Thừa Thiên Huế: Động vật hoang dã “kêu cứu”

Văn Dinh | 10/06/2020, 06:30

(TN&MT) - Nhiều loài động vật hoang dã ở rừng phòng hộ Bắc Hải Vân (Thừa Thiên Huế) đã và đang bị “lâm tặc” đe dọa, với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi...

Rừng phòng hộ thuộc khu vực phía Bắc đèo Hải Vân (huyện Phú Lộc) được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển sang rừng đặc dụng từ năm 2019. Tài nguyên, hệ sinh thái rừng thuộc rừng phòng hộ này rất phong phú, đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao. Trong đó đã ghi nhận sự xuất hiện, tồn tại các loài động vật quý hiếm như vọoc ngũ sắc, cu li nhỏ, gà lôi trắng, gà lôi hồng tía, khỉ mặt đỏ, gấu ngựa, sơn dương… Đây được xem là miếng mồi béo bở đối với “lâm tặc”.

Lực lượng bảo vệ rừng “giải cứu” các loài động vật quý hiếm

Theo chân lực lượng bảo vệ rừng trong một chuyến tuần tra rừng sâu, chúng tôi “khiếp sợ” khi phát hiện, tiếp cận các đối tượng săn bắt động vật hoang dã tỏ ra hung hăng, manh động. “Lâm tặc” sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, hung khí chống trả lực lượng để tẩu thoát. Khi chưa thể bắt giữ các đối tượng để xử lý, nghiêm trị trước pháp luật thì các loài động vật hoang dã tiếp tục đe dọa, “kêu cứu”.

Gần đây nhất vào ngày 10/4, lực lượng bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Bắc Hải Vân tổ chức tuần tra, truy quét tại khu vực khe Mệ thuộc tiểu khu 235, địa bàn thôn Thủy Cam (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc). Tại đây, lực lượng bảo vệ rừng phát hiện hai đối tượng đang mang một cá thể sơn dương chuẩn bị đưa ra khỏi rừng.

Đoàn truy quét tiến hành các biện pháp vây bắt, nhưng do địa hình núi rừng phức tạp, độ dốc lớn, các đối tượng dùng hung khí chống trả quyết liệt đã tẩu thoát. Lâm tặc bỏ lại cá thể sơn dương, được xác định thuộc nhóm IB trong tình trạng bị thương, sức khỏe không được tốt. Cá thể sơn dương được chăm sóc, cứu chữa và đã thả về môi trường tự nhiên sau một ngày chăm sóc, chữa trị vết thương do mắc bẫy.

Trước đó vào giữa tháng 3 vừa qua, lực lượng bảo vệ rừng thuộc BQLRPH Bắc Hải Vân phối hợp với kiểm lâm địa bàn thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) tổ chức truy quét rừng. Tại khoảnh 5, tiểu khu 252 thuộc rừng đặc dụng Lăng Cô, lực lượng phát hiện các đối tượng săn bẫy động vật hoang dã. Không thể bắt giữ lâm tặc do quá manh động, hung hãn, tổ tuần tra đã thu giữ 64 cái bẫy kẹp đặt rải rác giữa các khu rừng.

Cùng thời điểm, tổ tuần tra bắt giữ hai đối tượng trong lúc đang mang hai cá thể sóc và một số dụng cụ bẫy động vật hoang dã ra khỏi rừng. Hai đối tượng được xác định là Trần Thị L. và Trần Trọng L. đã được giao Công an huyện Phú Lộc điều tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thả động vật hoang dã về với môi trường tự nhiên

Thời gian qua, cùng với lực lượng chức năng, người dân cũng đã phối hợp liên tiếp phát hiện nhiều vụ săn bắt, buôn bán thú rừng xảy ra ở địa phương và các vùng lân cận. Cũng vì thế mà đã xảy ra nhiều vụ tấn công, uy hiếp các cán bộ bảo vệ rừng nơi đây. Gần đây là vào tháng 3, khi 3 chiếc xe máy của tổ tuần tra rừng BQLRPH Bắc Hải Vân bị đốt cháy sau khi truy bắt các đối tượng đặt bẫy thú. Manh động hơn vào cuối năm 2019, các đối tượng sau khi bị phát hiện, truy đuổi thì đã đến tận trụ sở làm việc đánh trọng thương cán bộ bảo vệ rừng thuộc BQLBVR Bắc Hải Vân.

Trao đổi với PV, ông Trần Quốc Hùng -  Phó Giám đốc BQLRPH Bắc Hải Vân thông tin, tình hình quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Khu vực đèo Hải Vân có địa hình phức tạp, chia cắt, độ dốc cao. Người dân sống giáp ranh lợi dụng địa hình phức tạp, lại còn manh động, chống người thi hành công vụ để săn bắt đông vật hoang dã. Địa bàn thuộc BQLRPH Bắc Hải Vân trở thành “điểm nóng” thường xuyên xảy ra nạn săn bắt động vật. Điều này dẫn đến nguy cơ nhiều loài quý hiếm bị tuyệt chủng, gây suy giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng.

“Hằng năm, lực lượng bảo vệ rừng thuộc ban tổ chức hằng trăm đợt tuần tra, truy quét, tháo gỡ hàng ngàn bẫy thú rừng, bắt giữ một số đối tượng vi phạm, thả hàng chục cá thể động vật rừng về môi trường tự nhiên. Tuy nhiên số vụ bắt giữ, số cá thể thả về rừng là con số khiêm tốn. Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm, đưa các vụ vi phạm ra xét xử trước công chúng nhằm răn đe, giáo dục các đối tượng khác. Trong khi lực lượng mỏng, không có giải pháp nào khác ngoài tăng cường tuần tra, truy quét tại rừng, tháo gỡ bẫy thú; đồng thời tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân nâng cao nhận thức bảo vệ các loài động vật hoang dã...”, ông Hùng chia sẻ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cấp “sổ đỏ” xâm phạm quyền, lợi ích của người khác, xử lý thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đỗ Thị Thường ở Thôn An Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hỏi: Năm 1995, gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) với mục đích “Đất ở, thời hạn sử dụng lâu dài”.
  • Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
    (TN&MT) - Kính gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, ở quê tôi xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đang diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép hết sức bức xúc.
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
  • Những bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hòa An (Đồng Nai) hỏi: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm như dầu gọi, sữa tắm… Xin hỏi, chúng tôi có thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì không? Theo quy định bao bì thương phẩm là bao bì gì?
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
  • Mua đất từ năm 2006 bằng giấy tờ viết tay có được làm sổ đỏ không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Giang (Hưng Yên) hỏi: Bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất từ năm 2006. Lúc mua, bố mẹ tôi và nhà hàng xóm làm giấy tờ viết tay. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên bố mẹ tôi chưa làm sổ đỏ. Sau khi bán đất, nhà hàng xóm chuyển vào đi nơi khác sinh sống. Từ lúc mua đến nay, diện tích đất này không có tranh chấp với ai. Xin hỏi, đến giờ, bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích này có được không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO