Thừa Thiên Huế: Khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng

19/07/2018 14:59

(TN&MT) - Ngày 19/7, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ban hành Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở tỉnh này đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Kế hoạch nhằm tạo môi trường sống đảm bảo cho tất cả các loài linh trưởng hiện có trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trọng tâm là khu vực bên trong và bên ngoài các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn; đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định của các quần thể linh trưởng hiện đang sinh sống tại các khu rừng tự nhiên thuộc sự quản lý của các Công ty TNHH Nhà nước 01 Thành viên Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế khẩn trương bảo vệ loài linh trưởng
Thừa Thiên Huế khẩn trương bảo vệ loài linh trưởng

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức và hành động về bảo tồn loài linh trưởng cho các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người dân sống ở vùng đệm Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn. Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý để bảo vệ các loài linh trưởng và môi trường sống của chúng; giảm thiểu nạn săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài linh trưởng...

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn và các đơn vị có sự phân bố của các loài linh trưởng, trong đó ưu tiên về kỹ năng nhận dạng loài, cứu hộ và giám sát linh trưởng. Lồng ghép được các hoạt động bảo tồn loài linh trưởng vào các quy hoạch, kế hoạch hoạt động của các đơn vị có sự phân bố của các loài linh trưởng.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong các hoạt động điều tra, giám sát để hỗ trợ công tác bảo tồn các loài linh trưởng. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, phối hợp tốt với các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện công tác bảo tồn các loài linh trưởng ở tỉnh ngày một tốt hơn.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Kế hoạch xác định các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong thời gian đến là: Nâng cao nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về bảo tồn linh trưởng thông qua các chương trình giáo dục bảo tồn; Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cộng đồng để bảo vệ các loài linh trưởng và môi trường sống của chúng...

...Nâng cao năng lực của các cán bộ thực hiện công tác bảo tồn tại các đơn vị Kiểm lâm và Ban quản lý rừng đặc dụng; Lồng ghép các hoạt động bảo tồn linh trưởng với quy hoạch, kế hoạch hoạt động của các Ban quản lý rừng đặc dụng có sự phân bố các loài linh trưởng; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, các hoạt động điều tra giám sát để hỗ trợ công tác bảo tồn các loài linh trưởng; Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về bảo tồn các loài linh trưởng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên Huế: Khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO