Thừa Thiên - Huế: Đầu tư nhà máy cấp nước sạch cho nhiều xã miền núi

Văn Dinh | 01/08/2021, 15:26

(TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tỉnh đang yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế (HueWACO) đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án Nhà máy nước sạch Thượng Long, nhằm sớm cấp nước cho bà con đồng bào nhiều xã miền núi của huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Dự án Nhà máy nước sạch Thượng Long khi đưa vào hoạt động sẽ giải quyết tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng của người dân 5 xã tại huyện miền núi Nam Đông.

Theo tìm hiểu của PV được biết, nhiều năm trở lại đây, người dân 5 xã vùng cao tại huyện Nam Đông là Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Hữu, Hương Giang và Hương Nhật đang thiếu nước sạch sử dụng trầm trọng. Một số xã lại không có sông ngòi, mưa hiếm, các giếng khoan lâu năm cũng khô cạn. Người dân chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số phải đi bộ nhiều km để gánh nước sạch từ những khe suối về sử dụng.

Người dân vùng cao Nam Đông phải lấy nước từ các khe, suối

Nhà máy nước sạch Thượng Long có tổng mức đầu tư 50,8 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ, trong đó nguồn nhận nợ và thuê lại tài sản Nhà nước của HueWACO và nguồn cổ tức tạm tính được chia cho phần vốn Nhà nước đầu tư tại HueWACO là 43,5 tỷ đồng, vốn đối ứng của HueWACO là 7,3 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành công trình được duyệt là 10/10/2021. Nhà máy được thiết kế mang tính đặc trưng văn hóa địa phương theo kiến trúc nhà rông của người Cơ tu. Đây là nhà máy đầu tiên tại miền núi áp dụng công nghệ xử lý nước hiện đại.

Ông Trương Công Hân - Tổng Giám đốc HueWACO thông tin, nhà máy áp dụng bể lắng thông minh chất lượng cao giúp nâng cao chất lượng nước, nước sau khi lắng lọc có độ đục luôn ≤ 0,025 NTU (thấp hơn 80 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam), Fe, Mn ≤ 0,001mg/l (thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam 300 lần). Công ty sẽ lắp đặt hệ thống tuabin thủy điện trên đường ống nước thô để tạo điện năng cung cấp cho nhà máy, góp phần giảm chi phí vận hành, thân thiện với môi trường. Về quy hoạch sân vườn, Công ty chú trọng trồng các loại cây xanh mang tính bản địa tạo thành cảnh quan xanh, sạch, độc đáo. Đến nay, tỉnh đã quan tâm bố trí nguồn vốn 20 tỷ đồng để thực hiện dự án.

Nhà máy nước sạch Thượng Long đang được thi công

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đánh giá cao việc thực hiện Dự án, thể hiện tính nhân văn trong việc đảm bảo cấp nước không phân biệt đô thị và nông thôn, yêu cầu tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn còn lại và đề nghị HueWACO tăng cường nhân lực, vật lực để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án đưa vào sử dụng nhưng phải chú ý đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công nhân. 

Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ đạo chủ đầu tư hướng đến xây dựng nhà máy trở thành điểm tham quan học tập cho các em học sinh và phối hợp với huyện Nam Đông trong công tác tuyền truyền cho người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn và nguồn nước nhằm góp phần đảm bảo an ninh nước cho trước mắt, lâu dài và phát triển bền vững.

Bài liên quan
  • Nối dài những con đường dân tự nguyện hiến đất ở xã miền núi Hoà Ninh
    (TN&MT) - ​​​​​​​Từng tấc đất thấm đẫm mồ hôi khai hoang, cải tạo thành đất sản xuất. Vậy mà, nhiều gia đình ở xã miền núi Hoà Ninh, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đã không ngần ngại, hiến hàng nghìn mét vuông đất để làm đường giao thông, góp phần cho bộ mặt nông thôn, miền núi của huyện thêm phần khởi sắc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển khai phân loại rác thải tại nguồn tới từng thôn, bản
    (TN&MT) - Triển khai phân loại rác thải tại nguồn nhằm tiến tới xử lý rác theo hướng tuần hoàn, giảm chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế là định hướng quản lý chất thải rắn vùng nông thôn ở huyện miền núi Yên Bình (Yên Bái).
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO