Thừa Thiên - Huế: Sớm nâng cấp đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long

Bài, ảnh: Văn Dinh | 13/04/2022, 14:18

Sau nhiều năm sử dụng, hiện tại nhiều hạng mục của đập Thảo Long (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã hư hỏng. Cơ quan chức năng đang có phương án nâng cấp, sửa chữa để ngăn mặn, giữ ngọt này.

Xuống cấp

Đập Thảo Long (xã Phú Thanh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được Bộ NN&PTNT xây dựng năm 2001 và đưa vào vận hành sử dụng giữa năm 2006 với kinh phí hơn 150 tỷ đồng, sau đó 2 năm thì giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên – Huế quản lý, vận hành.

Công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5 m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5 m và một khoang âu thuyền; cầu giao thông được thiết kế có tải trọng thiết kế H30-XB80, mặt cầu rộng 10 m; cửa van llapê trục dưới bằng thép CT3, việc đóng mở cửa van được thực hiện bằng hệ thống xy lanh thủy lực...

z3245838113052_c7e3028b94dd564ce40855899ea0ebd3.jpg

Công trình đập Thảo Long

Từ khi đưa vào sử dụng, công trình đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc vụ ngăn mặn, giữ nguồn nước ngọt của sông Hương, phối hợp với hồ Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền ở thượng lưu đảm bảo cung cấp đủ nước cho các nhu cầu nông nghiệp, công nghiệp, môi trường sinh thái, dân sinh vùng đồng bằng sông Hương và cải thiện cảnh quan du lịch TP. Huế cũng như vùng đầm phá Tam Giang.

Hiện nay, nhiều hạng mục đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể, hệ thống thủy lực đóng mở các cửa van đã hư hỏng, hầu hết các cửa đóng mở rất chậm (thời gian đóng hoặc mở có cửa lên đến 30 phút thay vì dưới 10 phút như những năm đầu đưa vào vận hành). Các thiết bị cơ khí trên công trình đều bị thủng, ô xy hóa. Hầu hết các cửa cống có hiện tượng xói lở dưới cọc cự dầm đáy, đặc biệt tại cửa cống số 10, 15 bị xói lở bản đáy sâu từ 2-3 m, dòng chảy xuyên qua rất lớn ảnh hưởng đến công tác ngăn mặn, giữ ngọt và về lâu dài làm mất ổn định công trình.

Đặc biệt, công trình không được thiết kế cửa van dự phòng, do vậy trong trường hợp có sự cố hư hỏng cửa van xảy ra (không đóng hoặc mở cửa van được) sẽ gây ra hậu quả rất lớn.

Một số cửa nhiều lúc không vận hành đóng mở được để điều tiết nguồn nước, buộc đơn vị vận hành phải xử lý tạm thời bằng cách tháo dỡ hệ thống thủy lực của cửa khác (sau khi đã vận hành điều tiết) để thay thế nên rất nguy hiểm mất an toàn. Hệ thống trạm nguồn, bơm thủy lực và các cụm van phân áp hư hỏng xuống cấp, bơm không đủ áp lực để đóng mở cửa…

z3245837859619_467e285c727a6c3972f41c620cdb82d5.jpg

Nhiều hạng mục của đập đã hư hỏng

Ở khu vực nhà quản lý, một số hạng mục xuống cấp như mái lợp tôn rỉ rét, thủng nhọt nước; hệ trụ và dầm thép bung rỉ, bê tông rạng nứt; tường xung quanh thấm nước... Phần điện chiếu sáng trên cầu giao thông đã xuống cấp hư hỏng, dây điện chạm chập, đèn cao áp mục rỉ chao chóa hư hỏng nhiều cột đèn không sáng.

Nhiều người dân lo lắng, nếu không sớm triển khai sửa chữa, sẽ xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến nguồn nước canh tác nông nghiệp của bà con nhân dân.

“Đây là một công trình rất quan trọng, nếu không có biện pháp nâng cấp, sửa chữa kịp thời thì nguy cơ xâm nhập mặn sẽ khó tránh khỏi. Nếu nước mặn xâm nhập thì hàng nghìn hecta đất nông nghiệp trên địa bàn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn…”, một người dân chia sẻ.

Chuẩn bị nâng cấp

Theo ông Đỗ Văn Đính - Chủ tịch Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên– Huế, trước thực trạng nêu trên, đơn vị đã hết sức cố gắng khắc phục. Tuy nhiên, việc yêu cầu sửa chữa trong thời gian đến là hết sức cần thiết; khi công trình này hư hỏng thì hậu quả rất là lớn.

Từ năm 2015, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã có Báo cáo số 859/BC-CTTL về hiện trạng và kế hoạch sửa chữa công trình, trình các cấp có thẩm quyền và được sự quan tâm của UBND tỉnh. Năm 2016 HĐND tỉnh thống nhất chủ trương đầu tư dự án sửa chữa đập Thảo Long. Tuy nhiên hiện nay, dự án sửa chữa nâng cấp trong giai đoạn triển khai. Do vậy, việc đầu tư nguồn vốn cho công tác duy tu sửa chữa nhằm chống xuống cấp, đảm bảo công trình vận hành ổn định đáp ứng nhiệm vụ là hết sức cần thiết hiện nay.

z3245837811737_5b3f306c37b58edbc56c573d7ef2db7d.jpg

Công trình sẽ được sửa chữa

Mới đây, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án sửa chữa đập Thảo Long với nhiều hạng mục được nâng cấp, xây mới. Đây là Dự án thành phần thuộc Dự án “Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn hồ, đập chứa nước” với 38 dự án, có tổng mức đầu tư 1.470 tỷ đồng triển khai ở các tỉnh, đơn vị lập dự án đầu tư là Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 2, trong đó Dự án nâng cấp đập Thảo Long sẽ có tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng.

Dự án bao gồm các hạng mục xử lý chống thấm phía thượng lưu từ khoang số 8 đến khoang số 10, gia cố lòng dẫn hạ lưu cống nhằm đảm bảo an toàn. Xây dựng và lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc. Xây dựng hệ thống điện điều khiểm mới với thiết bị và công nghệ hiện đại. Sửa chữa nâng cấp nhà quản lý, hệ thống điện vận hành và điện chiếu sáng khu quản lý công trình. Ngoài ra, sẽ thay mới 1 cửa van khoang đập clape, cửa van âu thuyền và thiết bị đóng mở.

Hiện dự án đang tiến hành khảo sát thiết kế, tổ chức đấu thầu. Dự kiến sẽ khởi công trong năm 2022. Công trình được đầu tư nâng cấp sửa chữa với nhiệm vụ đảm bảo vận hành an toàn, phát huy được nhiệm vụ thiết kế cũng như nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao và thuận tiện cho công tác quản lý vận hành, nâng cao khả năng ứng cứu công trình khi có tình huống khẩn cấp...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Vinh (Nghệ An): Tất cả các mẫu nước sạch đều đạt yêu cầu
    Mới đây, vào ngày 06/9/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã có báo cáo về kết quả giám sát chất lượng nước sạch sử dụng vào mục đích sinh hoạt tại các nhà máy nước cung cấp cho thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Theo đó, tất cả 10/10 mẫu nước sạch đều đạt QCĐP 01:2021/NA.
  • Quảng Ngãi: Nhiều bất cập trong đầu tư công trình nước sạch
    Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đầu tư hàng trăm công trình nước sạch, mỗi công trình có kinh phí đầu ít nhất là 500 triệu đồng, thậm chí có những công trình hơn 10 tỷ đồng. Thế nhưng, vì nhiều lý do có hơn 90% các công trình cấp nước ở nông thôn không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí.
  • Mù Cang Chải (Yên Bái): Nhanh chóng khắc phục kênh mương thuỷ lợi sau mưa lũ
    (TN&MT) – Sau khi bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra vào đầu tháng 8/2023, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực phối hợp với các đơn vị tu sửa lại hệ thống kênh mương thuỷ lợi đảm bảo đủ nước cho bà con sản xuất vụ mùa.
  • Ninh Thuận: Thực hiện vận hành các hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2023
    (TN&MT) - Theo nhận định xu thế khí tượng thủy văn mùa mưa, bão, lũ năm 2023 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trên các lưu vực sông cả nước sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp, phạm vi ảnh hưởng do mưa bão rộng, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cảnh báo nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
  • Để những mạch nguồn chảy mãi
    Việt Nam được dệt thêu bởi 3.450 sông, suối - tạo nên sự đa dạng cảnh sắc, con người và văn hóa độc đáo. Thế nhưng, sông ngòi - những mạch sống của các hệ sinh thái đang bị đầu độc bởi con người. Ngày nay, khó có thể kiếm được con sông nào giữ được một vài nét nguyên sơ.
  • Lạng Sơn: Đưa nước sạch đến với người dân vùng khó khăn
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá đa dạng với hơn 270 hồ chứa, trên 970 đập dâng các loại, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn, góp phần tiết kiệm, giảm tỷ lệ thất thoát nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
  • Đà Nẵng và Quảng Nam thống nhất đề nghị thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
    Sáng 29/8, UBDN TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tổ chức Hội thảo ký kết các văn bản làm cơ sở tiếp tục thử nghiệm ban điều phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.
  • Phù Yên (Sơn La): Tăng cường quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 1284/UBND-TNMT, về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện.
  • Luật hóa quy định bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
    (TN&MT) - Để nâng cao vai trò của cơ quan quản lý tài nguyên nước trong việc thống nhất các hoạt động bảo vệ, quản lý tài nguyên lưu vực sông hiện nay, đồng thời tăng cường chức năng, tính hiệu lực, hiệu quả về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, phù hợp với yêu cầu thực tế, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung và luật hóa các quy định liên quan đến bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
  • Tìm giải pháp làm "sống lại" 4 con sông nội đô
    (TN&MT) - Chiều 22/8, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Làm “sống lại” 4 con sông nội đô: Tô Lịch – Kim Ngưu – Lừ - Sét”. TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và GS.TS Trần Đức Hạ, Ủy viên Ban thường vụ  Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm.
  • Kiến tạo quản lý bền vững tài nguyên nước: Đặt niềm tin vào thế hệ trẻ
    (TN&MT) - Diễn đàn các nhà khoa học trẻ vì tài nguyên nước bền vững 2023 (YP4W 2023) với chủ đề "An ninh nguồn nước và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại Việt Nam" vừa được UNESCO Việt Nam phối hợp với Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ NN&PTNT tổ chức tại tòa nhà Xanh Một Liên hợp quốc (Hà Nội).
  • Tạo hành lang pháp lý đồng bộ quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, đến nay, đã có khoảng hơn 24.000 công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước được quản lý từ Trung ương đến địa phương thông qua công cụ cấp phép.
  • Hương Khê- Hà Tĩnh: Bất ổn ở một Dự án cấp nước sạch
    Hứng nước mưa, sắm dụng cụ đi xin nước về dùng là cách mà hàng trăm hộ dân ở xã biên giới Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã làm nhiều năm nay để có nước đảm bảo vệ sinh sử dụng. Vậy nhưng, khi Dự án nhà máy cung cấp nước sạch được đầu tư xây dựng chính ngay trên địa bàn thì những người dân này lại không được đưa vào đối tượng phục vụ ?.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO