Thừa Thiên Huế: Dịch COVID – 19 cơ bản được kiểm soát, nới lỏng một số hoạt động

Văn Dinh | 04/06/2021, 20:54

(TN&MT) - Thừa Thiên Huế hiện đã qua 21 ngày không phát hiện thêm ca bệnh mới, tình hình dịch bệnh trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đã điều chỉnh một số biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch.

Không để dịch xâm nhập vào cơ sở y tế, khu sản xuất kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại các địa phương trên cả nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Dù dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được khống chế đã qua 21 ngày  không phát sinh ca dương tính mới, nhưng nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bên ngoài vào địa phương tiềm ẩn rất cao. Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh.

Dù dịch đã được kiểm soát nhưng Thừa Thiên Huế vẫn yêu cầu các cơ quan ban ngành... không được chủ quan

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu duy trì và phát huy hiệu quả công tác giám sát tại các chốt kiểm soát y tế. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát công dân từ vùng dịch đến địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng công dân đến Thừa Thiên Huế không được giám sát, khai báo và theo dõi. Nếu để xảy ra tình trạng này, Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh người dân thời gian qua đã tích cực phối hợp với chính quyền kịp thời phản ánh những vi phạm về phòng chống dịch. Đề nghị các cấp chính quyền thực hiện nghiêm việc xử lý phản ánh trên hiện trường thông qua ứng dụng Hue-S, đối với các phản ảnh liên quan đến dịch bệnh phải xử lý ngay trong ngày. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch để tăng tính răn đe.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Y tế, Sở Công thương, Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp và chính quyền cấp huyện cần phối hợp kiểm tra công tác triển khai thực hiện các bộ tiêu chí phòng chống dịch tại các doanh nghiệp, cơ sở y tế. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp phải thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc. Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá để xem xét quyết định cho phép bộ phận, dây chuyền, phân xưởng của cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh có được tiếp tục sản xuất hoặc dừng sản xuất để khắc phục đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Đối với các cơ sở y tế, các cơ quan quản lý phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí về bệnh viện và phòng khám an toàn. Kiên quyết đóng cửa, tạm dừng hoạt động những cơ sở không đạt tiêu chuẩn; xem xét xử lý kỷ luật các cơ sở không chấp hành quy định.

Các chốt kiểm tra y tế vẫn đang hoạt động hiệu quả

Nới lỏng một số hoạt động

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID – 19 tỉnh Thừa Thiên Huế đã đồng ý điều chỉnh một số điều kiện để thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội trong trạng thái bình thường mới. Với tinh thần nới lỏng dần nhưng nếu “không kiểm soát được thì không nới lỏng”.

Theo đó đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cafe...) được phép hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp an toàn phòng dịch như: thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa các bàn, tối đa phục vụ không quá 50% công suất (nhưng không quá 20 khách/lần phục vụ), quét mã QR code, khử khuẩn; đối với các quán vỉa hè và các quán ăn uống chợ dân sinh, khuyến khích thực hiện hình thức bán mang về hoặc giao hàng tại nhà.

Cho phép các hoạt động thể dục, thể thao (trừ hoạt động sân golf, phòng tập gym, phòng tập yoga, phòng tập zumba); công viên công cộng; các hoạt động giáo dục và đào tạo nhưng phải thực hiện các biện pháp an toàn phòng dịch như: thực hiện giãn cách, khẩu trang, khử khuẩn, quét mã QR code, không được tập trung quá 20 người trong cùng một thời điểm.

Hoạt động vận tải hành khách nội tỉnh được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải. Thời gian áp dụng các nội dung nêu trên từ 0h ngày 05/6/2021 cho đến khi có thông báo mới.

Các quán cà phê sẽ không quá 20 người

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo quyết định tiếp tục dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết. Không tụ tập quá 20 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; nơi công cộng yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m khi tiếp xúc.

Trường hợp thực sự cấp thiết phải tổ chức do người đứng đầu đơn vị, địa phương quyết định, chỉ được bố trí tối đa 50% chỗ ngồi trong hội trường, phòng họp và phải chịu trách nhiệm đảm bảo đầy đủ các quy định phòng, chống dịch như: thực hiện giãn cách tối thiểu 1m, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, khử khuẩn, quét mã QR code.

Tiếp tục tạm dừng hoạt động đối với các nhà hàng, quán ăn, điểm bán hàng đặc sản lưu niệm dọc tuyến QL 1A (Hầm Hải Vân - Cầu vượt Thuỷ Phù tại Km 842 - đường tránh Huế - vòng xuyến vào phường Tứ Hạ, TX. Hương Trà - địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị).

Tiếp tục tạm dừng các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Tiếp tục tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, massage, xông hơi, cơ sở thẩm mỹ/spa, game online, rạp chiếu phim, Pub beer; hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; các giải thi đấu thể thao; hoạt động tại các bể bơi, tắm sông, tắm biển.

Tiếp tục tạm dừng đón khách tham quan tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa; các khu, điểm du lịch; hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe ô tô, mô tô. Tạm dừng hoạt động tổ chức tiệc cưới, hỏi, liên hoan, tiệc mừng từ 20 người trở lên. Hạn chế đông người tại các đám tang, vận động người dân tổ chức theo nghi thức truyền thống.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế, thêm quyền lợi cho người bệnh
    Bộ Y tế cho biết, thuốc là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng chi lớn nhất trong tổng chi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chi phí để điều trị bệnh hiếm, trong đó tiền mua thuốc hiếm rất tốn kém. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với một số nhóm thuốc đặc thù.
  • Ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo giai đoạn 2021 -2025
    Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn.
  • Đà Nẵng: Có lợi thế rất lớn để phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Ngày 29/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – SURF 2023 với chủ đề “Khát vọng sông Hàn - Khơi nguồn sáng tạo” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo"
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Gắn xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong năm 2023, với mục tiêu tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hà Nam khởi sắc nhờ nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Hà Nam đã có sự thay đổi toàn diện, cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
  • Công an tỉnh Hà Nam tổ chức đêm hội trăng rằm cho thiếu nhi
    Tối 28/9, tại Nhà thi đấu Thể dục, Thể thao tỉnh Hà Nam - phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” với thông điệp “Gắn kết và lan tỏa yêu thương” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi và con em cán bộ, chiến sỹ cùng hàng ngàn cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh.
  • Phú Thọ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh
    (TN&MT) - Ngày 28/9, UBND tỉnh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh năm 2023.
  • Yên Bái: Hiệu quả từ chính sách cho vay nhà ở xã hội
    (TN&MT) – Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay nhà ở xã hội, giúp nhiều cán bộ và người dân có thu nhập thấp có nhà ở, yên tâm làm việc.
  • Bắc Kạn: Ưu tiên nguồn lực nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Bắc Kạn có gần 314.000 người, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 88%. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang giúp thay đổi cơ bản điều kiện hạ tầng nông thôn miền núi, từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc của tỉnh.
  • Quảng Ninh: Đồn Biên phòng đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu
    (TN&MT) - Đồn biên phòng Đảo Trần, BĐBP tỉnh Quảng Ninh vừa cứu nạn thành công 3 ngư dân bị đắm tàu trên vùng biển huyện đảo Cô Tô.
  • Hàm Thuận Nam (Bình Thuận): Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân địa phương, công tác giảm nghèo của huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, từ đó đã góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
  • Sơn La: Sạt lở đất bất ngờ làm 3 người mất tích
    (TN&MT) - Mưa lũ kéo dài trong 2 ngày 27-28/9 trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản nhân dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO