuyến đường ở huyện sạch đẹp hẳn. Môi trường vùng cao ngày càng trong lành, tinh thần của thế hệ thanh niên đã tạo luồng gió mới, ý thức mới trong cộng đồng. Ngoài ra, hàng tháng và hàng quý, Huyện đoàn A Lưới cũng đã tổ chức các lớp tập huấn cho đoàn viên thanh niên, qua đó phổ biến, nâng cao kiến thức về công tác bảo vệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, đặc biệt là rác thải nhựa...”, ông Hùng nói.

 

Trong khi đó tại huyện Nam Đông, nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường sống ngày càng xanh, sạch, đẹp và hạn chế rác thải nhựa, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Hương Phú đã triển khai thực hiện “Biến rác thành tiền” gắn với các mô hình “Xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”. Phong trào đã thu hút đông đảo hội viên tham gia, trong đó có nhiều mô hình, cách làm hay sáng tạo được chị em hội viên đồng tình ủng hộ.

Hội LHPN xã Hương Phú vừa hoàn thành công trình “Đường hoa từ lốp xe”. Từ những chiếc lốp xe ô tô đã qua sử dụng, Hội LHPN và Đoàn Thanh niên xã đã tạo nên những chiếc bình hoa đẹp mắt. Công trình hoàn thành đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân. Việc xây dựng mô hình theo hình thức này không còn mới lạ, nhưng sự sáng tạo, sức trẻ của các hội viên phụ nữ và đoàn viên, thanh niên đã đem lại một công trình ý nghĩa, góp phần làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.

Dọn rác hàng tuần, góp phần bảo vệ môi trường và chống rác thải nhựa

Chị Nguyễn Văn Ly Na - Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Phú cho biết, các mô hình “Biến rác thải thành tiền” hay “Xây dựng con đường hoa” của đơn vị là hoạt động vừa mang tính nhân văn sâu sắc, vừa góp phần làm sạch đẹp môi trường, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

“Hội LHPN xã sẽ phối hợp với Đoàn thanh niên xã nhân rộng các mô hình hay, ý nghĩa và có những cách làm mới, sáng tạo hơn như tổ chức tọa đàm, giao lưu giữa các Chi hội phụ nữ với đoàn viên thanh niên trong toàn xã để đưa mô hình ngày càng phát triển đi lên, lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng...”, chị Na chia sẻ.

Bài liên quan
  • Điện Biên: Mục tiêu "kép" cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Vài năm trở lại đây, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên đời sống được nâng lên nhờ chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Cũng từ chính sách này người dân giữ được rừng, nguồn nước ở vùng có rừng luôn dồi dào, phục vụ tốt cho đời sống sống sinh hoạt và đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Cũng chính từ rừng mà diện tích đất không bị hoang hóa, lớp mùn không bị bào mòn rửa trôi. Nên việc canh tác gieo trồng tại những vị trí nương thoải của bà con gặp

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Trạm Tấu (Yên Bái): Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
  • Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại lễ hội Điện Hòn Chén
    (TN&MT) - Những năm qua và đặc biệt là năm nay, tại lễ hội Điện Hòn Chén (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã không còn xuất hiện tình trạng xả rác hay đốt vàng mã xung quanh và xuống sông Hương từ các thuyền tham gia. Ý thức người dân đã được nâng cao, môi trường được đảm bảo.
  • TP. Cần Thơ: Giáo hội Phật giáo tích cực bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), góp phần xây dựng TP. Cần Thơ ngày càng xanh - sạch - đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với Thượng tọa. TS Lý Hùng, Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ.
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc Sơn La đón Tết Độc lập
    (TN&MT) - Hân hoan đón Tết Độc lập, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tạo nên những dấu ấn khó quên trong lòng du khách.
  • Nghệ An: Náo nhiệt phiên chợ vùng cao Tri lễ
    Sáng ngày 01/9/2023, phiên chợ người Mông đầu tiên tại huyện Quế Phong (Nghệ An) đã chính thức được mở phiên đầu tiên tại xã Tri Lễ, mục tiêu vừa kích cầu sự phát triển kinh tế, lưu giữa nét văn hóa đặc sắc lâu đời của người Mông và hướng tới phát triển du lịch cộng đồng.
  • Lào Cai: Linh thiêng Lễ hội đền Bảo Hà
    (TN&MT) - Ngày 1/9 (tức 17/7 âm lịch), UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Bảo Hà. Hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đến tham dự Lễ hội.
  • [Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh
    Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân đại lễ Vu lan
    (TN&MT) - Nhân dịp đại lễ Vu lan Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng và bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc mừng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tại Văn phòng I, chùa Quán Sứ, TP. Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO