Thừa Thiên - Huế: Đồng bào DTTS giữ rừng, góp phần ứng phó BĐKH

Văn Dinh | 19/08/2021, 15:02

(TN&MT) - Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Thừa Thiên - Huế đã đồng lòng giữ rừng, qua đó ổn định sinh kế, góp phần thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Người dân hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ yếu là đồng bào DTTS, đời sống còn khó khăn, kinh tế không ổn định. Tuy nhiên những năm gần đây, từ nhiều chính sách về bảo vệ rừng của nhà nước đã tạo việc làm, tăng thu nhập, qua đó giúp người đồng lòng giữ rừng.

Đời sống đồng bào DTTS đồng lòng giữ rừng, phát triển kinh tế

Ông Trần Văn Biên - Trưởng Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Dỗi (xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông) thông tin, thôn có 157 hộ, 660 nhân khẩu, chiếm hơn một nửa dân số xã, số hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn nhiều, tập quán sản xuất còn lạc hậu, sinh sống chủ yếu dựa vào rừng.

Từ năm 2011 - 2012, cộng đồng thôn Dỗi được UBND huyện giao quản lý, bảo vệ 702,5 ha rừng tự nhiên, trong đó rừng giàu 483,3 ha, còn lại rừng trung bình, rừng nghèo và một số diện tích chưa sử dụng. Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Dỗi đã tiến hành thành lập 5 Tổ quản lý bảo vệ rừng với hơn 60 thành viên, tuần tra 500 ngày công, làm giàu rừng 120 ngày công. Từ khi được giao khoán quản lý, người dân thôn Dỗi đã ý thức tầm quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thôn. Từ đó, người dân nơi đây đã nêu cao tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, tự nguyện xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

“Tập quán sinh sống dựa vào rừng không chỉ được xóa bỏ, người dân còn tham gia cùng cơ quan chức năng ra sức tuần tra, bảo vệ rừng nghiêm ngặt. Từ đó diện tích rừng do thôn quản lý không còn xảy ra tình trạng chặt phá, lấn chiếm làm nương rẫy. Các dự án còn hỗ trợ giống và kỹ thuật cho người dân trồng 20 ha mây dưới tán rừng và 2.000 gốc tre lấy măng đã góp phần giảm nghèo, ổn định cuộc sống...”, ông Biên chia sẻ.

Người dân miền núi tham gia tuần tra rừng

Ông Trần Văn Trĩ, Chủ tịch UBND xã Thượng Long (huyện Nam Đông) cho biết, xã Thượng Long có 2 nhóm hộ, 6 cộng đồng trong xã được giao khoán rừng. Việc họp bàn kế hoạch kết hợp giữa tuần tra bảo vệ rừng, chăm sóc vườn rừng và làm giàu rừng đã trở thành hoạt động luân phiên hàng tháng của các tổ nhóm. Các thành viên trong cộng đồng chăm sóc rừng mây, khai thác lâm sản phụ. Qua đó, không chỉ giúp các thành viên gắn bó với rừng hơn mà còn làm đa dạng hệ sinh thái, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy, đã ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng.

Tại huyện A Lưới có hơn 70% diện tích đất lâm nghiệp là rừng tự nhiên và diện tích đất rừng. Huyện đã giao hơn 20.000 ha rừng tự nhiên cho 191 nhóm hộ, 26 hộ gia đình, 39 cộng đồng dân cư thôn và 2 Đồn Biên phòng quản lý.

Ông Lê Thanh Bừng (thôn Hợp Thượng, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới) cho hay, cách đây hơn 5 năm, ông cùng nhóm hộ dân trong thôn được giao quản lý, bảo vệ gần 100 ha rừng. Mỗi năm, kinh phí hỗ trợ trên dưới 10 triệu đồng/hộ, số tiền tuy không lớn nhưng đã phần nào giúp người dân có thêm nguồn thu nhập để mua con giống, cây giống, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ nghèo khó, nhóm hộ của ông Bừng đã ổn định cuộc sống nhờ chăn nuôi, trồng trọt...

Những cánh rừng ở miền núi Thừa Thiên - Huế ngày càng được bao phủ

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, toàn tỉnh có 576 chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ gia đình với hơn 5.000 hộ ở miền núi. Qua các chính sách hỗ trợ về rừng đã giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cho các tổ chức, cộng đồng và cá nhân.

Theo Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện A Lưới - Văn Thân, việc xã hội hóa ngành lâm nghiệp là cần thiết nhằm thu hút, tranh thủ sự tham gia của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Nhờ chính sách giao về giao rừng, bảo vệ rừng mà tình trạng chặt phá, xâm lấn rừng lấy đất sản xuất và khai thác vận chuyển lâm sản trái phép và cháy rừng được hạn chế. Hơn 95% người dân khẳng định nhận thức của họ về bảo vệ rừng tốt hơn trước.

“Quá trình tham gia quản lý bảo vệ rừng, người dân vùng DTTS đã nắm bắt thông tin, phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức nhiều đợt tuần tra, truy quét, đẩy đuổi lâm dân trái phép ra khỏi rừng; phát hiện, xử lý kịp thời nhiều vụ vi phạm khai thác, vận chuyển, lấn chiếm rừng”, ông Thân nói.

Cũng theo ông Thân, để công tác bảo vệ rừng vùng DTTS hiệu quả cần nâng cao năng lực và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước về rừng và đất rừng. Các chủ rừng thực hiện tốt hơn nữa vai trò trong việc kiểm soát lâm phận của đơn vị mình, gắn trách nhiệm của chủ rừng trong việc để xảy ra các vụ việc trong phạm vi đơn vị quản lý; chủ động để truy quét và có kế hoạch phối hợp tốt với lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương, kiên quyết không để xảy ra điểm nóng phá rừng và lấn chiếm rừng, nhất là vùng núi, vùng sâu vùng xa...

Bài liên quan
  • Ninh Bình: Hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước hợp vệ sinh
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, từ năm 2006, tỉnh Ninh Bình được Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình nước sạch tại địa phương nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng sống của người dân nông thôn. Đối với huyện miền núi Nho Quan, đến nay, 70% số hộ dân đã được dùng nước sạch; hơn 90% dân số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước hợp vệ sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO