Thừa Thiên Huế: Tập trung rà soát, hỗ trợ người dân xây dựng nhà chống chịu bão, lụt

Văn Dinh | 01/06/2020, 06:27

(TN&MT) - Được sự tài trợ của các tổ chức, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung triển khai xây dựng nhà chống chịu bão, lụt cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển. Việc có ngôi nhà kiên cố, vững chắc đã giúp người dần yên tâm chống chịu với bão, lụt…

Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ khí hậu xanh tài trợ không hoàn lại thông qua Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) gọi chung là Dự án GCF, được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 2 hợp phần: Hợp phần 1 về xây dựng nhà ở chống chịu bão, lụt và Hợp phần 3 về quản lý hệ thống thông tin rủi ro thiên tai.

Hợp phần xây nhà chống chịu bão, lụt cho các hộ dân nghèo, neo đơn tại tỉnh Thừa Thiên Huế với kinh phí hỗ trợ gần 70 triệu đồng bao gồm nguồn tài trợ của Dự án GCF là 1700 USD/hộ (khoảng 37.630.000 đồng/hộ); nguồn vốn đối ứng theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Chính phủ để thực hiện dự án, mỗi hộ từ 12.000.000 đến 16.000.000 đồng và vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội 15.000.000 đồng/hộ.

Bàn giao nhà chống bão lụt cho người dân Thừa Thiên Huế

Tính từ đầu dự án (năm 2018) cho đến thời điểm này, đã có 543/581 nhà triển khai xây dựng, trong đó 483 nhà đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng.

Theo kế hoạch phê duyệt của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2020 trên địa bàn sẽ triển khai xây dựng nhà cho 180 hộ. Hiện đã có 178/180 nhà khởi công, trong đó 118 nhà đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, 56 nhà đã hoàn thành phần móng và 4 nhà đang triển khai thi công phần móng.

Có được sự thành công trên, Ban quản lý dự án GCF đã thường xuyên tổ chức kiểm tra hiện trường để đôn đốc tiến độ thực hiện; tổ chức hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho lực lượng thợ xây và các hộ thụ hưởng để thực hiện đúng thiết kế. Bên cạnh đó là tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng tại một số địa phương; UBMTTQ Việt Nam xã, các Đoàn thể ở cơ sở, nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã động viên tinh thần, vận động đóng góp giúp đỡ các hộ nghèo trong việc xây dựng nhà ở chống chịu bão, lụt góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chung của dự án.

Nhiều hộ dân được hỗ trợ tỏ ra rất vui mừng vì có được nơi trú ẩn an toàn, nhất là mùa mưa bão khó lường. Bà Nguyễn Thị Don (87 tuổi, xã Điền Môn, huyện Phong Điền) chia sẻ bà là hộ già neo đơn, chỉ sống trong căn nhà xập xệ, dột nát.

“Ngày trước nhà tôi hễ mưa là dột. Cách đây 10 năm nhà nước hỗ trợ xây dựng cho gia đình căn nhà tình thương che mưa che nắng. Giờ lại nhận được hỗ trợ từ dự án xây dựng cho căn nhà khang trang, tránh bão, tránh lũ, tôi vui và biết ơn lắm”- bà Don nói.

“Tôi rất vui vì được hỗ trợ nhà như thế này, lâu nay ở một mình, sợ lắm nhất là mùa mưa bão, con cháu thì ở xa nữa. Cảm ơn nhà nước, cảm ơn mọi người...”, bà Nguyễn Thị Kính (71 tuổi, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) thổ lộ.

Việc có ngôi nhà kiên cố giúp dân yên tâm chống chọi với thời tiết khắc nghiệt

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnhThừa Thiên Huế - Nguyễn Văn Phương, việc biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đến tỉnh, vì vậy sự hỗ trợ của UNDP thông qua dự án GCF tại tỉnh Thừa Thiên Huế là rất thiết thực. Dự án đã góp phần hỗ trợ người dân rất lớn trong việc chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, nhất là hỗ trợ bà con nhân dân xây dựng nhà ở chống chịu bão, lụt...

Ông Phương ghi nhận những nỗ lực của các địa phương trong việc hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở, giúp người dân có nơi ở ổn định, phòng tránh những rủi ro do thiên tai gây ra.

Đối với các hộ dân gặp phải khó khăn khi triển khai thực hiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến tận nhà một số hộ xin rút khỏi dự án để trao đổi, động viên, tháo gỡ từng khó khăn; đồng thời khuyên người dân nên tranh thủ sự hỗ trợ của dự án và vận động người thân trong gia đình giúp đỡ để đầu tư xây dựng nhà ở đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão trong thời gian tới.

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế động viên người dân

Để tránh bỏ sót đối tượng, thay thế các hộ dân xin rút khỏi dự án, ông Phương đề nghị các địa phương cần sớm điều chỉnh danh sách các hộ thụ hưởng. Trước mắt, các huyện chủ động rà soát đối tượng hưởng lợi để bù vào số lượng thiếu hụt đảm bảo đúng yêu cầu của dự án theo phân bổ của UNDP cũng như tạo điều kiện cho các hộ khác tham gia dự án.

“Chính quyền địa phương phải linh động, tùy tình hình thực tế để động viên và có hướng hỗ trợ phù hợp, đồng thời kêu gọi thêm các nguồn hỗ trợ khác từ UBMTTQ Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ… để hỗ trợ người dân trong việc xây dựng nhà chống chịu bão, lụt. Ban quản lý Dự án GCF tiếp tục hoàn thành các kế hoạch đã đề ra. Sớm có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện trong năm 2021; phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà soát, bổ sung đúng đối tượng, hỗ trợ người dân xây dựng nhà chống chịu với bão, lụt, không để người nghèo thiệt thòi”, ông Phương nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Mưa lớn kết hợp triều cường, Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng
Chiều tối 1/10, Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện cơn mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước.
Đừng bỏ lỡ
  • Mưa lũ gây sạt lở nhiều tuyến đường tại Lào Cai
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ ngày 27 - 28/9/2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa đến mưa to. Mưa lũ đã gây thiệt hại nhà cửa, hoa màu và sạt lở làm ách tác một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  • Phòng chống thiên tai ở Thừa Thiên - Huế: Chủ động di dân khu vực miền núi
    (TN&MT) - Các phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là di dân vùng núi ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét... đã được chính quyền hai huyện A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) chủ động triển khai.
  • TP. Cần Thơ: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào phát triển KT - XH
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ xác định ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
  • Quảng Trị: Thiên tai làm 1 người chết, nhiều cơ sở vật chất bị hư hỏng
    Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, mưa lũ những ngày qua đã làm 1 người chết, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, nhiều đoạn đường giao thông bị hư hỏng.
  • Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất
    Ngày 27/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN gửi các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
  • Nghệ An: Nhiều địa phương vùng cao bị ngập lụt
    Do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn cũng đổ về rất nhanh nên trong đêm 26, sáng 27/9/2023, nhiều địa phương như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương… của tỉnh Nghệ An đã bị ngập lụt. Thiệt hại ước tính về tài sản là khá lớn, người dân và chính quyền đã phải thức trắng đêm để di dời đồ đạc, vật nuôi đến nơi an toàn.
  • Giải pháp giảm thiểu sạt lở đất đá dựa vào tự nhiên
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất đá, lũ quét đặc biệt tại khu vực miền núi Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO