Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Năm, 24/7/2025 19:30 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 01/04/2024, 19:21 (GMT+7)

Thủ tướng chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Thứ Hai 01/04/2024 , 19:21 (GMT+7)

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.

Dân tộc - Tôn giáo

Thủ tướng chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Theo Chinhphu.vn 01/04/2024 19:21

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.

Thủ tướng chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây- Ảnh 1.
Thủ tướng gửi Thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây.

Nội dung Thư của Thủ tướng như sau:

Thân ái gửi: Đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer.

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer, là lễ hội lớn nhất trong năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khởi đầu năm mới với niềm tin, khát vọng, cầu chúc cho sự tốt đẹp, cuộc sống ấm no, hạnh phúc; cũng là dịp thể hiện tấm lòng hiếu thảo, thành kính với tổ tiên.

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi tới đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer tình cảm thân thiết, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Với hơn 1,3 triệu người, đồng bào Khmer là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian qua, đồng bào dân tộc Khmer đã luôn tin tưởng và nghiêm túc tuân thủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chung sức, đồng lòng với Nhân dân cả nước đóng góp tích cực vào những thành tựu, kết quả to lớn, toàn diện của đất nước trên mọi mặt; vùng đồng bào dân tộc Khmer có bước phát triển mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được nâng cao.

Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược, luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo sát sao; việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo được coi là nhiệm vụ chính trị, chuyên môn quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường phát huy các giá trị tích cực, nhân văn của đồng bào các dân tộc. Từ năm 2018 đến nay, công tác dân tộc được chú trọng đẩy mạnh triển khai với nhiều chủ trương, chính sách lớn, trong đó có Kết luận số 65-KL/TW ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; đặc biệt Ban Bí thư đã ban hành riêng Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10 tháng 01 năm 2018 để tăng cường chỉ đạo công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.

Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo gắn liền với các chính sách an sinh xã hội trong thời gian tới, các cấp, các ngành và địa phương nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống cần chủ động, linh hoạt, tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ nâng cao sinh kế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn, chú trọng quan tâm các đối tượng chính sách, người có công và thân nhân người có công với cách mạng, hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, người có uy tín, các vị chức sắc trong đồng bào dân tộc Khmer.

Năm 2024 là năm tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV, sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng để tổng kết, đánh giá về công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc định kỳ 10 năm; khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc cũng như những đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo động lực phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có vùng đồng bào dân tộc Khmer, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và sự phát triển bền vững đất nước.

Với ý nghĩa đó, tôi tin tưởng rằng, Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 sẽ mang đến niềm tin và hy vọng, tạo không khí phấn khởi và động lực mới; tin tưởng rằng đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer sẽ tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết và những giá trị tốt đẹp, ý chí tự lực, tự cường; đề cao phẩm giá, trí tuệ và khai mở sức sáng tạo của mỗi cá nhân để chung sức, đồng lòng cùng đồng bào các dân tộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tôi đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer đón tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024 đoàn kết, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Một lần nữa, tôi xin chúc đồng bào, đồng chí, các vị chư tăng dân tộc Khmer sức khỏe, an lành, hạnh phúc và thành công./.

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

    Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

  • Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng
    Dân tộc - Tôn giáo 01/02/2025 - 07:09

    (TN&MT) - Đây là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng lớn trong năm của huyện Lạng Giang nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị lễ hội đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then. Lễ hội mở cửa rừng được tổ chức từ ngày 07/02 đến 09/02 (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch) tại đền Cổ Ngựa, đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Mùa hoa mở rộng vòng tay
    Dân tộc - Tôn giáo 29/01/2025 - 18:09

    (TN&MT) - Đầu xuân, chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi. Sau chuyến xe đêm đường dài rồi lên xe ca tuyến huyện, đến điểm hẹn, con trai và cháu rể nhà Thào A Vạng đã xe máy chờ sẵn, đón đoàn từ “cây gạo cô đơn” đầu bản Phày để lên Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La).

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Sắc xuân Phiêng Nghè
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 22:54

    (TN&MT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm bản vùng cao Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La - nơi không lâu trước đó, đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 2 và 3. Dù dấu vết của trận lũ vẫn chưa thể xóa nhòa, nhưng hôm nay, Phiêng Nghè đã và đang dần hồi sinh, khoác lên mình sức sống mãnh liệt đón mùa xuân gõ cửa.

  • Sín Thầu gọi xuân về
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 18:19

    (TN&MT) - Đứng trên ngã ba biên giới A Pa Chải: Việt Nam - Lào - Trung Quốc - địa danh xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), chúng tôi cảm nhận mùa xuân đang về.

  • Rẻo cao Mường Lát thoát nghèo
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 21:01

    (TN&MT) - Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng là 3 bản người Mông khó khăn và xa xôi nhất của xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, những “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội đang được hình thành sẽ giúp nơi đây nhanh chóng thoát nghèo.

  • Vân Hồ (Sơn La): Về cơ sở hướng dẫn người dân giải quyết TTHC đất đai
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 19:35

    (TN&MT) – Từ tháng 9/2024 đến nay, vào những ngày cuối tuần, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã phân công cán bộ xuống cơ sở triển khai chương trình cải thiện điều kiện tiếp cận, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, từng bước hướng đến xây dựng chính quyền thân thiện phục vụ nhân dân.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất