Thừa Thiên - Huế: Các khu tái định cư tiền tỷ hoạt động kém hiệu quả

Văn Dinh | 17/08/2022, 14:18

Nhiều khu tái định cư (TĐC) tại huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên- Huế) đang không hiệu quả khi có rất ít người ở, gây lãng phí.

Ban quản lý Khu kinh tế - Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, hiện nay trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đã đầu tư hoàn thành 4 dự án tái định cư với tổng diện tích là 118,4 ha, tổng số lô được đầu tư xây dựng là 1.959 lô. Các khu tái định cư lập nên nhằm xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu nhằm phục vụ nhu cầu tái định cư, ổn định cuộc sống của người dân bị giải tỏa do nhà nước thu hồi đất để xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; ngoài ra hình thành khu dân cư tập trung với hạ tầng Kỹ thuật đồng bộ, khang trang, từng bước xây dựng và hình thành đô thị Chân Mây... Tuy nhiên đến nay đã trải qua một thời gian dài nhưng các khu tái định cư vẫn hoạt động chưa hiệu quả.

Khu TĐC Lộc Vĩnh thuộc xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) được đưa vào sử dụng năm 2012 với diện tích hơn 38 ha, kinh phí xây dựng hơn 117 tỷ đồng. Tọa lạc tại vị trí đắc địa trên trục đường ra cảng biển Chân Mây, khu TĐC này được đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng, đường bê tông nhựa, thoát nước, nước sạch… rất khang trang. Sau 10 năm hoàn thành, hiện nơi đây chỉ có khoảng hơn 20% hộ dân sinh sống. Diện tích khu TĐC còn lại đã được phân lô vẫn bỏ hoang.

289594290_1665217287189019_4794581171441219100_n.jpg

Các khu tái định cư ở Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thưa thớt nhà ở

Ông Lê Công Minh - Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh cho biết, khu TĐC Lộc Vĩnh có tổng cộng là 689 lô để bố trí cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn xã. Tính đến nay, hiện khu TĐC đã cấp cho 205 hộ dân và do có một số dự án chậm triển khai nên tại khu TĐC vẫn còn nhiều lô đất bỏ trống.

Được biết, xã Lộc Vĩnh được quy hoạch là 1 trong 4 xã, thị trấn thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Gần 20 năm nay, xã Lộc Vĩnh không được quy hoạch sử dụng đất ở. Nhiều gia đình có đất nông nghiệp xin được chuyển đổi qua đất ở cũng không được phép. Hiện người dân trên địa bàn xã không thể tách thửa được, không có đất ở để xây dựng nhà; trong khi đó nhu cầu của người dân ngày càng lớn.

Trong khi đó, khu TĐC Lập An thuộc thị trấn Lăng Cô đưa vào sử dụng năm 2014, với diện tích quy hoạch khoảng 30 ha, tổng kinh phí đầu tư hạ tầng giai đoạn 1 khoảng 43 tỷ đồng. Hệ thống hạ tầng được xây dựng khang trang cũng như khu TĐC Lộc Vĩnh, ở đây được đầu tư xây dựng hoàn thành 315 lô, đến nay chỉ mới bàn giao thực địa 65 lô, còn lại 250 lô.

Theo lãnh đạo UBND thị trấn Lăng Cô, khu TĐC Lập An được xây dựng với mục đích để bố trí TĐC cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án triển khai trên địa bàn. Qua nắm tình hình, một số hộ dân sau khi được cấp đất TĐC Lăng Cô nhưng vì nhiều lý do, họ đã chuyển nhượng lại cho người khác. Ngoài ra, do một số dự án không triển khai đã bị thu hồi hoặc chậm triển khai nên kéo theo các khu TĐC chưa lấp đầy.

Cùng chung cảnh ngộ, khu TĐC xã Lộc Tiến, Lộc Thủy gần đó cũng được đầu tư nhiều năm nay, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chỉ chiếm khoảng 15% hộ dân đến ở, còn lại đang bị bỏ hoang.

294492811_785706999108395_4264882947415375361_n.jpg

Hàng trăm lô đất bỏ hoang trở thành bãi chăn thả trâu, bò

Cụ thể khu TĐC Lộc Tiến có tổng mức đầu tư là khoảng 48 tỷ đồng, đưa vào sử dụng giai đoạn 1 năm 2010, tổng diện tích 21,9 ha, đã được đầu tư xây dựng hoàn thành 395 lô, bàn giao thực địa 59 lô, còn lại 336 lô. Khu TĐC Lộc Thủy đưa vào sử dụng năm 2015, tổng mức đầu tư khoảng 155 tỷ đồng, tổng diện tích 35 ha, đã được đầu tư xây dựng hoàn thành 551 lô, bàn giao thực địa 84 lô, còn lại 467 lô.

Ghi nhận thêm của PV, nhiều khu TĐC sử dụng không hết công suất, không có người ở khiến hàng trăm lô đất bỏ hoang trở thành bãi chăn thả trâu, bò... phá hỏng hạ tầng.

Trước thực trạng các khu TĐC vẫn thưa thớt người dân sinh sống, thậm chí một số khu hiện vẫn để trống trong khi đó nhiều gia đình trên địa bàn một số xã, thị trấn tại Phú Lộc có nhu cầu xin tách hộ, mua đất TĐC để làm nhà nhưng không được đồng ý.

Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần đề xuất, có nguyện vọng được giải quyết mua đất tại khu TĐC để có chỗ ở ổn định nhưng chưa được giải quyết. Vì vậy, chính quyền các cấp nơi đây mong muốn, cấp trên và chủ đầu tư xem xét bố trí đất TĐC cho những hộ có nhu cầu đất ở...

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phú Lộc (đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án trong địa bàn Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô) cho biết, các khu tái định cư được định hướng lâu dài và việc thừa lô ở các khu tái định cư là không bất ngờ vì vẫn còn nhiều dự án ở địa bàn chưa triển khai. Dự kiến trong thời gian tới, địa bàn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô khi thực hiện các dự án lớn như Hạ tầng Khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây, Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế, các khu du lịch, nghỉ dưỡng và các dự án tại khu vực cảng Chân Mây... sẽ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng và phải bố trí tái định cư cho khoảng hơn 2.900 hộ dân. Nếu các hộ có nhu cầu về tái định cư thì đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh giao đất cho UBND huyện Phú Lộc để bố trí cho các hộ dân phải di dời chỗ ở nhằm ổn định cuộc sống.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ 10 về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Tổ 10, gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, Đoàn ĐBQH Thái Bình, Đoàn ĐBQH Đồng Tháp. Đa số đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra đã rất nỗ lực nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của Nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến các cơ quan của Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật có bước tiến quan trọng về chất lượng trình Quốc hội.
Đừng bỏ lỡ
  • Hội Cấp thoát nước Việt Nam: 35 năm đồng hành vì sự phát triển bền vững ngành Nước
    (TN&MT) - Chiều 8/6, tại Quảng Ninh, Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Hội (1988-2023). Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
  • Bộ GTVT và Bộ TN&MT đã xử lý vấn đề thiếu nguồn vật liệu cao tốc Bắc-Nam
    Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, đã gỡ được những vướng mắc về nguồn vật liệu cao tốc Bắc-Nam phía Đông nhằm đưa tiến độ dự án về đích đúng hẹn. Theo đó, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã vào các địa phương, đặc biệt là khu vực miền Tây như Đồng Tháp, An Giang để giải quyết. Đến nay, vấn đề nguyên vật liệu đã được xử lý.
  • Quảng Ninh: Kiên quyết xử lý các dự án “treo”
    (TN&MT) - Quản lý đất đai là một trong những lĩnh vực khá phức tạp, đa phần các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn hằng năm đều liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, dự án chậm tiến độ. Tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, cũng như kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ.
  • Cần đánh giá tác động khi tăng giá nước sinh hoạt
    (TN&MT) - Theo chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đây là dự án luật quan trọng, được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, bất cập của luật hiện hành, hoàn thiện khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt.
  • Lạng Sơn quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản: Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm
    (TN&MT) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện đã dần đi vào nền nếp, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
  • Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ biển trong hỗ trợ phát triển bền vững
    Từ ngày 5-9/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Hội nghị lần thứ 23 của Tiến trình tham vấn không chính thức về các vấn đề đại dương và luật biển (ICP23) với chủ đề “Công nghệ biển mới: Thách thức và cơ hội” đã được tổ chức với sự tham dự của gần 100 đại diện các quốc gia thành viên LHQ và các tổ chức quốc tế.
  • Hoạt động khai thác cát, sỏi tại Yên Bái: Dần đi vào nề nếp
    Nhằm siết chặt hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn, trong thời gian qua tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các điểm tập kết cát, sỏi trái phép, chưa đủ hồ sơ thủ tục theo quy định.
  • Khắc phục sạt trượt taluy trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
    (TN&MT) - Cơ quan chức năng đang khắc phục sạt trượt taluy dương tại Km69+900 trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn (nối Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế). Các phương tiện có tải trọng trên 10 tấn vào tuyến sẽ bị cấm.
  • Quảng Trị: Phát động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
    Ngày 6/6, tại xã Triệu An (huyện Triệu Phong, Quảng Trị), Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Triệu Phong, Hải đội 202 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2) tổ chức lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới (8/6) năm 2023.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát huy nguồn lực đất đai, phục vụ phát triển bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, nhờ chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng đi vào nền nếp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Động đất ở Kontum: Tiên định sớm các tai biến địa chất
    (TN&MT) - Hiện tượng động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum và các vùng lân cận đã được một số nghiên cứu xác định là động đất kích thích khi các hồ thủy điện tích nước.
  • Phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước để tránh chồng chéo
    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 05/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Tại Tổ 9, đa số ý kiến đại biểu đề nghị cần phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương để thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, xung đột pháp luật. Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự phiên thảo luận.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO