Thừa Thiên - Huế: Đấu giá 11 khu vực khai thác đất, đá năm 2022

Văn Dinh | 24/03/2022, 11:28

(TN&MT) - Thừa Thiên – Huế sẽ đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2022 với 11 khu vực, trong đó 9 khu vực mỏ đất làm vật liệu san lấp và 2 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường.

Sở TN&MT Thừa Thiên – Huế vừa có công văn về việc đăng tải kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh năm 2022.

Theo đó, các khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản gồm 11 khu vực, trong đó 2 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường và 9 khu vực mỏ đất làm vật liệu san lấp.

Cụ thể, 2 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường gồm mỏ đá ở thôn 10, xã Lộc Hòa (huyện Phú Lộc) với diện tích 20 ha, trữ lượng 8.006.276 m3 và mỏ đá khu vực xã Phú Mậu, xã Hương Phú (huyện Nam Đông) với diện tích 4,8 ha, trữ lượng 743.142 m3.

3f1c3f153c53c10d9842.jpg

Thừa Thiên - Huế đấu giá 11 khu vực khai thác đất, đá năm 2022

Trong số 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp có 4 mỏ ở phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy), gồm mỏ đất khu vực vùng đồi 1, diện tích 9,5 ha, trữ lượng 800.000 m3; mỏ đất khu vực vùng đồi 2, diện tích 14 ha, trữ lượng 1.000.000 m3; mỏ đất khu vực đồi Trốc Voi 1, diện tích 14 ha, trữ lượng 1.500.000 m3; mỏ đất khu vực đồi Trốc Voi 2, diện tích 15ha, trữ lượng 1.000.000 m3.

Các mỏ đất còn lại gồm mỏ đất khu vực thôn 4, xã Phú Sơn (thị xã Hương Thủy) có diện tích 15 ha, trữ lượng 1.200.000 m3; mỏ đất khu vực đồi Trung Kiền, xã Phong Thu (huyện Phong Điền), diện tích 23,77 ha, trữ lượng 1.500.000 m3; mỏ đất khu vực thôn Phường Hóp, xã Phong An (huyện Phong Điền), diện tích 10 ha, trữ lượng 522.471 m3; mỏ đất vực Khe Băng 4, phường Hương Vân và xã Hương Bình (thị xã Hương Trà), diện tích 18,1 ha, trữ lượng 1.600.000 m3; mỏ đất khu vực đồi Khe Bội 1, phường Hương Xuân, phường Hương Vân và xã Hương Bình (thị xã Hương Trà), diện tích 26 ha, trữ lượng 2.340.000 m3.

Việc đấu giá này nhằm làm căn cứ pháp lý cho việc lập thủ tục cấp giấy khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản 2010, trên nguyên tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Ngoài ra cũng nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng, san lấp và nguyên liệu sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Trường hợp trong năm 2022 chưa thực hiện hết việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản các khu vực đã phê duyệt kể trên thì chuyển sang đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong năm 2023.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Sửa các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản để tránh “lợi ích riêng, chi phí công”
(TN&MT) - Sáng 9/6, tại Vĩnh Phúc, trong khuôn khổ cuộc họp 2 ngày về tham vấn kinh nghiệm của chuyên gia để xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản, các chuyên gia, nhà quản lý đã tiếp tục góp ý cho dự thảo này.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
  • Thừa Thiên - Huế quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển bền vững - Kiểm soát chặt, quản lý nghiêm
    (TN&MT) - Trong quá trình khai thác khoáng sản, bên cạnh những doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật về khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp “phớt lờ” quy định, coi thường luật pháp. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm.
  • Thừa Thiên - Huế: Khoáng sản là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế đã và đang góp phần phát triển ổn định kinh tế - xã hội của địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế để rõ hơn về vấn đề này.
  • Thanh Hóa: Quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển kinh tế bền vững
    Thời gian qua, để khắc phục các tồn tại, vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, từng bước đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo các khu vực nông thôn, miền núi.
  • Mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cao nhất 100 triệu đồng
    Theo Bộ Tài chính, mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại là 100 triệu đồng/giấy phép; lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm là 80 triệu đồng/giấy phép.
  • Tiền Giang: Quản lý hiệu quả khoáng sản, phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, nhất là cát lòng sông trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kiệt, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tiền Giang xung quanh nội dung này.
  • Chủ tịch HĐTV Tập đoàn TKV Ngô Hoàng Ngân thăm, tặng quà CNLĐ các đơn vị khu vực Thái Nguyên
    Sáng 15/5, đồng chí Ngô Hoàng Ngân - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dẫn đầu đoàn công tác Tập đoàn tới kiểm tra sản xuất, thăm, tặng quà công nhân lao động nhân dịp tháng công nhân năm 2023 tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tham gia chương trình có Chủ tịch Công đoàn TKV Lê Thanh Xuân, Phó TGĐ Tập đoàn Nguyễn Tiến Mạnh; lãnh đạo, công đoàn TCT Khoáng sản, TCT Điện lực và TCT Công nghiệp Mỏ Việt Bắc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO