Thừa Thiên Huế: Rừng trồng gỗ lớn góp phần bảo vệ môi trường

Văn Dinh | 23/11/2020, 10:36

(TN&MT) - Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn (RGL) có chứng chỉ FSC không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 311.206 ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên 211.373 ha, rừng trồng 99.833 ha, song RGL mới chỉ khoảng 9.000 ha. Độ che phủ rừng toàn tỉnh đến nay khoảng 57,4%. Điều này cho thấy tiềm năng và lợi thế sản xuất, kinh doanh rừng trồng, đặc biệt là RGL gắn với chứng chỉ rừng bền vững FSC trên địa bàn tỉnh rất lớn.

Đến nay, Thừa Thiên Huế đã thành lập 19 hợp tác xã lâm nghiệp bền vững (HTXLNBV) với 393 hộ thành viên với khoảng 2.669,36 ha rừng tham gia chứng chỉ rừng bền vững FSC.

Rừng trồng gỗ lớn đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân Thừa Thiên Huế

Giám đốc HTXLNBV Hòa Lộc (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc) - Hồ Đa Thê nhận thấy, tiềm năng, lợi thế để sản xuất, kinh doanh (SXKD) rừng trồng, đặc biệt là RGL gắn với chứng chỉ rừng bền vững FSC trên địa bàn tỉnh rất lớn. Đây không chỉ là cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó bão lũ đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường.

HTXLNBV Hòa Lộc là đơn vị đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức sản xuất trồng RGL có chứng chỉ FSC. HTX đã đầu tư nhà xưởng, thiết bị máy móc chế biến gỗ, diện tích xây dựng 700m2 với giá trị 1,2 tỷ đồng. Ngoài vốn góp của thành viên 690 triệu đồng, HTX còn huy động vay của một số thành viên khoảng 2 tỷ đồng đầu tư hoạt động SXKD và dịch vụ. Doanh thu năm 2019 của HTX đạt 2,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 410 triệu đồng. Nguồn vốn từ lợi nhuận, các thành viên thống nhất bổ sung vào nguồn vốn đầu tư mở rộng SXKD.

Ông Hồ Đức Lăng, thành viên HTX Hòa Lộc cho biết, với 40 ha rừng trồng sản xuất, lúc còn trồng rừng gỗ dăm, khi đến thời kỳ thu hoạch, ông thường bị thương lái ép giá nên giá trị và hiệu quả kinh tế rừng trồng không cao. Sau khi trở thành thành viên của HTX Hòa Lộc, ông Lăng quyết định chuyển 40 ha rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, đã được cấp chứng chỉ FSC.

“Sau khi chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC với cây giống chất lượng cao và thân thiện môi trường, đến nay 40 ha rừng FSC của gia đình cho thu nhập từ 250 – 300 triệu đồng/ha. Điều quan trọng là không còn tình trạng lái buôn ép giá nhờ có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm”, ông Lăng chia sẻ.

Ông Võ Văn Dự - Chủ tịch Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh (FOSDA) đánh giá, trồng RGL, quản lý rừng bền vững góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học, duy trì các chức năng hệ sinh thái và tính toàn vẹn, ổn định hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu tác hại biến đổi khí hậu. Đồng thời, đảm bảo môi trường xanh, bồi bổ và bảo vệ đất đai, nguồn nước, lưu giữ các bon, hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (bìa trái) đánh giá cao các mô hình HTX lâm nghiệp bền vững ở Thừa Thiên Huế

Mục tiêu của tỉnh đến cuối năm 2020 xây dựng 16 ngàn ha RGL, tỷ lệ rừng được cấp chứng chỉ FSC, sử dụng giống lâm nghiệp thân thiện với môi trường với diện tích 9.000 ha. Trở ngại lớn trong quá trình thực hiện trồng RGL có thể thấy từ nhiều nguyên nhân, do chu kỳ thu hoạch dài (từ 7 năm trở lên) nên nhiều hộ không có khả năng tài chính duy trì; việc áp dụng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc RGL chưa đầy đủ làm hạn chế đến năng suất, chất lượng gỗ, rủi ro thiên tai...

“Một trong những xu hướng phát triển kinh tế rừng, quản lý đất lâm nghiệp bền vững, con đường tích tụ ruộng đất thích hợp để hình thành vùng nguyên liệu tập trung là hình thành các HTXLNBV theo chuỗi giá trị, mà các xã viên là các lâm hộ có quy mô sản xuất với mức hạn điền nhỏ. Việc đẩy mạnh thành lập HTXLNBV tại các địa phương, tiến đến hình thành liên hiệp các HTXLNBV là hướng đi tất yếu, phù hợp với xu thế hội nhập. FOSDA đang phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương triển khai các giải pháp đầu tư, hỗ trợ thành lập mới, tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXLNBV. Đồng thời, đầu tư sản xuất nguồn giống chất lượng, thân thiện với môi trường đáp ứng nhu cầu trồng RGL trên địa bàn tỉnh”, ông Dự nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • "Tấm thẻ xanh" để Đắk Nông bứt phá
    (TN&MT) - Chỉ còn hơn 3 tháng, Đắk Nông - địa phương trẻ nhất trong các tỉnh thành trực thuộc Trung ương trên cả nước sẽ đón tuổi 20 - mốc son quan trọng được ghi dấu bằng chặng đường bền bỉ xây giá trị. Những giá trị mang dấu ấn vùng đất, con người Đắk Nông đang được kỳ vọng sẽ tạo đà cho tuổi 20 bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
  • Đồng Nai: Yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại 250 trang trại
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7604/STNMT-CCBVMT gửi Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai về việc tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại các trại chăn nuôi chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp tại miền Trung
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp với Luật BVMT khu vực miền Trung”.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thời tiết ngày 22/9: Ngày nắng, mưa về chiều và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), thời tiết chủ đạo ở hầu hết các khu vực trên cả nước là có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Thủ đô Hà Nội không mưa, thời tiết ban ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
  • Ấn tượng kinh tế tuần hoàn qua ảnh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Tổ chức C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023. Tổng cộng có 9 tác phẩm đạt giải, thể hiện những góc nhìn mới lạ, nghệ thuật và đầy tính sáng tạo về chủ đề kinh tế tuần hoàn.
  • ESG - cánh cửa kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới
    (TN&MT) - ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) là bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của một công ty mà các nhà đầu tư và đối tác thương mại sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và tính bền vững của một doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư hoặc hợp tác thương mại.
  • Phát triển Hạ tầng Cây xanh - Mặt nước ở Huế
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đối tác địa phương thực hiện vào ngày 21/9.
  • Sơn La: Kiểm soát chặt hoạt động gây nuôi động vật hoang dã
    (TN&MT) - Đây là một trong những mục tiêu tỉnh Sơn La đề ra tại Kế hoạch 207/KH-UBND, thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
  • Đà Nẵng: Rác và bùn “bức tử” cống thu nước, hố ga
    Rác và bùn đất ngập trong cống thoát nước và hố ga khiến nước không thể thoát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập tại Đà Nẵng sau những cơn mưa lớn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO