Thủ tướng chỉ thị các biện pháp bảo đảm đón Tết Canh Tý vui tươi, an toàn

Hải Ngọc | 19/12/2019, 20:01

(TN&MT) - Theo Thông tin báo chí của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 33/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Ảnh minh họa

Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón năm mới 2020 và Tết Nguyên đán Canh Tý vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực vào cuối năm và Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước; tổ chức tốt hệ thống kênh bán lẻ, giảm thiểu chi phí trung gian, bảo đảm thông suốt từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng; tăng cường gắn kết việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp với các chương trình bình ổn thị trường, giá cả, các hoạt động kết nối cung cầu và Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhưng không để ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng; hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, hàng hóa gian lận xuất xứ nguồn gốc. Đặc biệt chú trọng các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu qua biên giới các mặt hàng thiết yếu; hoạt động buôn hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa gian lận nguồn gốc xuất xứ.

Theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường

Bộ Tài chính chủ trì, phối  hợp với các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là mặt hàng, dịch vụ thiết yếu, hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời phát hiện, chỉ đạo và xử lý nghiêm cách hành vi gian lận về giá.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng đủ tiền mặt cho nền kinh tế, bảo đảm nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh trong kịp cuối năm và đầu năm; tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết. Đồng thời, phải bảo đảm các hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, thông suốt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chủ động có phương án phòng, chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, bảo đảm ổn định sản xuất, đặc biệt là phòng, chống rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ.

Bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường phòng, chống dịch bệnh

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm; phối hợp tổ chức hiệu quả công tác liên ngành, thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tăng cường phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là các bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông – Xuân; tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24 giờ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, nắm tình hình đời sống, thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người có công và đối tượng chính sách; quan tâm, hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật; tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo đảm mọi trẻ em đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm.

Không để xảy ra tình trạng ép khách, nâng giá vận tải

Chỉ thị nêu rõ: Bộ Giao thông vận tải tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân không được về quê ăn Tết do không có tàu, xe; nâng cao chất lượng dịch vụ, niêm yết công khai giá vé theo tuyến, đẩy mạnh ứng dụng bán vé điện tử. Có biện pháp phòng chống hữu hiệu, không để xảy ra tình trạng ép khách, nâng giá, xe chở quá người quy định, xử lý nghiêm các sai phạm.

Bộ Công an triển khai có hiệu quả cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, triệt phá các đường dây mua bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy, tội phạm hình sự nghiêm trọng, cướp giật, tội phạm công nghệ cao, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm tổ chức đánh bạc và các tụ điểm tệ nạn xã hội phức tạp. Đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép, lừa đảo trong kinh doanh đa cấp, chuyển nhượng đất đai, sử dụng công nghệ để lừa đảo, vi phạm pháp luật về thuế, buôn lậu, gian lận thương mại, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; xử lý nghiêm các vi phạm về sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ trái phép…

Bên cạnh đó, Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với ngành giao thông vận tải có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng, hướng dẫn giao thông; bố trí lực lượng ứng trực trên các tuyến giao thông trọng điểm; giải tỏa kịp thời khi xảy ra ùn tắc, không để ùn tắc kéo dài, nhất là trong ngày đầu, ngày cuối đợt nghỉ Tết.

Bắn pháo hoa trong dịp Tết phải đảm bảo tiết kiệm, an toàn

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý phải phù hợp với điều kiện, khả năng địa phương, với tinh thần tiết kiệm, an toàn và không được sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định; không tổ chức sự kiện, lễ hội xa hoa, lãng phí trước và sau Tết.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trong và sau Tết Nguyên đán theo quy định bảo đảm vui tươi, lành mạnh phù hợp với thuần phong, mỹ tục và phong tục, tập quán của địa phương.

Không dùng ngân sách chúc Tết, tặng quà lãnh đạo

Các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước thực hiện nghiêm việc không dùng ngân sách tổ chức đi thăm, chúc Tết, tặng quà đối với các lãnh đạo cơ quan, đơn vị các cấp; không sử dụng phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, Lễ hội… Dành thời gian đi thăm hỏi các gia đình chính sách, các hộ nghèo, các gia đình bị ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ. Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương tập trung vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế, thêm quyền lợi cho người bệnh
    Bộ Y tế cho biết, thuốc là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng chi lớn nhất trong tổng chi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chi phí để điều trị bệnh hiếm, trong đó tiền mua thuốc hiếm rất tốn kém. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với một số nhóm thuốc đặc thù.
  • Ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo giai đoạn 2021 -2025
    Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn.
  • Đà Nẵng: Có lợi thế rất lớn để phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Ngày 29/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – SURF 2023 với chủ đề “Khát vọng sông Hàn - Khơi nguồn sáng tạo” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo"
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Gắn xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong năm 2023, với mục tiêu tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hà Nam khởi sắc nhờ nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Hà Nam đã có sự thay đổi toàn diện, cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
  • Công an tỉnh Hà Nam tổ chức đêm hội trăng rằm cho thiếu nhi
    Tối 28/9, tại Nhà thi đấu Thể dục, Thể thao tỉnh Hà Nam - phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” với thông điệp “Gắn kết và lan tỏa yêu thương” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi và con em cán bộ, chiến sỹ cùng hàng ngàn cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh.
  • Phú Thọ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh
    (TN&MT) - Ngày 28/9, UBND tỉnh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh năm 2023.
  • Yên Bái: Hiệu quả từ chính sách cho vay nhà ở xã hội
    (TN&MT) – Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay nhà ở xã hội, giúp nhiều cán bộ và người dân có thu nhập thấp có nhà ở, yên tâm làm việc.
  • Bắc Kạn: Ưu tiên nguồn lực nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Bắc Kạn có gần 314.000 người, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 88%. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang giúp thay đổi cơ bản điều kiện hạ tầng nông thôn miền núi, từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc của tỉnh.
  • Quảng Ninh: Đồn Biên phòng đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu
    (TN&MT) - Đồn biên phòng Đảo Trần, BĐBP tỉnh Quảng Ninh vừa cứu nạn thành công 3 ngư dân bị đắm tàu trên vùng biển huyện đảo Cô Tô.
  • Hàm Thuận Nam (Bình Thuận): Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân địa phương, công tác giảm nghèo của huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, từ đó đã góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
  • Sơn La: Sạt lở đất bất ngờ làm 3 người mất tích
    (TN&MT) - Mưa lũ kéo dài trong 2 ngày 27-28/9 trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản nhân dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO