Thừa Thiên – Huế: Kinh tế khởi sắc, tăng trưởng GRDP ước đạt 8,56%

Văn Dinh | 10/12/2022, 16:13

Trong năm 2022, nền kinh tế Thừa Thiên – Huế phục hồi tích cực, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 8,56%, thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.701 tỷ đồng, vượt 85,1% dự toán, tăng 12% cùng kỳ.

Kinh tế khởi sắc

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, năm 2022 dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách; vì vậy, kinh tế - xã hội đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các ngành, lĩnh vực; đã có 14/14 chỉ tiêu chủ yếu thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra.

huexanh-6.jpg

Kinh tế - xã hội của Thừa Thiên – Huế phục hồi tích cực

Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 8,56%, vượt kế hoạch đề ra là 6,5-7,5%; tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 66.348 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đến năm 2022 ước đạt 57 triệu đồng, tương đương 2.429 USD, tăng 10,9% so cùng kỳ, vượt 79 USD so với kế hoạch. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 28.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.230 triệu USD, đạt 109% kế hoạch; tổng thu từ du lịch ước khoảng 4.500 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 52.442 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ, vượt 16,3% so với kế hoạch năm. Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.701 tỷ đồng, vượt 85,1% dự toán, tăng 12% cùng kỳ.

Ước cả năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% tổng kế hoạch vốn, trong đó, giải ngân hết 100% vốn cân đối ngân sách địa phương và khoảng 96% vốn ngân sách Trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tái gia nhập thị trường tăng so với cùng kỳ; tính đến 21/11/2022, có 745 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 5.847,5 tỷ đồng; tăng 35,5% về lượng và tăng 47% về vốn so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại 441 doanh nghiệp, tăng 98 doanh nghiệp. Lũy kế đến ngày 31/10/2022, trên địa bàn tỉnh có 6.079 doanh nghiệp đang hoạt động.

Tính đến 21/11/2022, đã cấp phép cho 28 dự án với vốn đầu tư đăng ký đạt 14.002 tỷ đồng; trong đó, có 5 dự án FDI với vốn đăng ký 231,7 triệu USD, tương đương 5.321,5 tỷ đồng, tăng 40% về vốn so với cùng kỳ; có 23 dự án vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 8.680 tỷ đồng.

z3872593856600_37606cec698fc5fd2d8ad0e550827db1.jpg

Đồng chí Võ Văn Thưởng - Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và đồng chí Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ dự lễ khởi công dự án Khu công nghiệp Gilimex vào tháng 11 vừa qua

Dù kinh tế - xã hội có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại, tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế cho rằng, quy mô kinh tế vẫn còn nhỏ. Dịch COVID-19, thiên tai, giá xăng dầu,… đã tác động lớn đến việc phát triển các ngành lĩnh vực của tỉnh, trong đó một số ngành chịu tác động trực tiếp, mạnh mẽ như du lịch, dịch vụ, vận tải, xuất nhập khẩu, nông nghiệp, xây dựng.

“Việc bố trí kinh phí và nguồn lực cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, chưa đáp ứng đúng nhu cầu; chưa quy định cụ thể để xác định giá sàn để kiểm soát giá gói thầu trong đấu thầu đối với ngành y tế; trong một số trường hợp đặc thù không quy định cho phép chỉ định thầu đã gây khó khăn, kéo dài thời gian lựa chọn nhà thầu. Đối với các dự án ngoài ngân sách còn nhiều vướng mắc về quy hoạch xây dựng, giải phóng mặt bằng, công tác rà soát thu hồi dự án không có khả năng triển khai còn chậm. Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển đã ảnh hưởng đến thu hút nguồn lực đầu tư do phải lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp, ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như các dự án công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao,... dẫn đến hạn chế trong thu hút đầu tư”, ông Phương nói.

Tiếp tục nổ lực phấn đấu

Trong năm 2023, Thừa Thiên – Huế đặt ra 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; trong đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP 9-10%; GRDP bình quân đầu người 2.670 – 2.760 USD; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10%; thu ngân sách trên địa bàn tăng 12% so với thực hiện năm 2022; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 12% trở lên...

302687002_387640636872862_3307184798328872970_n-1-.jpg

Lãnh đạo Thừa Thiên – Huế kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, năm 2023 được dự báo đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đòi hỏi nhu cầu nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển để đạt mục tiêu sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khi đó, việc cân đối nguồn lực của địa phương, hỗ trợ từ Trung ương và huy động các nguồn lực khác còn nhiều khó khăn, hạn chế,… sẽ tác động trực tiếp đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp tạo giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu lớn; nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát triển đô thị thông minh và bền vững. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền điện tử. Hoàn thành các chương trình, đề án Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương.

“Tỉnh sẽ tập trung xây dựng hoàn thành các quy hoạch, đề án như Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên - Huế trực thuộc Trung ương; Đề án phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên - Huế và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong Quý I/2023”, ông Phương thông tin.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
EVN trao đổi “gỡ vướng” cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp
(TN&MT) - Chiều 20/3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức buổi trao đổi với các chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp nhằm chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giá điện và hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện gió, dự án điện mặt trời.
Đừng bỏ lỡ
  • Khối doanh nghiệp rất quan tâm đến môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Tại Diễn đàn Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) diễn ra sáng ngày 19/3, đại diện các đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với các vấn đề môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
  • Chưa có chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời gửi hồ sơ đàm phán giá điện theo đề nghị
    (TN&MT) - Mặc dù Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EPTC) đã có văn bản đề nghị nhưng đến nay vẫn chưa có chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ để đàm phán giá điện và hơp đồng mua bán điện.
  • Petrovietnam triển khai Nghị quyết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2023
    (TN&MT) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ban hành Nghị quyết số 1535/NQ-DKVN ngày 15/3/2023 của Hội đồng thành viên về việc thông qua chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023.
  • Petrovietnam: Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn
    (TN&MT) - Tại Hội thảo "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương” diễn ra vừa qua, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có tham luận về vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong xây dựng và thực hiện văn hoá doanh nghiệp. Trong đó, Petrovietnam khẳng định Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn.
  • Đánh giá năng lực của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thẩm định dự án cầu Rạch Miễu 2
    Tại văn bản 1760/VPCP-CN ngày 18/3/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thực hiện đánh giá năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre.
  • Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận
    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận.
  • Petrovietnam: Nỗ lực chinh phục mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức
    (TN&MT) - Nỗ lực cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thực hiện mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức trong năm 2023, các đơn vị dịch vụ dầu khí sớm thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành cao nhất kế hoạch được giao trong bối cảnh nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen.
  • Petrovietnam - VietinBank: Đẩy mạnh hợp tác sử dụng các sản phẩm công nghệ cao
    (TN&MT) - Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) về định hướng mở rộng quan hệ hợp tác, trong đó, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ, sâu sắc hơn nữa trong sử dụng các sản phẩm công nghệ cao.
  • Tổng hợp cụ thể các vướng mắc để tìm cách “gỡ khó” cho EVN
    (TN&MT) - Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) về tình hình triển khai thực hiện các dự án tại Trung tâm Điện lực Ô Môn. Đoàn giám sát đề nghị EVN tổng hợp cụ thể các ý kiến đóng góp, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc để Đoàn giám sát làm cơ sở kiến nghị, trình Quốc hội và Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho EVN.
  • Petrovietnam: Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác"
    Trong khuôn khổ buổi đối thoại trực tuyến của Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng với đoàn viên, thanh niên Dầu khí vừa qua đã diễn ra Lễ Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” với 26 gương thanh niên tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu nhất.
  • Tuổi trẻ Dầu khí phải chủ động tham gia công tác tái tạo văn hóa doanh nghiệp
    Vừa qua, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp cùng Ban Truyền thông Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn tổ chức chương trình đối thoại giữa Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng và đoàn viên thanh niên trong toàn Tập đoàn với chủ đề “Tái tạo văn hóa đi trước, tạo đà cho tái tạo kinh doanh”.
  • EVNNPC điện thương phẩm tháng 2 tăng 9,38%
    Tháng 2/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện, chủ động đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO