Thừa Thiên Huế: Quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường

05/12/2017 00:00

(TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định về Quy định quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2017.

Theo đó, đối tượng áp dụng, gồm: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXDTT khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thu hồi khoáng sản làm VLXDTT từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch...

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cải tạo mặt bằng theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quá trình lập phương án cải tạo trong diện tích cải tạo, xây dựng phát hiện có khối lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cần vận chuyển ra khỏi dự án; Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế vừa ban hành quy định quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường
Thừa Thiên Huế vừa ban hành quy định quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường

Nội dung quản lý, khai thác khoáng sản làm VLXDTT ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình gồm: Khai thác khoáng sản làm VLXDTT ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình; dự án nạo vét khơi thông luồng lạch, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền đối với đất nông nghiệp, đất vườn, đất sản xuất, đất ở đã được giao phải được cấp thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; phải tuân theo quy định tại văn bản chấp thuận của cấp thẩm quyền và các quy định của pháp luật có liên quan.

Việc khai thác khoáng sản làm VLXDTT ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ được tiến hành sau khi hoàn thành thủ tục thu hồi, giao đất theo quy định của Luật Đất đai.Trong quá trình khai thác khoáng sản làm VLXDTT ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình; san gạt mặt bằng, hạ cốt nền đối với đất nông nghiệp, đất vườn, đất sản xuất, đất ở đã được giao phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở liên quan.

Việc khai thác khoáng sản làm VLXDTT ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, cải tạo, hạ độ cao đất phải đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, nhằm bảo vệ, cải tạo làm tăng hiệu quả sử dụng đất;

Các hành vi bị cấm: Không được thực hiện việc cải tạo mặt bằng, khai thác khoáng sản trong những khu vực đã được khoanh định là khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; khu vực đã được quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; Khu vực dự trữ khoáng sản trên địa bàn tỉnh và khu vực đã được điều tra đánh giá có khoáng sản.

Lợi dụng việc cải tạo mặt bằng, khai thác đất san lấp để khai thác khoáng sản khác; gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực; ảnh hưởng đến các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; các công trình, địa điểm có giá trị văn hóa, lịch sử đã được UBND tỉnh đưa vào Quy hoạch khảo cổ và danh mục bảo vệ; các công trình liên quan đến an ninh - quốc phòng; nhà cửa vật kiến trúc của người dân…làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

Tiến hành hoạt động liên quan đến khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình nhưng chưa được cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép theo quy định.

Hành vi lợi dụng việc cải tạo mặt bằng, khai thác khoáng sản để hủy hoại đất, không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi được cấp giấy phép, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư.Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về việc khai thác khoáng sản...

Không được thực hiện việc cải tạo mặt bằng, khai thác khoáng sản trong những khu vực đã được khoanh định là khu vực cấm...
Không được thực hiện việc cải tạo mặt bằng, khai thác khoáng sản trong những khu vực đã được khoanh định là khu vực cấm...

Cũng theo Quyết định, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định: Hồ sơ đề nghị chấp thuận cho đăng ký, khai thác khoáng sản làm VLXDTT là tổ chức, cá nhân của các dự án, công trình xây dựng cần khai thác khoáng sản (trừ Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô) trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác khoáng sản làm VLXDTT ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; theo dõi kết quả thực hiện khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh (trừ Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô); tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quyết định này, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi bổ sung cho phù hợp...

Bài, ảnh: Văn Dinh

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên Huế: Quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO