Thừa Thiên - Huế: Quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công

Văn Dinh | 01/03/2023, 10:57

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Giải ngân đang đạt 9 % kế hoạch

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, năm 2023, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là 5.923,257 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách địa phương 3.218,266 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương 2.704,991 tỷ đồng.

Đến nay, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết và UBND tỉnh đã có Quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023. Cụ thể, đối với ngân sách trung ương, vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia là 367,041 tỷ đồng đã thực hiện thủ tục giao kế hoạch vốn cho các dự án; vốn nước ngoài ODA 683,95 tỷ đồng đã giao toàn bộ kế hoạch vốn cho các dự án chuyển tiếp.

299317135_375253424778250_6863542402404997054_n.jpg

Các dự án trọng điểm ở Thừa Thiên – Huế đang được triển khai

Đối với vốn ngân sách Trung ương vốn trong nước 1.654 tỷ đồng đã bố trí cho 18 dự án, gồm 3 dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong năm 2023, 7 dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2023 và 8 dự án khởi công mới trong năm 2023. Kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2023 là 3.218,266 tỷ đồng, đến nay, Thừa Thiên – Huế đã giao kế hoạch vốn năm 2023 là 2.803,266 tỷ đồng cho các dự án, phần còn lại là 250 tỷ đồng chưa giao thuộc nguồn bội chi ngân sách địa phương, dự kiến sẽ giao cho dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế sau khi dự án được ký hợp đồng vay lại với Bộ Tài chính.

Ngoài ra, trong tháng 1/2023, Thừa Thiên – Huế đã giao bổ sung 705,703 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2021 và năm 2022. Do đó, tổng nguồn lực đầu tư công năm 2023 của tỉnh là 6.628,96 tỷ đồng. Tính đến đến thời điểm cuối tháng 2/2023, Thừa Thiên – Huế đã giải ngân được 596,386 tỷ đồng, đạt 9,0 % kế hoạch.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có chỉ thị về đầu tư công năm 2023, trong đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi để giải ngân vốn của dự án ngay sau khi được giao kế hoạch vốn năm 2023. Không để sau khi giao kế hoạch vốn, các dự án mới bắt đầu triển khai các công việc. Tập trung giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư kịp thời, đúng quy định cho người dân, bảo đảm đúng pháp luật và hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân, đảm bảo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là các dự án trọng điểm của tỉnh.

330539611_3570411106503666_8480714944935442557_n.jpg

Thi công dự án cầu vượt bắc qua sông Hương

Chấn chỉnh những bất cập

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, năm 2023 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị. Nhằm thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các văn bản chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giải ngân đầu tư công để đảm bảo giải ngân hết 100% kế hoạch vốn năm 2023.

Tỉnh cũng ban hành kế hoạch giải ngân và phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện cho từng dự án ngay từ đầu năm; giám sát theo từng tháng. Tập trung giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường; tăng cường giao ban tiến độ, tần suất kiểm tra hiện trường để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập. Người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, phân công lãnh đạo đơn vị phụ trách từng dự án. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy nhanh công tác thẩm định, phê duyệt dự án, đảm bảo rút ngắn thời gian thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công.

302687002_387640636872862_3307184798328872970_n.jpg

Lãnh đạo Thừa Thiên – Huế kiểm tra tiến độ các dự án

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc chỉ rõ các mốc thời gian quy định là căn cứ cụ thể để các chủ đầu tư dự án đốc thúc theo sát, nhằm thực hiện đúng lộ trình đặt ra cho từng dự án. Cụ thể, với các dự án và gói thầu chuyển tiếp được bố trí kế hoạch vốn năm 2023, tỉnh yêu cầu đến ngày 30/6/2023 phải giải ngân trên 60% kế hoạch vốn năm 2023, đến 15/12/2023 phải giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2023. Đối với các dự án và gói thầu khởi công mới được bố trí kế hoạch vốn năm 2023, phải có số liệu giải ngân cho công tác xây lắp khi đến ngày 30/6/2023 và đến ngày 30/9/2023 phải giải ngân trên 70% kế hoạch vốn năm 2023, đến 31/12/2023 phải giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2023.

Các dự án đã được bố trí kế hoạch vốn năm 2023 (cả chuyển tiếp và khởi công mới) đến ngày 30/6/2023 chưa giải ngân cho công tác xây lắp theo quy định trên, UBND tỉnh sẽ xem xét dừng giải ngân và điều chuyển cho các dự án khác có khả năng thanh toán và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc chuyển vốn cho các dự án khác. Với các dự án hoàn ứng, các dự án đã quyết toán và các dự án hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2022 được bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, chủ đầu tư hoàn tất thủ tục hoàn ứng và thanh toán trước 31/3/2023. Sau thời điểm trên, UBND tỉnh dừng giải ngân và điều chuyển cho các dự án khác có khả năng thanh toán; chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc kéo dài thủ tục hoàn ứng và thanh toán, làm ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân chung của tỉnh.

“Lãnh đạo các đơn vị chủ đầu tư tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập; người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. Các chủ đầu tư đăng ký và cam kết tiến độ giải quyết từng dự án, báo cáo UBND tỉnh, phân công lãnh đạo theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị”, ông Phương nhấn mạnh.

Theo Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên - Huế, giai đoạn 2021 - 2025, các dự án công trình về giao thông, hạ tầng kỹ thuật dân cư, thương mại… trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đất làm vật liệu san lấp khoảng hơn 35 triệu m3. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 19 mỏ đất làm vật liệu san lấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu cho các dự án

Bài liên quan
  • Thừa Thiên – Huế: Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh
    Chưa nhập tTổ chức thi sát hạch chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, bồi dưỡng kiến thức về kinh doanh bất động sản, phát triển bền vững, ổn định thị trường bất động sản, đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung tỉnh, đó là những mục tiêu mà Hiệp hội Bất động sản tỉnh Thừa Thiên – Huế (HuRea) đặt ra trong năm 2023.óm tắt

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Hoàn thành Báo cáo thẩm định dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trước ngày 30/9
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành báo cáo thẩm định Dự án đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, trình Chính phủ trước ngày 30/9/2023.
  • Kỷ niệm 5 năm thành lập Ban TT&VHDN Petrovietnam (1/10/2018 - 1/10/2023): Lan tỏa giá trị văn hóa tạo thành sức mạnh
    Những năm qua, công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đạt được những thành quả hết sức tự hào. Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn (Ban TT&VHDN) là "cầu nối" góp phần khơi dậy, tuyên truyền và lan tỏa sâu sắc các giá trị văn hóa Petrovietnam đến từng cán bộ nhân viên - người lao động (CBNV-NLĐ). Từ đó tạo thêm niềm tin, tình yêu và động lực để người Dầu khí càng thêm quyết tâm cống hiến cho sự phát triển của ngành.
  • Có thể bạn chưa biết: Nước uống đóng chai cũng cần phải phân biệt!
    (TN&MT) - “Nước nào mà chẳng giống nhau” – Đây rất có thể là điều bạn đã từng nghĩ. Nhưng rồi bạn sẽ thay đổi quan điểm ngay sau khi biết các sự thật bên dưới!
  • Khám phá “bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ” tại Glory Heights
    Sở hữu tầm view hoàn hảo ôm trọn đại công viên Grand Park 36 ha và sông Đồng Nai xanh mát, Glory Heights hiện thực hóa giấc mơ về một không gian sống giao hòa với thiên nhiên.
  • PV GAS: Đồng hành với cộng đồng vì tương lai bền vững
    Trong 33 năm hình thành và phát triển, song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn, vì sự phát triển của cộng đồng xã hội. Trong hành trình bền bỉ, đồng lòng của tập thể lãnh đạo và người lao động, PV GAS đã kiến tạo những giá trị chân - thiện - mỹ được người dân và đất nước ghi nhận, góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh, thương hiệu PV GAS.
  • Thanh Hóa: Mường Lát còn khó thoát nghèo
    Xuất phát điểm là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, kinh tế chậm phát triển, song đến nay huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã nỗ lực thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo bằng nhiều mô hình, biện pháp mang tính đột phá, trên cơ sở phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của cán bộ và mỗi người dân, kết hợp với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và các địa phương.
  • Tham gia thị trường carbon giúp nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam
    (TN&MT) - Đó là nhận định của ông Lê Anh Hoàng, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển CODE, Giám đốc Công ty Tài chính Carbon Giant Bard tại Tọa đàm “Thị trường hồi phục và cơ hội mới với các doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra vào sáng 27/9 tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
  • BSR: Triển khai kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo IFRS
    Vừa qua , Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã có buổi làm việc cùng với Công ty Deloitte (doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán tài chính) để triển khai kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo IFRS.
  • Agribank cho doanh nghiệp vay ưu đãi đầu tư dự án 5 ngành trọng điểm năm 2023
    Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, Agribank dành 10.000 tỷ đồng tài trợ các Dự án đầu tư 5 ngành trọng điểm với lãi suất ưu đãi dành cho các khoản vay trung và dài hạn, áp dụng với khoản giải ngân kể từ ngày 20/9/2023 đến hết ngày 31/12/2023 (hoặc đến khi hết quy mô chương trình).
  • Petrovietnam: Chủ động nghiên cứu công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ các-bon
    Thu hồi và lưu trữ các-bon vào các mỏ dầu khí đã hết tuổi đời khai thác là một hướng đi quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hiện nay, các mỏ dầu khí đã hết hạn khai thác có tiềm năng lớn có thể lưu giữ khí thải CO2, cũng như tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Để tận dụng các mỏ dầu khí cạn kiệt cho mục tiêu lưu trữ CO2, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên đã và đang chủ động nghiên cứu công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ các-bon (CCS/CCUS).
  • PVOIL khai trương thêm nhiều cửa hàng xăng dầu
    Các đơn vị thành viên Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) vừa qua đã khai trương, đưa vào hoạt động thêm nhiều cửa hàng xăng dầu (CHXD) mới tại các địa phương, đưa tổng số CHXD của PVOIL trong hệ thống tăng lên hơn 730 CHXD.
  • Bình Định công khai loạt dự án khu đô thị chưa đủ điều kiện giao dịch
    Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa công khai danh sách các dự án khu dân cư, khu đô thị chưa đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh tính đến tháng 9/2023.
  • TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang
    (TN&MT) - Hưởng ứng lời kêu gọi vì người nghèo để không ai bị bỏ lại phía sau, TNG Holdings Vietnam vừa đóng góp hỗ trợ 5 tỷ đồng cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang để xây dựng 100 căn nhà Đại đoàn kết.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO