Thừa Thiên Huế: “Khát” nước sản xuất giữa mùa mưa, dân lo lắng

24/11/2018, 17:37

(TN&MT) - Nắng gay gắt, khô hạn trên diện rộng và vẫn chưa có lũ... là những gì đang diễn ra tại Thừa Thiên Huế trong nhiều tháng qua, dù địa phương này đã bước vào sâu mùa mưa lũ. Chính vì điều này đã khiến cho hàng ngàn nông dân vô cùng lo lắng vì thiếu nước tưới, khó có thể gieo cấy khi vụ đông xuân sắp đến gần.

Nhiều hồ đập tại Huế thiếu nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của người dân
Nhiều hồ đập tại Huế thiếu nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của người dân

Dân lo lắng vì thiếu nước sản xuất

Tại Huế vào tháng 10 và tháng 11 hằng năm thì thường xuất hiện các đợt mưa lũ, thậm chí là lớn. Tuy nhiên, đến nay địa phương này vẫn chưa xuất hiện đợt mưa lũ nào, điều này khác hẳn so với mọi năm; gần nhất là năm ngoái khi khoảng thời gian này Huế đã lũ rất lớn và kéo dài... 

Hơn 2 tháng nay, thời tiết ở Huế vẫn oi bức, nắng chói chang và thi thoảng có những cơn mưa bất chợt nhưng không kéo dài một buổi. Người dân Huế chưa bao giờ phải đón hạn giữa mùa mưa như thế này. Cơ quan chức năng nhận định, tình trạng hạn giữa mùa mưa là điều bất thường chưa từng xảy ra trong hơn 20 năm qua tại Thừa Thiên Huế.

Theo ghi nhận của PV, tại huyện Nam Đông được xem là vùng đất có nhiều mưa nhất trên địa bàn Thừa Thiên Huế nhưng năm nay mưa quá ít, hàng chục cánh đồng khô héo...

Trong sự lo lắng, ông Hồ Văn Đời (59 tuổi, trú xã Hương Hòa, huyện Nam Đông) cho hay ông sống hơn 40 năm qua ở huyện nhưng chưa bao giờ phải chịu hạn vào mùa mưa như năm nay.

“Trước đây, cứ đến vụ đông xuân là người dân phải ra đồng đắp bờ ngăn nước, còn năm nay chẳng có giọt nước nào. Hạn hán như này chỉ làm cho có làm chứ chưa biết mùa màng ra sao nữa. Chắc chắn nhiều nông dân trong xã sẽ sớm chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây chịu hạn”- ông Đời nói.

Ruộng đồng tại huyện Phú Vang khô hạn giữa mùa mưa
Ruộng đồng tại huyện Phú Vang khô hạn giữa mùa mưa

Tại xã Phú Mậu (huyện Phú Vang), cả tháng qua hầu như mọi cánh đồng đều vắng bóng người. Nhiều chiếc máy cày đang nằm phơi nắng trên các cánh đồng khô cằn, nứt nẻ...

“Gần cả đời người gắn bó với vùng trũng này nhưng tôi chưa bao giờ thấy thời tiết lạ lùng như năm này. Giữa tháng 11 rồi mà nắng vẫn rát mặt. Người dân nơi đây cầu mong có trận lụt lớn để bồi đắp phù sa cho cây cối, hoa màu, diệt chuột bọ ở đồng ruộng nhưng với thời tiết này thì chắc không còn lụt nữa rồi”- ông Trần Văn Hùng (62 tuổi, trú thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu) thổ lộ.

Trong khi đó, hàng ngàn hộ nông dân của 5 xã ở vùng ngũ điền thuộc huyện Phong Điền và các xã: Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Lợi... của huyện Quảng Điền cũng đứng ngồi không yên khi các hồ thủy lợi vừa và nhỏ ở các huyện đang khô kiệt.

Còn tại xã Quảng Thọ, hàng chục hộ dân trồng hoa Tết cũng đang rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn khi không ít diện tích hoa Tết cũng đã héo úa, chết trụi do nắng gắt kéo dài. Tại những vựa lúa ở các địa phương khác như Hương Trà, Phú Lộc, Hương Thủy..., tình trạng thiếu nước cũng đang diễn ra.

Được biết, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 56 hồ chứa thủy lợi và 6 hồ thủy điện đã đi vào vận hành khai thác. Hiện hầu hết các hồ chứa đều khô cạn nước, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, kinh doanh điện...

Nông dân Thừa Thiên Huế phải đối mặt với hạn hán bất thường chưa từng xảy ra trong khoảng 20 năm qua tại địa phương
Nông dân Thừa Thiên Huế phải đối mặt với hạn hán bất thường chưa từng xảy ra trong khoảng 20 năm qua tại địa phương

Chuyển đổi cây trồng?

Ông Phan Đăng Bảo- Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) cho rằng, nếu không có mưa lớn, các hồ, trằm trên cát khô kiệt, vụ lúa đông xuân 2018-2019 cũng khó khăn chứ chưa nói vụ hè thu...

Theo ông Đỗ Văn Đính- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý và khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế, hiên tại gần cả ngàn hecta ruộng lúa trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ không thể xuống giống vì tình trạng hạn hán bất thường giữa mùa mưa.

“Hiện hệ thống hồ đập do chúng tôi quản lý và khai thác mới đạt khoảng 50% mực nước so với tổng thiết kế hàng năm. Trong đó, nhiều công trình hồ đập mới chỉ tích được 15-20% lượng nước. Đối với các hồ chứa, các trằm như Niêm-Thiềm-Mối, Hòa Mỹ, Nam Giảng... ở vùng cát nội đồng các huyện Quảng Điền, Phong Điền bị khô kiệt, không có khả năng phục vụ sản xuất. Đây là hiện tượng bất thường trong vòng 20 năm trở lại đây, đang mùa mưa mà lượng mưa sụt rất mạnh. Nếu tình trạng này kéo dài thì vào mùa khô năm sau, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ đối mặt với hạn hán. Nông dân chính là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất”- ông Đính nói.

Cũng theo ông Đính, đối với những khu vực đồng ruộng không có nguồn nước, nếu trong thời gian tới không có mưa thì không thể xuống giống.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đi kiểm tra các hồ đập trên địa bàn
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đi kiểm tra các hồ đập trên địa bàn

“Có khoảng 15-20% diện tích ruộng lúa lấy nguồn nước tưới từ hệ thống hồ đập do công ty quản lý, khai thác phải chuyển sang trồng các loại cây khác. Diện tích phải chuyển đổi có thể lên đến 300-500ha. Nếu tính cả những vùng của các địa phương thì diện tích ruộng toàn tỉnh phải chuyển đổi lên đến cả ngàn héc-ta”- ông Đính thông tin.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế, nông dân phải kiểm tra hệ thống các tuyến đê ngăn mặn, tổ chức nạo vét kênh mương nội đồng, tích lũy nước tưới để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất vụ đông xuân. Đồng thời, chuẩn bị máy móc, phương tiện để có phương án đấu úng khi có mưa lớn xảy ra. Nông dân tuyệt đối không được sử dụng nhóm thuốc diệt cỏ có hoạt chất Glyphosate và Paraquat phun trừ lúa chét, cỏ dại trên đồng ruộng trước khi làm đất sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa sau khi gieo sạ và nguy hại đất môi trường...

Ông Nguyễn Văn Phương- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã yêu cầu các chủ hồ chứa tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình diễn biến thời tiết để vận hành hồ chứa tuân thủ theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương...

Nhận định trước diễn biến thời tiết diễn ra khó lường, dòng chảy hạn chế và lượng mưa ít, xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, ông Nguyễn Văn Phương đề nghị Sở NN&PTNT theo dõi chặt chẽ thời tiết và sản xuất của người dân, đề nghị các hồ đập, hồ chứa phải sẵn sàng ứng phó với tình trạng nắng hạn kéo dài. Nghiêm túc thực hiện đúng quy trình vận hành liên hồ chứa cũng như theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có phương án ứng phó, tích nước hợp lí để vừa phát điện vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo môi trường vùng hạ du.


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • Long An: Sử dụng, bảo vệ hiệu quả nguồn nước ngọt đê duy trì giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Long An đã và đang tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước (TNN), bảo đảm an ninh nguồn nước; đồng thời, khuyến khích đổi mới tư duy sản xuất, tạo việc làm ổn định, giúp người dân nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Quản lý tài nguyên nước ở Tiền Giang: Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tiền Giang đã và đang tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên nước (TNN); đồng thời, triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu về nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước
    Ngày 11/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và ông Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực, Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đồng chủ trì Hội thảo.
  • Quảng Nam: Để người dân được tiếp cận nguồn nước bền vững
    (TN&MT) - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và làm giảm nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này.
  • Bổ sung một số quy định về tài chính nước trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Góp phần tính đúng, tính đủ giá trị sử dụng nước
    (TN&MT) - Tài chính tài nguyên nước là nội dung đã được quy định ở Luật Tài nguyên nước 2012, là cơ sở để huy động nguồn lực cho bảo vệ tài nguyên nước quốc gia, thu được tiền ngân sách nhờ nguồn cấp quyền khai thác và thuế phí tài nguyên nước.
  • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chiều ngày 6/3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội nghị Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy chủ trì Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO