Thừa Thiên – Huế: Nâng cao công tác tuyên truyền về biển, đảo

Sông Hương | 21/07/2022, 09:18

Để khơi dậy, nâng cao tinh thần yêu biển, đảo Tổ quốc, nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật về biển, đảo, đầm phá đã được các cơ quan, đơn vị ở Thừa Thiên - Huế triển khai, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng.

Theo Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế, nhiều năm gần đây luôn đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền về biển, đảo. Cụ thể thực hiện chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên biển, đảo và đầm phá. Hàng năm, Sở tổ chức từ 6 - 10 hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo; Luật Biển Việt Nam và công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, đảo và đầm phá cho đại diện các hợp tác xã, chủ các tàu thuyền, chi hội nghề cá, các tổ chức, đoàn thể và người dân tại các địa phương ven biển.

Phối hợp với các địa phương ven biển tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6) với nhiều nội dung thiết thực như mít tinh và phát động hưởng ứng các ngày lễ, tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom rác thải tại các khu vực bãi biển của tỉnh. Các hoạt động được thực hiện trên quy mô toàn tỉnh với nhiều nội dung thiết thực, huy động sự tham gia rộng rãi của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cộng đồng.

tuyentruyen-7.jpg

Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về biển, đảo cho học sinh

Ngoài ra, thường xuyên phối hợp Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi - Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế - tổ chức các hội thi như “Thanh niên với biển, đảo và đầm phá quê hương”, “Ngày hội Em yêu biển, đảo quê hương”, “Vẽ tranh biển, đảo trong mắt em” cho các đoàn viên thanh niên, và các em học sinh trên địa bàn các huyện có biển.

“Nhìn chung, công tác tuyên truyền về biển, đảo được Sở triển khai đúng trọng tâm, trọng điểm. Thông qua đó, nhận thức pháp luật về biển, đảo của các tổ chức, cá nhân của cộng đồng dân cư từng bước được nâng lên; giúp họ nắm bắt được các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành pháp luật để vận dụng vào cuộc sống, giúp hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật”, ông Lê Bá Phúc – Giám đốc Sở TN&MT Thừa Thiên - Huế nói.

Trong khi đó, sau mỗi chuyến đi biển về của ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An tổ chức nhiều buổi gặp mặt để tuyên truyền về tính pháp lý chủ quyền biển Đông của Việt Nam; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Ngư dân chăm chú nghe các báo cáo viên giải thích về tính pháp lý và những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam... Cùng với đó, các chủ trương, đối sách của Đảng, nhà nước ta trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo cũng được thông tin cho ngư dân nắm vững.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thừa - Thiên Huế cũng thường xuyên lắp đặt các tủ sách pháp luật cho các tàu đánh bắt xa bờ, gồm có rất nhiều quyển sách như “Bộ luật Hàng hải Việt Nam”, “Hỏi đáp pháp luật về biển”, tờ rơi biển, đảo Việt Nam… cho ngư dân đọc mỗi khi có thời gian rảnh rỗi. Trong những đầu sách cấp cho ngư dân có quyển từ phổ thông về tiếng Trung, tiếng Anh (Trung - Việt; Anh - Việt), để trong trường hợp tàu không may bị sóng gió đánh dạt vào vùng biển nước ngoài, ngư dân có thể giao tiếp bằng những câu phổ thông nhất. Việc cấp phát sách nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cho ngư dân về các vùng thuộc chủ quyền Việt Nam. Các văn bản pháp luật liên quan giúp ngư dân khi vươn khơi bám biển đánh bắt thủy hải sản không vi phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài.

z2672200443802_7605e69c6ebd6803a92ccfa88fef98c9.jpg

Lắp đặt các tủ sách pháp luật cho các tàu cá xa bờ

Để giúp ngư dân ra khơi an tâm làm ăn, cùng với mô hình “tổ tàu thuyền an toàn trên biển”, Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên - Huế còn sử dụng bộ đàm, thường xuyên kết nối thông tin liên lạc với ngư dân đánh bắt xa bờ để tiếp nhận, trao đổi thông tin giữa bờ và biển. Mỗi năm, biên phòng Thừa Thiên - Huế đã kịp thời hỗ trợ, thông báo bão, áp thấp nhiệt đới cho ngư dân đang khai thác trên biển, kịp thời trú tránh vào nơi an toàn, kêu gọi, vận động hàng chục tàu thuyền, ngư dân ứng cứu lẫn nhau khi gặp thiên tai, hoạn nạn trên biển. Qua hệ thống bộ đàm cũng tiếp nhận nhiều tin có giá trị từ biển về hoạt động vi phạm của các tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển nước ta để kịp thời có biện pháp ngăn chặn.

“Mỗi lần vươn khơi bám biển là mỗi lần tự hào. Chúng tôi được nắm vững quy định cơ bản của luật biển, các quy định về hoạt động khai thác khơi xa như chế độ thông tin, xác định vị trí tọa độ... để làm cơ sở đấu tranh pháp lý khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của nước ta trên biển Đông. Sự quan tâm giúp đở, trao đổi và cung cấp thông tin của lực lượng chức năng giúp chúng tôi yên tâm bám biển dài ngày”, ông Nguyễn Thanh Đô, một ngư dân tại xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) chia sẻ.

Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh luôn chỉ đạo các đồn biên phòng tuyến biển như Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An, Hải Đội 2, Đồn biên phòng Vinh Xuân, Đồn biên phòng Vinh Hiền…thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, xem phim tài liệu tìm hiểu về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo, biên giới đất liền đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những bằng chứng lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bên cạnh đó, thông tin cho giáo viên và học sinh về tình hình trên biển trong thời gian qua; nhiệm vụ, chức năng và những kết đạt được biên phòng Thừa Thiên - Huế trong hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vùng biển của tỉnh trong thời gian qua.

Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển thuộc khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam với đường bờ biển dài hơn 120 km. Bên cạnh đó, tỉnh có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diện tích khoảng 22.000 ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Sự Sống: Tọa đàm hành động vì môi trường biển đảo và đa dạng sinh học
    Chiều 4/5, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nằm trong chuỗi sự kiện của Dự án Sự Sống được khởi xướng bởi Công ty TNHH Hiệp hội truyền thông PDA&PARTNERS, với sự đồng hành và bảo trợ  của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Báo Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi Toạ đàm hành động vì môi trường biển đảo và đa dạng sinh học.
  • Bộ TT&TT tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo
    (TN&MT) - Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo.
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế biển giúp ngư dân vươn lên thoát nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh khu vực ven biển, qua đó giúp người dân phát triển kinh tế biển, vươn lên làm giàu. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Đức (ảnh) – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn biển, bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng biển Cù Lao Chàm
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Thông báo số 104/TB-UBND về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu tại buổi đi khảo sát thực tế và làm việc với UBND TP. Hội An về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023
    Ngày 24/3, tại khu vực Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023.
  • Mê mẩn với ốc đảo nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước
    (TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt chân đến Đảo Ó Đồng Trường - Một ốc đảo “đẹp - độc - lạ” giữa lòng hồ thủy điện Trị An tỉnh Đồng Nai.
  • Cảnh sát biển tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp cho ngư dân Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2023; tặng quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Gio Linh (Quảng Trị).
  • Việt Nam- Na Uy: Hợp tác phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Chiều ngày 14 tháng 2 năm 2023, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Na Uy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với ngài Quốc vụ khanh Andreas Bjelland Erikssen Bộ Dầu khí và Năng lượng, để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Na-uy về Quy không gian biển, chuyển đổi năng lượng xanh và điện gió ngoài khơi.
  • Thanh Hóa: Công ty Công Thanh bị xử phạt 210 triệu đồng do đổ đất lấn biển
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt Công ty cổ phần xi măng Công Thanh (Công ty Công Thanh) 210 triệu đồng do tự ý đổ đất đắp đê lấn chiếm 6,2 ha bờ biển tại thị xã Nghi Sơn.
  • Chung tay gìn giữ vịnh đẹp toàn cầu
    Với tâm huyết và tình yêu dành cho biển, đảo, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam đã có những đánh giá, phân tích khá toàn diện về vị trí, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững vịnh Nha Trang hiện nay, để từ đó truyền đi thông điệp chung tay gìn giữ vịnh Nha Trang. Báo Khánh Hòa trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Chu Hồi về vấn đề này.
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
  • Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển (KTB) của Đảng và Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực KTB được Khánh Hòa tăng cường và đạt được những kết quả đáng tự hào.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO