Thừa Thiên - Huế: Mưa lớn, nước lũ dâng khiến nhiều nhà bị ngập

Văn Dinh | 02/12/2022, 20:04

Mưa lớn xảy ra tại Thừa Thiên - Huế khiến hàng trăm ngôi nhà tại huyện Phú Lộc bị ngập, QL 1A đoạn qua xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc) đang bị chia cắt vì nước dâng cao, đã có 1 người mất tích.

Theo ghi nhận của PV, đến tối 2/12, toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đang có mưa to đến rất to, nhiều nơi thấp trũng bị ngập, nước lũ đang lên rất nhanh, giao thông chia cắt.

dadsa.jpg

Mưa đang rất lớn, nước tràn vào quán sá sát QL 1A đoạn qua huyện Phú Lộc

Ông Cái Trọng Như, Chủ tịch UBND xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc) cho biết, từ trưa tới chiều tối 2/12, mưa kéo dài, nước lũ dâng cao khiến hơn 1.000 hộ dân ở địa phương bị ngập. Ở các tuyến đường trong xã, nước ngập khoảng 60-80 cm, nhiều nhà dân nước đã tràn vào khoảng 20 cm và có xu hướng tiếp tục dâng lên.

“Mưa lớn tại vùng núi Bạch Mã khiến nước đổ về địa phương gây ngập lụt, đồng thời hiện nay trên địa bàn mưa đang rất to, nguy cơ lũ sẽ tiếp tục lên trong đêm. Nếu mưa lớn tiếp diễn, nước lũ dâng cao sẽ tiến hành di dời dân tại chỗ, những nhà thấp đến những nhà cao hơn ở lân cận để trú ngụ. Địa phương đang tăng cường lực lượng, thông báo đến người dân đưa các đồ đạc vật dụng lên cao, chủ động lương thực trong các ngày tới, yêu cầu không đi đánh bắt, thả lưới khi nước lũ đang lên để đảm bảo an toàn...”, ông Như thông tin.

Kể từ trưa cùng ngày, hơn 1.200 học sinh từ bậc mầm non đến THCS tại xã Lộc Trì phải nghỉ học do mưa lũ.

317939382_591030929691825_7843860993009586022_n.jpg

Nước lũ dâng cao trên QL 1A đoạn qua huyện Phú Lộc

Trong khi đó, lãnh đạo Công an huyện Phú Lộc cho biết, mưa lớn đã khiến cho đoạn QL 1A qua thôn Cao Đôi Xã (xã Lộc Trì) bị ngập khoảng 50 cm, kéo dài hàng trăm mét. Đến tối 2/12, QL 1A có đoạn đã ngập trên 1 mét.

Hiện tại, lực lượng chức năng đã yêu cầu các phương tiện di chuyển từ Nam ra Bắc như ô tô dưới 7 chỗ ngồi và xe máy ngừng lưu thông qua QL 1A bị ngập. Các phương tiện này đang xếp hàng trên quốc lộ đợi nước lũ rút sẽ tiếp tục hành trình, chỉ xe container và xe tải gầm cao được qua khu vực bị ngập.

Còn đối với các phương tiện di chuyển từ Bắc vào Nam, lực lượng Công an huyện Phú Lộc và Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã và đang hướng dẫn đi theo hướng cao tốc La Sơn – Túy Loan để tránh ngập nước tại QL 1A.

z3928613007381_eae7a8855ae3eb4ef1787efa9b5e5c2f.jpg

Lực lượng CSGT điều tiết các phương tiện trên QL 1A

Một người mất tích do nước lũ cuốn trôi

Ông Trần Văn Nam, Chủ tịch UBND thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, vừa nhận được trình báo một trường hợp mất tích do bị nước lũ cuốn trôi.

Theo đó, vào khoảng 13h30 chiều 2/12, một người đàn ông khi di chuyển xe máy đến gần khu vực cầu Khe Thị thuộc thị trấn Phú Lộc – giáp ranh với xã Lộc Trì đã bị nước lũ cuốn trôi, dẫn đến mất tích.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, UBND thị trấn Phú Lộc đã tổ chức lực lượng tìm kiếm nhưng qua nhiều giờ đồng hồ vẫn chưa có kết quả. Danh tính nạn nhân chưa được xác định.

z3928231819632_e8829bfdb6b763bd660f6f36d5925e7a.jpg

Nước tràn vào nhà dân

Hiện lực lượng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mặt để phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tiếp cận hiện trường, tổ chức tìm kiếm.

Theo Đài khí tượng Thủy văn Thừa Thiên - Huế, trong hai ngày 2- 3/12, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng, với lượng mưa phổ biến 150-300 mm, có nơi trên 400 mm. Mưa lớn gây nguy cơ xảy ra lũ quét ở miền núi, sạt lở đất ở các sườn dốc, ven sông, suối và nguy cơ cao xảy ra ngập úng tại các khu đô thị và vùng trũng thấp.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng vừa phát thông báo khẩn cảnh báo thiên tai gửi các địa phương, đơn vị liên quan và chủ hồ đập về việc cảnh báo, ứng phó với không khí lạnh, gió mạnh trên biển, mưa lớn diện rộng.

Trong đó, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải) đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển để chủ động phòng tránh. Chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh rét đậm, rét hại đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ. Các biện pháp an toàn cho cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là đối với vùng núi cao. Kiểm tra, rà soát phương án sơ tán dân tại các vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt đô thị, để chủ động sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra...

Bài liên quan
  • Thừa Thiên - Huế: Cấp bách chống sạt lở bờ biển
    (TN&MT) - Tình hình sạt lở, xâm thực bờ biển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn diễn ra hết sức nghiêm trọng do ảnh hưởng của thiên tai. Cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn cho người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (khu công nghiệp) thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO