Thừa Thiên – Huế: Đồng bào DTTS tích cực bảo vệ môi trường

Văn Dinh | 29/05/2022, 17:03

(TN&MT) - Với sự lan tỏa của phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, những năm qua, diện mạo vùng nông thôn của các huyện miền núi Nam Đông, A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) ngày càng thay đổi, khởi sắc, xanh – sạch – sáng hơn, người dân vùng dân tộc thiểu số có ý thức bảo vệ môi trường hơn.

“Sống xanh” nơi vùng cao

Trở lại Nam Đông, một huyện vùng núi tỉnh Thừa Thiên - Huế với gần 50% đồng bào dân tộc thiểu số, chúng tôi dễ dàng nhận ra sự đổi thay ở vùng đất này, đặc biệt là người dân ngày càng “yêu” môi trường hơn nhờ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” mà tỉnh phát động hơn 3 năm qua.

“Muốn xanh sạch thì trước hết dọn rác, đó phải là nhiệm vụ, là ưu tiên”, một người đàn ông lớn tuổi ở huyện Nam Đông nói như vậy khi được hỏi về cách bảo vệ môi trường sống ở vùng cao này.

Đến xã Hương Hòa, Hương Sơn vào ngày chủ nhật, như thường lệ, từ sáng sớm, người dân, cán bộ và trẻ em tiến hành dọn dẹp vệ sinh môi trường tại đường làng ngõ xóm, làm hàng rào, dọn dẹp vệ sinh vỉa hè, lòng lề đường, xóa bỏ các tụ điểm ô nhiễm môi trường, đồng thời trồng hoa dọc các tuyến đường chính trong xã, tạo môi trường trong lành.

hue-1.jpg

Người dân miền núi Thừa Thiên – Huế dọn rác

Đâu đâu cũng rộn ràng tiếng người, tiếng chổi quét rác, tiếng cuốc làm cỏ. Và đến đầu tuần, người dân đi lao động sản xuất, trẻ em đến trường, cán bộ đi làm việc... ai ai cũng cảm thấy tinh thần thoải mái vì đường làng, ngõ xóm nơi mình ở thoáng mát, sạch đẹp.

Quét xong một đoạn đường nhiều rác thải, bà Hồ Thị Mai (trú tại thôn A2, xã Hương Sơn) chia sẻ, cứ mỗi sáng ngày chủ nhật, người dân trong thôn tiến hành dọn dẹp vệ sinh trước cổng nhà, dọn rác và trồng hoa làm cho đường làng ngõ xóm sạch sẽ, không còn rác thải...

“Lúc trước thấy ở quê ô nhiễm lắm, việc dọn rác có được ai hưởng ứng nhiều đâu. Tầm 2- 3 năm qua tỉnh và huyện về đến các thôn tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường nên chúng tôi thấy đúng đắn. Từ đó tự giác hơn”, bà Mai bộc bạch.

Còn tại huyện A Lưới với phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều địa phương xuất hiện nhiều mô hình như “Tuyến đường kiểu mẫu”, “Công sở, trường học xanh-sạch-sáng”, “Tuyến đường hoa” ấn tượng. Nhiều xã đã vận dụng sáng tạo phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” thành các cuộc thi, tạo khí thế thi đua sôi nổi.

Huyện đoàn A Lưới cũng vừa hình thành công trình “Điểm tập kết xanh” xóa các “điểm nóng” rác thải ở thị trấn A Lưới, xây dựng các giàn hoa, chậu hoa được làm bằng các lốp xe ô tô đặt trên vỉa hè; qua đó giúp đồng bào nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn.

Tại xã Nhâm, chúng tôi bắt gặp tuyến đường tràn ngập sắc hoa ven đường đang khoe sắc, những bông hoa mười giờ xen kẽ với hoa sim, cúc vạn thọ... tạo nên một bức tranh lung linh, đầy sắc màu. Mỗi gia đình làm một chiếc cổng bằng tre được thiết kế độc đáo, lạ mắt theo kiến trúc của người Tà Ôi, Pa Cô. Một góc cổng là những chiếc giỏ tre được người dân tự tay đan lát dùng để đựng và phân loại rác.

Năm 2021, huyện A Lưới phát động 1.435 lần ra quân “Ngày Chủ nhật xanh”, thu hút 38.597 lượt nhân dân, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, học sinh tham gia; trồng 2.275 cây mai, đào và 3.314 cây xanh các loại; lắp đặt điện chiếu sáng mới dài 2, 8 km; chăm sóc gần 30km và trồng mới hơn 4,4km hàng rào xanh; nạo vét 50 kênh mương dài trên 8,7km; xây dựng hơn 2.744m đường bê tông nông thôn; 100% các xã, thị trấn thành lập đội thanh niên tình nguyện xung kích bảo vệ môi trường.

Ông PaE Hồ Viên Đỏ, thôn A Hưa (xã Nhâm) cho rằng, ngoài tích cực hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh” trong những ngày cuối tuần, địa phương sáng kiến lồng ghép tuyên truyền, huy động các tổ chức đoàn, hội, tiến hành giúp mỗi hộ dân đào một hố chôn lấp rác, vận động các hộ dân có điều kiện xây dựng bể lọc chứa nước sinh hoạt, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; phối hợp nhân rộng mô hình này ra khắp các thôn, bản, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần hình thành việc xây dựng nếp sống mới ở địa phương.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Theo Chủ tịch UBND huyện Nam Đông – Trần Quốc Phụng, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” đã được huyện tổ chức triển khai thực hiện trên toàn địa bàn. Hiện nay, cứ đến ngày thứ bảy, chủ nhật, đúng 7h sáng, người dân sẽ tiến hành dọn dẹp vệ sinh, phát quang bụi rậm. Đây là điều rất đáng mừng, từ “Ngày Chủ nhật xanh” do tỉnh đề ra, người dân đã ý thức được rằng nhà mình ở đâu, nằm ở tuyến đường nào thì sẽ tiến hành dọn dẹp vệ sinh, tham gia tích cực, hướng đến hình thành một môi trường không những xanh, sạch mà còn đẹp. Mặt khác cũng góp phần trong việc đẩy nhanh thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới...

Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện A Lưới cho rằng, chưa có một thống kê cụ thể nào để đo lường sự quan tâm của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng rõ nhất là sự thay đổi trong nếp sống của người dân ở vùng cao. Ngoài những nơi có thu gom rác thải tập trung, thì ở những thôn bản khác, họ cũng tự chế các thùng rác, phân loại rác để xử lý hoặc chở ra trung tâm - nơi có các thùng rác để đổ. Hết vệ sinh trong nhà, họ lại cùng nhau làm đẹp đường làng, ngõ xóm. Phụ huynh dặn dò con ý thức giữ gìn vệ sinh chung, nên bây giờ vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải không còn.

hue-2.jpg

Thông qua phong trào “ Ngày Chủ nhật xanh”, người dân miền núi quan tâm hơn đến việc làm sạch nhà cửa, đường ngõ

Chủ tịch UBND huyện A Lưới - Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, thời gian qua, bà con trên địa bàn huyện nhất là cộng đồng các dân tộc thiểu số đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Hằng tuần, người dân hăng say làm cỏ, quét dọn thu gom rác, trồng hoa, làm hàng rào... Chẳng mấy chốc, các tuyến đường ở huyện sạch và đẹp hẳn. Môi trường vùng cao ngày càng trong lành. Người dân A Lưới đã tự thay đổi nếp sống của mình bằng phương châm “sạch đẹp từ nhà ra đường”. Mong rằng tinh thần của người dân sẽ tiếp tục duy trì và phát huy.

“Thông qua phong trào Ngày Chủ nhật xanh, nhiều vấn đề về môi trường ở khu dân cư đã được giải quyết, góp phần thiết thực trong việc bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các xã duy trì và thực hiện tốt phong trào, coi đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên gắn với phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong toàn huyện”, ông Hùng nói.

Nhiều lần đến các vùng cao Nam Đông và A Lưới, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương biểu dương tinh thần của người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, những việc làm cụ thể của người dân đã góp phần bảo vệ môi trường, hình thành lối sống văn minh và có trách nhiệm hơn với môi trường. Hy vọng các hoạt động ý nghĩa sẽ được duy trì thường xuyên.

“Các cơ quan, ban ngành nên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa, khuyến cáo bà con đồng bào hạn chế sử dụng túi ni lông, làm thay đổi nhận thức của người dân”, ông Phương nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO