Thừa Thiên - Huế: Cấp nước an toàn, vệ sinh và bền vững

VĂN DINH | 09/06/2022, 08:27

(TN&MT) - Thừa Thiên - Huế đã và đang nỗ lực để người dân từ vùng sâu vùng xa, từ nông thôn đến thành thị đều được dùng nước sạch một cách an toàn và bền vững.

Ông Trương Công Hân - Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên - Huế (HueWACO) cho biết, đến nay đơn vị đang cấp nước cho hơn 1 triệu dân (trong đó có hơn 500.000 dân khu vực nông thôn), đạt hơn 93% dân số toàn tỉnh với gần 5.000 km đường ống và 27 nhà máy xử lý nước ở khắp địa bàn tỉnh, trong đó có 7 nhà máy lớn, công suất từ 5000 - 82.500m3/ngày đêm.

11-1-.jpg

HueWACO thi công các hệ thống xử lý nước.

Tại Thừa Thiên - Huế, tỉ lệ cấp nước sạch ở đô thị đang đạt 98,4%, nông thôn đạt 90,5%. Khoảng hơn 6% người dân chưa tiếp cận nước sạch chủ yếu vùng sâu, vùng xa, miền núi...

Nhằm đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục cho người dân, HueWACO đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giám sát chặt chẽ từ đầu nguồn đến nhà khách hàng.

Cụ thể, HueWACO đã nâng cấp cải tạo các nhà máy, đồng thời để đảm bảo an ninh về chất lượng nguồn nước khai thác, đơn vị đã quy hoạch lên thượng nguồn và vị trí cao theo quy hoạch cấp nước đồng bộ, bền vững toàn tỉnh và liên vùng được UBND tỉnh phê duyệt, không ngừng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ; lắp đặt thiết bị giám sát chất lượng nước online (độ đục, pH, Clo dư) ở mỗi công đoạn (nguồn - lắng - lọc - bể chứa và trên mạng lưới) với 92 thiết bị đo online tại các nhà máy và 22 thiết bị tại mạng nên kịp thời theo dõi và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình xử lý nước.

Theo lãnh đạo HueWACO, dù chất lượng nước đầu nguồn suy giảm sau cơn bão số 5 - 2021 song chất lượng nước toàn mạng vẫn duy trì dưới 0,02 NTU thấp hơn 100 lần so với TCVN. Lượng sắt, mangan và chất hữu cơ trong nước cũng duy trì mức rất thấp nên chất lượng nước cung cấp cho người dân vẫn đảm bảo an toàn.

Từ năm 2017 đến nay, ngành nước Thừa Thiên - Huế đã nghiên cứu ứng dụng thành công nhiều đề tài duy trì cấp nước an toàn, nhất là trong mưa lũ và sáng kiến bể lắng lọc thông minh, chất luợng cao, thân thiện với môi trường. Trong đó, sáng tạo về công nghệ xử lý nước, xử lý hiệu quả các nguồn nước có độ đục cao và đã áp dụng thành công tại nhà máy Quảng Tế 2, Tứ Hạ, Phong Thu...

Hiện nay, HueWACO đang tập trung chống thất thoát nước vùng điểm. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện phân vùng tách mạng và dò tìm rò rỉ các DMA có tỷ lệ thất thoát cao; dò tìm các điểm chảy ngầm khó phát hiện hay các điểm chảy nổi trên các đường ống truyền tải, phân phối, trên các ống dịch vụ vào nhà khách hàng, các điểm rò rỉ của các bể chứa bồn chứa của các trạm bơm, trạm tăng áp mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, việc đảm bảo cấp nước an toàn, bền vững vẫn còn nhiều khó khăn nhất là tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt; nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, tại các nhà máy sử dụng nguồn nước khe suối trong mùa nắng nóng trên địa bàn 2 huyện Phú Lộc, A Lưới. Nhiều nhà máy công nghệ đơn giản, cũ, lạc hậu, phân bố rải rác trên địa bàn toàn tỉnh, chi phí đầu tư hệ thống cấp nước ở khu vực nông thôn rất lớn nhưng doanh thu không cao nên ngành nước phải bù chéo giá…

11-2-.jpg

Theo Chủ tịch HĐQT - Trưởng ban chỉ đạo cấp nước an toàn HueWACO, nhằm phát triển bền vững nguồn nước, đơn vị đã thi công tuyến nước thô chống mặn kênh thủy lợi hồ Truồi để dự phòng bổ sung nguồn cho Nhà máy nước Lộc An trong trường hợp nước sông Truồi nhiễm mặn. Thi công tuyến ống truyền tải chiến lược DN400 gang băng hầm đèo Phước Tượng dài 1,7km lấy nước từ Nhà máy nước Chân Mây cấp nước cho các xã Lộc Trì, Lộc Bình giúp nghỉ vận hành 4 nhà máy nhỏ công nghệ lạc hậu và thiếu nguồn vào mùa hè tại Lộc Bình. Đơn vị cũng đầu tư nâng cấp nhà máy xử lý nước cơ động Thủy Yên từ 2.400m3/ngày đêm lên 5.000m3/ngày đêm theo phương thức đầu tư “công trình xây dựng khẩn cấp”, đồng thời khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư đầu tư xây dựng nhà máy Lộc Thủy 55.000m3/ngày đêm, lấy nước từ hồ Thủy Yên và phân kỳ xây dựng theo nhu cầu sử dụng nước.

Thời gian tới, HueWACO nỗ lực hoàn thành đưa vào vận hành Nhà máy nước Vạn Niên công suất 120.000m3/ngày đêm (giai đoạn 1: 60.000m3/ngày đêm); khánh thành Nhà máy nước Thượng Long tại miền núi huyện Nam Đông với công suất 2.000m3/ngày đêm; xây dựng phương án đầu tư trạm trung chuyển điều áp Châu Sơn 10.000m3; đưa vào hoạt động trung tâm quản lý vận hành tự động nhằm quản lý thông minh hệ thống cấp nước, tổ chức các hội nghị chiến lược kinh doanh - nâng cao chất lượng dịch vụ, hội nghị về cấp nước an toàn và an ninh nước.

“Ngành nước cũng đã và đang học hỏi nhiều đơn vị cấp nước trên toàn quốc về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý và phát triển hoạt động cấp nước đô thị hiện đại, qua đó phấn đấu nhiều hơn nữa với mục tiêu cấp nước an toàn cho 100% dân số toàn tỉnh vào năm 2025 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế”, ông Minh chia sẻ.

Bài liên quan
  • Tọa đàm trực tuyến: CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC HƯỚNG ĐẾN PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI
    Việt Nam được đánh giá là 1 trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức khi mà bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Vậy câu chuyện bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam đang như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh của vấn đề này cũng như tìm kiếm lời giải cho bài toán phục hồi đa dạng sinh học.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
(TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
Đừng bỏ lỡ
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn
    (TN&MT) - Để hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn, nhiều chuyên gia, các nhà khoa học khuyến nghị ban hành các quy định để khuyến khích phát triển hoạt động khoáng sản ở công đoạn hạ nguồn, đặc biệt là hoạt động chế biến khoáng sản, nhằm định hình thượng nguồn theo hướng bền vững.
  • Ưu tiên vật liệu để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải dành sự ưu tiên cao nhất các điều kiện về nguồn lực, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm.
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • Quản lý tài nguyên, BVMT ở TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp): Hướng tới giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Đồng Tháp, TP. Hồng Ngự đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hà Luân, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xung quanh nội dung này.
  • Thừa Thiên – Huế: Sớm giải quyết việc bồi thường, GPMB đường gom cao tốc Cam Lộ - La Sơn
    Gần đây, một số hộ dân cản trở không cho các đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu khẩn trương giải quyết dứt điểm việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản 2010: Rà soát nội dung về chiến lược, quy hoạch khoáng sản
    (TN&MT) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT về xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam vừa rà soát và tổng hợp các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010. Trong đó, có nhiều nội dung liên quan đến chiến lược, quy hoạch khoáng sản.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO