Thừa Thiên – Huế: Hàng loạt gói thầu thuộc dự án các đô thị xanh thi công “rùa bò”

Văn Dinh | 28/02/2023, 17:47

Khắp TP. Huế hiện nay đang triển khai nhiều gói thầu thuộc Dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh)” – tiểu dự án Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, tiến độ thi công rất chậm, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc.

Theo tìm hiểu của PV, Dự án “Chương trình Phát triển các đô thị loại II” triển khai trên địa bàn 3 tỉnh Hà Giang, Vĩnh Phúc và Thừa Thiên Huế, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tại Quyết định số 392/QĐ- TTg ngày 10/3/2016.

Tại Thừa Thiên Huế, dự án có tổng mức đầu tư 1.617,196 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài là 1.353,387 tỷ đồng, vốn đối ứng của tỉnh là 263,809 tỷ đồng. Dự án đang triển khai 54 tiểu dự án trên địa bàn 19 phường thuộc TP. Huế, ảnh hưởng 2.972 hộ gia đình/tổ chức, trong đó 2.140 hộ ảnh hưởng về đất và 832 hộ ảnh hưởng về tài sản. Chủ đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.jpg

Gói thầu 27 (ký hiệu HU-CW06) tại đường Bùi Thị Xuân và đường Huyền Trân Công Chúa thi công dang dở

Đây được xem là một trong những dự án trọng điểm ở Huế, mang tính chiến lược trong việc giải quyết tình trạng ngập lụt, vệ sinh môi trường ảnh hưởng tới đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tính đến thời điểm hiện tại dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 15 công trình. Tuy nhiên nhiều gói thầu vẫn đang thi công nhỏ giọt, chậm tiến độ.

Cụ thể, tại gói thầu 37 (HU-CW08), hạng mục nạo vét và kè sông Kẻ Vạn, đơn vị thi công là liên danh Công ty cổ phần thủy lợi Thừa Thiên – Huế và Công ty cầu 1 Thăng Long.

Ghi nhận của PV hiện nay, ngoài một số hạng mục sân bê tông, đường dây điện… đang làm dang dở, tại công trường hạng mục nạo vét và kè sông Kẻ Vạn gần như không có bất cứ dấu hiệu của các phương tiện máy móc phục vụ thi công nào.

Mặc dù gói thầu này được khởi công từ tháng 4/2022 và ngày hoàn thành là tháng 3/2024. Tuy nhiên, người dân sống gần dự án cho rằng, họ gần như không rõ quy hoạch, kế hoạch thu hồi đất thực hiện dự án; chưa có phương án bồi thường thiệt hại hoa màu, cây lâu năm đã bị hoăc sắp bị triệt hạ để thực hiện dự án.

Tại gói thầu số 24 (HU-CW03) bao gồm Hệ thống thoát nước và vỉa hè 4 phường nội thành; nạo vét và kè 6 hồ kinh thành; Chỉnh trang và xây dựng kè dọc bờ sông Đông Ba cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự. Gói thầu này trị giá hơn 204 tỷ đồng do Công ty CP Xây dựng và Thương mại 299 thực hiện.

Theo kế hoạch, gói thầu này hoàn thành vào tháng 4/2024. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại (tháng 2/2023), đối với 16 tuyến nội thành, chưa có tuyến đường nào hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Việc nhà thầu thi công dang dở, công trình dàn trải trên nhiều tuyến phố, thi công chậm tiến độ, ảnh hưởng đến việc đi lại, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông.

1(1).jpg

Gói thầu 37 (HU-CW08), hạng mục nạo vét và kè sông Kẻ Vạn “án binh bất động”

Ngoài một số gói thầu nêu trên, hiện nay Chương trình Phát triển các đô thị loại II - dự án thành phần Thừa Thiên Huế cũng đang triển khai nhiều gói thầu khác, như gói thầu số 27 (ký hiệu HU-CW06) tại đường Bùi Thị Xuân và đường Huyền Trân Công Chúa. Giá trị gói thầu này là 89,065 tỷ đồng, khởi công từ 21/9/2020, hoàn thành ngày 21/8/2023. Tiến độ thi công tính đến 30/9/2022 thực hiện đạt 3,740 tỷ đồng, chiếm 4,4% giá trị xây lắp.

Gói thầu số 28 (ký hiệu HU-CW07) nâng cấp, mở rộng cầu Vỹ Dạ; Đường 100m nối 2 khu đô thị A và B Khu đô thị An Vân Dương (cầu qua sông Như Ý) với giá trị hợp đồng 109,51 tỷ đồng, khởi công ngày 6/7/2021, hoàn thành ngày 6/1/2024. Tiến độ thi công tính đến cuối năm 2022 thực hiện đạt 30.967 triệu đồng, chiếm 29,9% giá trị xây lắp.

Theo ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, có hai nguyên nhân chính khiến các gói thầu thi công chậm là vướng công tác giải phóng mặt bằng và trượt giá đối với nguyên vật liệu đầu vào khiến nhà thầu gặp khó khăn.

“Thời gian tới, Sở sẽ tổ chức các buổi họp Ban chỉ đạo dự án để giải quyết các vướng mắc kịp thời; đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai. Đồng thời, đề nghị nhà thầu khẩn trương huy động bổ sung đầy đủ nhân lực, vật tư, thiết bị để thi công bù vào khối lượng đã trễ. Tăng cường cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng nội bộ vật tư, vật liệu, nghiệm thu công việc, kiểm tra, kiểm soát khối lượng các đợt nghiệm thu thanh toán...”, ông Sơn nói.

3.jpg

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra tiến độ thi công các gói thầu

Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, dự án “Các đô thị xanh” vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thi công. Đề nghị UBND TP. Huế phải làm tốt hơn nữa công tác giải phóng mặt bằng, cam kết chậm nhất đến ngày 30/4 phải hoàn tất công tác mặt bằng cho các gói thầu triển khai thi công. Đồng thời khớp nối đồng bộ với các dự án chỉnh trang đô thị, giải phóng mặt bằng kinh thành Huế nhằm hoàn thiện hạ tầng cũng như cảnh quan cho khu vực nội thành.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Ban quản lý dự án đánh giá lại năng lực, vai trò của giám sát, nêu cao vai trò giám sát trong quá trình triển khai thi công, thi công đến đâu đảm bảo chất lượng, hoàn thiện công trình đến đó.

“Phải đặt chất lượng công trình lên hàng đầu. Quá trình thi công phải hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người dân xung quanh. Yêu cầu các đơn vị liên quan cần phối hợp tốt hơn nữa trong quá trình thi công để đảm bảo tiến độ, sớm đưa dự án về đích theo kế hoạch đã đề ra”, ông Minh nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
TP. Hà Nội chỉ đạo xử lý vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái
(TN&MT) - UBND TP. Hà Nội chỉ đạo huyện Ứng Hòa hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm đối với các công trình do gia đình bà Trần Thị Oánh – Bí thư xã Vạn Thái xây dựng tại cánh đồng Tý do vi phạm đất đai, đồng thời thanh lý hợp đồng thuê thầu để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với thửa đất nêu trên nhằm cho thuê thầu lại theo quy định.
Đừng bỏ lỡ
  • Thừa Thiên – Huế: Dự án trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ loay hoay tìm nơi đổ đất thải
    Do thay đổi thiết kế, Dự án trung tâm thương mại Aeon Mall tại Huế phát sinh khối lượng đổ thải khoảng 80.000 m3. Các đơn vị liên quan đang tìm nơi đổ thải phù hợp.
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Nhiều bất cập tại dự án nạo vét sông Hoạt
    Chậm tiến độ, thi công không đúng biện pháp được duyệt… là những tồn tại của dự án Nạo vét sông Hoạt phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Hà Trung. Ngoài ra, việc thay đổi biện pháp thi công cho phép triển khai thi công từ phía thượng lưu có ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu của dự án là nạo vét sông Hoạt phục vụ công tác tiêu thoát lũ, tạo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp?
  • Tứ Kỳ - Hải Dương: Công trình sai phạm “khủng” trên đất nông nghiệp
    (TN&MT) - Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp đã được một cá nhân tự ý chuyển đổi xây dựng thành Khu sinh thái tại thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Hiện nay, có công trình đang được xây dựng, hoàn thiện khiến dư luận bức xúc đặt ra câu hỏi: Trách nhiệm của các cấp chính quyền Hải Dương đang ở đâu?
  • Hà Đông (Hà Nội): Chính quyền làm sai người dân lãnh đủ!
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn thư của người dân phường Hà Cầu, quận Hà Đông phản ánh về việc chính quyền quận Hà Đông thiếu trách nhiệm về thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và hàng loạt sai phạm tại dự án đầu tư xây Nhà văn hóa Hà Trì 4.
  • Đà Nẵng: Chấn chỉnh hoạt động khu du lịch tự phát tự ý chặn dòng suối, thu phí tham quan
    (TN&MT) - Khu du lịch Dreamer In The Forest tại Đà Nẵng hoạt động tự phát và tự ý thu phí khách tham quan vừa bị chính quyền địa phương "tuýt còi", chấn chỉnh.
  • Sầm Sơn (Thanh Hóa): Vì sao chưa xử lý nhà hàng xây dựng trái phép trên bờ biển?
    Công trình được gắn biển hiệu “Nhà hàng Tình Hoa” xây dựng trái phép trên bờ biển thuộc xã Quảng Đại, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã tồn tại suốt nhiều năm. Dù đã có cam kết di dời, tháo dỡ công trình, song chính quyền địa phương còn chậm trễ, thiếu kiên quyết trong việc xử lý dứt điểm sai phạm.
  • Bắc Ninh: Một cá nhân bị xử phạt  235 triệu đồng do vi phạm về môi trường
    UBND tỉnh Bắc Ninh vừa xử phạt một cá nhân số tiền 235 triệu đồng do thực hiện tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
  • Hoàng Mai, Thường Tín (Hà Nội): Người dân mong không tái diễn tình trạng tồn đọng rác
    (TN&MT) - Vừa qua, Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của người dân quận Hoàng Mai, huyện Thường Tín về tình trạng rác thải tồn đọng hàng tháng không vận chuyển đi xử lý. Sau nhiều ngày ý kiến, đến nay toàn bộ rác thải của quận Hoàng Mai, nhất là phường Hoàng Văn Thụ đã được đơn vị thu gom chuyển đi.
  • Điện Biên: Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng xả khói giữa vùng dân cư
    (TN&MT) - Trong buổi làm việc giữa phòng TN&MT huyện Điện Biên, UBND xã Thanh Xương và người dân bản Bánh, xác minh nội dung báo chí nêu một số vấn đề xoay quanh Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng. Người dân bản Bánh kiến nghị ngay trong buổi làm việc: đề nghị Nhà máy tuân thủ quy định về thời gian, nâng cao ống khói, tưới nước thường xuyên để giảm tiếng ồn, khói lò và khói bụi không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
  • Cao Sơn - Đà Bắc (Hòa Bình): Ngang nhiên lấn suối, xây nhà trái phép
    (TN&MT) - Thời gian qua, người dân xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình rất bức xúc trước tình trạng xây dựng nhà trái phép của một số hộ dân, trong đó điển hình là hộ ông Chu Văn Tý tại khu suối Láo, xóm Rằng ngang nhiên chiếm lòng suối từ tháng 10/2022 đến nay để xây dựng nhà trái phép.
  • Nghệ An: Vướng mặt bằng, tiến độ cao tốc đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu nguy cơ chậm
    Gói thầu thi công dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn (Thanh Hoá) đến Diễn Châu (Nghệ An) đang có một số vướng mắc về mặt bằng. Vì thế, máy móc nhiều tháng không thể thi công theo kế hoạch khiến cho tiến độ thi công có nguy cơ bị lỡ hẹn so với tiến độ đặt ra.
  • Công ty Hải Thịnh liên tục bị xử phạt vì vi phạm về môi trường, xây dựng
    (TN&MT) - Từ đầu năm 2023 đến nay, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hải Thịnh liên tục bị chính quyền xử phạt hành chính vì xả nước thải có thông số vượt chuẩn ra môi trường cũng như xây dựng công trình trái phép.
  • Bắc giang: Xử phạt cá nhân khai thác khoáng sản trái phép
    (TN&MT) - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn ban hành Quyết định số 887/QĐ-XPHC về xử phạt đối với ông Tô Văn Chi, sinh năm 1989, thôn Quéo, xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) 149 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
  • Hải Dương: Bắt tạm giam cựu Chủ tịch xã Tráng Liệt
    (TN&MT) - Năm 2022, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có loạt bài điều tra, phản ánh về việc: Chủ tịch UBND xã Tráng Liệt (nay là Thị trấn Kẻ Sặt) huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương cùng với một số cán bộ xã Lạm quyền trong khi thi hành công vụ, tự ý bán đất trái phép, khiến dư luận bức xúc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO