Thừa Thiên - Huế: Chủ động ứng phó mưa lũ, cho học sinh nghỉ học

Văn Dinh | 14/10/2022, 15:53

Trước tình hình mưa lớn đang diễn ra, tỉnh Thừa Thiên – Huế đang lên phương án ứng phó, cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa cho học sinh địa bàn vùng thấp trũng nghỉ học từ chiều 14/10. Trong ngày mai (15/10), học sinh trên toàn tỉnh tiếp tục được nghỉ học.

Bà Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc cho biết, đơn vị đã thông báo cho học sinh nghỉ học từ chiều 14/10, yêu cầu các đơn vị nhà trường trên địa bàn khẩn trương chằng chống nhà cửa, cơ sở trường học, lên phương án đảm bảo tài sản, cơ sở vật chất, chủ động di dời máy móc, thiết bị, tài liệu, hồ sơ đến nơi cao ráo. Đồng thời duy trì lực lượng, phương tiện và phân công giáo viên trực 24/24 để theo dõi tình hình mưa lũ.

“Ngoài ra tại địa bàn có rất nhiều vùng trũng, chúng tôi cũng thông báo đến giáo viên, học sinh... tuyệt đối không đến nơi nước lũ nguy hiểm, nơi nước sâu, tụ tập xem nước”, bà Hương nói.

z3798235004198_1b09798f687950256320fa5118d876b9.jpg

Nước bắt đầu dâng lên ở các vùng trũng, học sinh ở Thừa Thiên – Huế được cho phép nghỉ học

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế cảnh báo, từ ngày 13 - 16/10, trên các sông trong tỉnh khả năng xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên đạt từ 1- 3 m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông ở mức báo động 2 đến báo động 3, có sông trên mức báo động 3. Trên địa bàn tỉnh sẽ xuất hiện một đợt mưa to, mưa rất to, cường độ lớn tập trung trong ngày và đêm 14/10, rạng sáng 15/10.

Hiện nay mực nước các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đang vận hành đảm bảo an toàn.

Nhằm tăng dung tích phòng lũ, đảm bảo an toàn hồ chứa và vùng hạ du, trưa 14/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp tục có lệnh điều chỉnh điều tiết hồ chứa thủy điện Hương Điền trên lưu vực sông Bồ và thủy điện Bình Điền trên lưu vực sông Hương.

Cụ thể, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Hương Điền qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 1.100 -1.500 m3/s. Thời gian tăng dần lưu lượng bắt đầu từ 13 giờ chiều 14/10. Tương tự, hồ thủy điện Bình Điền cũng nhận lệnh yêu cầu tăng lưu lượng điều tiết qua tràn và tuabin từ 900 – 1.200 m3/s. Thời gian tăng dần lưu lượng bắt đầu từ 11h30 trưa 14/10.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm chắc thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới/bão và mưa lũ; chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền còn hoạt động trên biển, đồng thời cảnh báo cấp rủi ro đợt mưa lũ lần này là cấp độ 3.

z3798173884127_fa9e0066148d6555f31ccf8901528baa.jpg

Thừa Thiên – Huế họp khẩn ngày 14/10 để bàn phương án phòng chống mưa lũ

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương chủ động điều chỉnh số lượng người sơ tán, quyết định thời gian và ưu tiên triển khai sơ tán các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo... Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; bố trí lực lượng kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người. Có kế hoạch, kịch bản cụ thể để hỗ trợ nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở, sẵn sàng cứu trợ cho các hộ dân có nguy cơ bị thiếu đói; xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển.

Chủ tịch UBND tỉnh đặc biệt lưu ý các địa phương cần rà soát lại các địa điểm nguy cơ cao sạt lở, vì mấy ngày hôm nay đất đã ngậm “no” nước, khả năng sạt lở rất cao. do đó cần rà soát đảm bảo sơ tán người ở các vùng sạt lở, đặc biệt là các đội thi công công trình, nhà dân ở vùng nguy hiểm.

Hiện tại theo ghi nhận của PV, Thừa Thiên – Huế đang có mưa rất to trên toàn tỉnh.

PV Báo TN&MT cập nhật những hình ảnh ngập mới nhất trong ngày 14/10 ở một số vũng trũng của Thừa Thiên – Huế:

z3798234968100_c65c2afeb72d803cc05b7334e6414499.jpg
z3798562663127_c937c33d0980aaa63029195751b91ee9.jpg
z3798234977170_6e30f5f56c07e84c2737f166d64be5ad.jpg
z3798235029268_c07f4f7d44ba6ea37fb97e40533aec98.jpg
z3798562655673_59efe1724282bac77bd0cee02dcf819e.jpg
z3798562685096_bed4992f510430f3afba578d8258872e.jpg
z3798562666501_3b118cdff68ba477b89ad93fe7f1c175.jpg

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
  • Phiên chợ xanh — Bảo vệ môi trường nông thôn
    (TN&MT) - Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023, ngày 26/9, tại Bến đò Tam Cốc (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình tổ chức sự kiện truyền thông “Phiên chợ xanh – Bảo vệ môi trường nông thôn” với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.
  • Bảo tồn đa dạng sinh học và tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng
    Bảo vệ và phát triển rừng bền vững luôn được Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống thực hiện rất tốt trong những năm qua. Từ đó, góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Võ Minh Sơn - Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Pù Huống về vấn đề này.
  • Dự báo thời tiết ngày 26/9: Đông Bắc Bộ mưa rào rải rác và có nơi có dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày 26/9, phía Tây Bắc Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng khu vực đồng bằng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
  • Áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, sáng nay (26/9), áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.
  • Áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền, mưa lớn ở Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hiện áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền các tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên Huế, gây mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
  • Lốc xoáy liên tiếp ở Thừa Thiên – Huế, hàng chục nhà dân tốc mái
    (TN&MT) - Một số người dân bị thương, nhiều căn nhà tại Thừa Thiên - Huế đã bị tốc mái, hư hỏng nặng do lốc xoáy liên tiếp xảy ra.
  • Chuyên gia KTTV cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét rất nguy hiểm do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Trao đổi với báo chí vào chiều 25/9, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết nhiều nơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên sẽ có mưa dồn dập trong thời gian ngắn, cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét rất nguy hiểm do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
  • Tuyên Quang: Bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc
    Năm 2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 bắt đầu được thực thi. Để những chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống, tỉnh Tuyên Quang mà ở đây là Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang đã nỗ lực tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tới người dân, nhất là người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đông thời qua đó giúp người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có phỏng vấn ông Đặng Minh Tơn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang.
  • Áp thấp nhiệt đới cách Quảng Ngãi khoảng 80km, gây mưa ở Bắc và Trung Trung Bộ
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
  • Quảng Trị: Sẵn sàng ứng phó thời tiết nguy hiểm
    Nhằm sẵn sàng ứng phó với thời tiết nguy hiểm sắp tới, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.
  • Thừa Thiên – Huế: Mưa xối xả, nhiều tuyến đường ngập cục bộ
    (TN&MT) - Mưa lớn kéo dài đang xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế khiến nhiều tuyến đường thấp trũng bị ngập. Trong khi đó, để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.
  • Điện Biên: Dấu ấn trong công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Là đơn vị chủ trì và quản lý về lĩnh vực bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Điện Biên đã thực hiện tốt trách nhiệm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành, chỉ đạo, triển khai nhiều chính sách quan trọng về lĩnh vực môi trường. Đến nay, công tác bảo môi trường tỉnh Điện Biên đã và đang được kiểm soát tốt, không phát sinh cơ sở mới gây ô nhiễm môi trường trong vài năm trở lại đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO