Thừa Thiên Huế: Khắc phục sạt lở đất nghiêm trọng trên tuyến đường ven biển

Văn Dinh | 01/12/2020, 19:38

(TN&MT) - Mưa lớn đã khiến bờ kè taluy dương trên tuyến đường ven biển Cảnh Dương nhánh 2 (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) sạt lở nghiêm trọng. Hiện lực lượng chức năng đang tích cực khắc phục.

Theo quan sát của PV, một phần lớn bờ kè taluy dương trên tuyến đường đã bị sạt lở hoàn toàn và có nguy cơ tiếp tục sạt lở. Chiều dài tuyến đường bị vùi lấp khoảng 70-100 mét, với khối lượng hàng ngàn mét khối đất đá.

Thời điểm sạt lở được xác định vào đêm 30/11, lúc này đất đồi bị sạt lở, hệ thống dầm khung bê tông cố định taluy dương bảo vệ tuyến đường bị đứt gãy đổ xuống bên dưới, trên tuyến không có người lưu thông qua lại nên may mắn không gây thiệt hại về người.

Sạt lở đất nghiêm trọng trên tuyến đường ven biển Cảnh Dương

Việc sạt lở gây chia cắt tuyến đường đèo độc đạo nối trục giao thông ven sông Bù Lu (Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô) vào Khu du lịch Laguna (xã Lộc Vĩnh).

Ông Lê Văn Tuệ, Giám đốc Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rào chắn hai đầu, cảnh báo không cho lưu thông qua lại. Hiện tại do lượng mưa lớn nên việc thi công khắc phục khai thông tuyến đường gặp không ít khó khăn, bởi nguy cơ sạt lở tái diễn rất cao.

“Trước mắt, đơn vị khẩn trương tiến hành thông tuyến một nửa phần đường để đảm bảo việc lưu thông của người và phương tiện ngay trong ngày 1/12; đồng thời, cảnh báo nguy hiểm khi qua lại tại vị trí này. Đối với việc thi công lại công trình kè, đơn vị sẽ báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để có sự chỉ đạo, phối hợp giữa các đơn vị, sở, ngành liên quan nhằm đảm bảo việc thi công lại bờ kè sẽ an toàn cho công trình. Dự kiến việc thi công lại công trình sẽ được tiến hành sau khi hết đợt mưa...”, ông Tuệ thông tin.

Việc sạt lở đang gây chia cắt giao thông, may mắn không có thương vong về người

Lãnh đạo huyện Phú Lộc cho hay đã chỉ đạo các ban, ngành liên quan và chính quyền xã Lộc Vĩnh tích cực phối hợp cùng Ban quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh trong việc khắc phục thông tuyến. Đồng thời, bố trí lực lượng thường xuyên cảnh báo nguy hiểm đối với người và phương tiện lưu thông qua vị trí sạt lở để đảm bảo an toàn trên địa bàn. Được biết, tuyến 2 đường ven biển Cảnh Dương thuộc hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, được thi công hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2012.

Tình hình mưa lớn những ngày qua cũng đã khiến nhiều nơi ở Thừa Thiên Huế sạt lở, nhất là trên tuyến QL49A từ TP. Huế lên huyện A Lưới. Trong đó tại Km 74+400 QL49A xảy ra sạt lở nghiêm trọng cả phần ta luy dương và ta luy âm. Ngoài ra, QL49A nối dài từ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua xã Hồng Vân, huyện A Lưới lên cửa khẩu Hồng Vân (khoảng 14km) cũng bị sạt lở ta luy dương, ta luy âm tại nhiều điểm, trong đó có 3 vị trí sạt lở nặng.

Nổ lực khắc phục sạt lở

UBND huyện A Lưới đã yêu cầu cấm tất cả người và phương tiện lưu thông đi qua đoạn Km 74+400 và Km 76+380 QL49A từ 18h đến 6h hàng ngày. Ngay sau khi xảy ra sự cố sạt lở, các lực lượng đã tập trung phương tiện cơ giới để thông tuyến.

Hiện UBND huyện A Lưới, Phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với Hạt Quản lý đường bộ A Lưới tiếp tục triển khai các lực lượng, phương tiện, tiến hành khắc phục các vị trí sạt lở, đảm bảo lưu thông trên toàn tuyến QL49A.

Trước tình hình thiên tai vẫn còn phức tạp, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát thông báo cảnh báo các vị trí có nguy cơ trượt lở đất đá trên địa bàn để chính quyền và nhân dân chủ động theo dõi, phòng ngừa, ứng phó...

Cụ thể ở huyện Phong Điền, trượt lở đất đá ở các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, Phong Thu. Chú ý các điểm sạt lở đồi núi dọc tuyến đường 71 từ Phong Xuân đi đến các công trình hồ thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 3, A Lin B2, A Lin B1; sụt lún ở xã Phong Xuân. Ở thị xã Hương Trà: Trượt lở đất đá khu vực sườn đồi núi, nhất là dọc tuyến QL49A đoạn qua các xã Hương Thọ, Bình Thành, xã Bình Điền, Bình Tiến.

Sạt lở tại QL49 nối Huế và huyện A Lưới

Huyện A Lưới, các khu vực cần đề phòng trượt lở đất đá đồi núi, các địa bàn dân cư dọc tuyến QL49A qua các xã Hương Nguyên, Hồng Hạ, Sơn Thủy. Đặc biệt chú ý các điểm trượt lở đoạn qua đèo A Co trên quốc lộ 49A, dọc đường Hồ Chí Minh và các thôn bản trên địa bàn các xã: Hồng Vân, Hồng Trung, Bắc Sơn, Hồng Kim, Hồng Thủy, Hồng Bắc, A Ngo, Sơn Thủy, thị trấn A Lưới, Phú Vinh, Hương Phong, Đông Sơn, Hương Lâm, A Đớt, A Roàng. Sạt lở bờ sông A Sáp, sông Bồ, sông Hữu Trạch.

Thị xã Hương Thủy, đề phòng trượt lở đất đá đồi núi thuộc các xã Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Bằng, dọc tuyến QL1A tuyến đường tránh Huế. Huyện Nam Đông, đề phòng trượt lở đất đá đồi núi, mái taluy tuyến đường cao tốc La Sơn – Túy Loan qua địa bàn huyện, nhất là đoạn qua xã Hương Phú, thị trấn Khe Tre. Đề phòng lũ quét, sạt trượt đất ở các khu vực dân cư ven sườn đồi, sông suối thuộc các xã Thượng Quảng, Hương Sơn, Thượng Nhật, Thượng Lộ, Hương Giang.

Huyện Phú Lộc, đề phòng trượt lở đất đá đồi núi thuộc các xã Xuân Lộc, khu vực các đèo: Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân; các khu dân cư ven sườn đồi núi thuộc thị trấn Phú Lộc, các xã: Lộc An, Lộc Trì, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Bình, Lộc Vĩnh, khu vực Hói Mít- Hói Dừa thuộc thị trấn Lăng Cô; chú ý các điểm sạt lở dọc tuyến đường từ QL1A ra cảng Chân Mây, khu vực tuyến đường ven biển mũi Chân Mây Đông, Cù Dù (Lộc Vĩnh).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Sửa đổi bổ sung một số quy định về cấp "sổ đỏ" và hồ sơ địa chính
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
  • Nghệ An: Xin ý kiến về việc bồi thường đất trên cốt ngập thủy điện Bản Vẽ
    Trước những vướng mắc kéo dài, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc giải quyết tồn tại, vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ đất trên cốt ngập đối với Dự án Thủy điện Bản Vẽ gửi Bộ Công Thương.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 24/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản trong đó tập trung rà soát nhiều nội dung liên quan đến các bộ luật khác.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Đảm bảo tính khả thi, thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi)
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
  • Cần Thơ: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp, tạo nguồn lực giúp TP. Cần Thơ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
  • Bình Dương: Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững
    (TN&MT) - Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong nhiều năm qua, Bình Dương là địa phương có hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước. Hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã góp phần quan trọng vào sự phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp và dân dụng của tỉnh.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thái Bình ra Chỉ thị chấn chỉnh xử lý tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thái Bình vừa ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý vi phạm đối với các tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO