Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 1: Điện Biên – Chuyển mục đích nhiều diện tích đất canh tác

Trần Hương | 06/02/2023, 18:55

(TN&MT) - Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên – nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống – đang có tình trạng quỹ đất canh tác bị thu hẹp. Nguyên nhân đến từ việc đất canh tác chuyển đổi mục đích phục vụ phát triển hạ tầng; thiên tai, biến đổi khí hậu; phá rừng và ô nhiễm môi trường đất. Ngoài ra, tình trạng thoái hóa đất đang làm giảm chất lượng đất sản xuất ở đây.

Bài 1: Điện Biên – Chuyển mục đích nhiều diện tích đất canh tác

Diện tích đất canh tác của tỉnh Điện Biên đang bị thu hẹp bởi những dự án mở rộng hạ tầng kết cấu xây dựng, hạ tầng giao thông và dự án lâm nghiệp như: trồng cao su, dự án trồng cây mắc ca… theo phương thức liên kết, 3 bên (người dân, địa phương và doanh nghiệp). Bên cạnh đó một số diện tích đất nương luân canh của người dân cũng được đưa vào quy hoạch 3 loại rừng.

Thu hồi đất phát triển hạ tầng giao thông

Trong giai đoạn qua, tỉnh Điện Biên đã chuyển 4 tuyến đường tỉnh, đường vành đai biên giới thành hệ thống quốc lộ: Nâng cấp tuyến hành lang biên giới Na Pheo - Si Pha Phìn - Mường Nhé - Pắc Ma - A Pa Chải thành quốc lộ 4H (bao gồm 2 tuyến nhánh 4H1 và 4H2); tuyến hành lang biên giới Núa Ngam - Huổi Puốc thành quốc lộ 279C; tuyến tỉnh lộ 148B và tỉnh lộ 139 thành quốc lộ 12; tuyến tỉnh lộ 141B phân đoạn Nà Tấu - Mường Phăng thành quốc lộ 279B, với tổng chiều dài gần 404km, đưa tổng chiều dài hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh lên hơn 745km.

Chính vì vậy, diện tích đất đất nương rãy, đất ruộng và một số loại đất khác phục vụ cho nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của địa phương này vì thế cũng dần bị thu hẹp. Đặc biệt, là diện tích đất nương canh tác của người dân.

dat-1.jpg

Đất canh tác nương rãy có độ dốc thoải, mưa nhiều sẽ bị sói mòn lớp mùn tơi xốp. Trong ảnh: Người dân Điện Biên cày nương chuẩn bị vụ gieo trồng mới.

Với ý nghĩa đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn ở Điện Biên được nâng cấp, đầu tư mở rộng. Điều này đã mang lại những tính ưu việt, diện mạo khu vực nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa đổi mới rõ rệt. Tuy nhiên, nhiều diện tích đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp… đất canh tác của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) vì thế cũng bị thu hẹp.

Tính riêng các công trình xây dựng, hệ thống đường và các dự án có thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp của người dân trong giai đoạn từ 2016 đến nay khoảng gần 1.607,34ha đất các loại. Riêng Dự án nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Điện Biên, địa phương đã phải thực hiện thu hồi 114,24ha đất lúa để mở rộng sân bay.

Ngoài những dự án phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng, hạ tầng giao thông thì một loạt các dự án lâm nghiệp như cao su, mắc ca… chiếm rất nhiều diện tích đất canh tác của người dân.

Đất trồng mắc ca, đất rừng thế chỗ đất sản xuất

Đối với dự án trồng cây mắc ca, UBND tỉnh Điện Biên đã chấp thuận chủ trương đầu tư, quy mô dự kiến triển khai trồng 71.415ha, tổng mức đầu tư 12.343 tỷ đồng. Tổng diện tích cần đo đạc quy chủ 11.160ha. Đồng thời cho phép UBND các huyện và các nhà đầu tư đo đạc, quy chủ, xác định thực trạng sử dụng đất hàng năm của người dân đang quản lý, sử dụng (bao gồm cả diện tích người dân đang quản lý, sử dụng ngoài vùng dự án để tính toán hạn mức tối đa không quá 5ha/hộ gia đình, cá nhân để góp phần tăng diện tích cho các Nhà đầu tư thuê). Đối với diện tích giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân theo hạn mức 5ha/hộ gia đình, cá nhân, cho phép người dân được toàn quyền quyết định kể cả việc trả lại đất để nhà nước cho các nhà đầu tư thuê đất thực hiện dự án theo cơ chế hiện nay.

Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai dự án trồng mắc ca trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Điện Biên đang gặp một số vướng mắc về đo đạc quy chủ, thu hồi đất của dân giao cho dự án.

Ông Trần Văn Long,Trưởng Phòng TN&MT huyện Nậm Pồ, cho biết: Hiện nay nhiều người dân huyện Nậm Pồ không hợp tác để thực hiện việc đo đạc quy chủ với tâm lý sợ mất đất canh tác. Theo như quy định của tỉnh Điện Biên, tại dự án trồng mắc ca thì mỗi hộ dân không vượt quá 05ha đất, nếu vượt quá thì bị sẽ thu hồi để giao cho các đơn vị trồng mắc ca thuê lại mỗi 01ha là 15 triệu đồng/năm. Chính vì vậy mà nhiều hộ đã không hợp tác để đo đạc quy chủ.

canh-dong-muong-thanh-cung-bi-nguoi-dan-lan-chiem-lam-nha-khu-vuc-c9-thanh-xuong-lam-thu-hep-dan-dat-canh-tac.jpg

Cánh đồng Mường Thanh cũng bị người dân lấn chiếm làm nhà khu vực C9, xã Thanh Xương dẫn đến thu hẹp dần đất canh tác

Ngoài ra, Điện Biên còn phát triển dự án trồng cao su khoảng gần 4.000ha. Đất sản xuất của đồng bào thu hẹp còn bởi Điện Biên quy hoạch 3 loại rừng lấn vào diện tích đất nương canh các luân canh.

Chia sẻ điều này, ông Ngô Xuân Chinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, trăn trở: Đồng bào các DTTS ở đây họ có thói quen canh tác luân canh, để đất nương rãy bỏ hoang 3 năm đến 5 năm sau mới quay lại canh tác, tạo độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất. Nên những vị trí đất đó cây mọc lên đơn vị tư vấn bắn trên định vị PRS có màu xanh đã đưa vào quy hoạch 3 loại rừng. Rất nhiều hộ dân trên địa bàn huyện phàn nàn, bức xúc về chuyện đất nương luân canh của người dân được đưa quy hoạch vào 3 loại rừng.

Làm sao để hài hòa giữa phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo đời sống sản xuất cho người dân là vấn đề mà tỉnh Điện Biên cần nghiên cứu, có giải pháp đồng bộ, lâu dài.

Tỉnh Điện Biên đã tiến hành điều tra, rà soát thoái hóa đất kỳ đầu từ cuối năm 2015 với tổng diện tích rà soát khoảng 930.000 ha. Qua đó xác định được gần 350.000ha đất đã bị thoái hóa nặng, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mường Chà, Điện Biên Đông, Nậm Pồ. Những diện tích bị thoái hóa nặng này đều có chung biểu hiện bị xói mòn, rửa trôi, kết vón và suy giảm độ phì nhiêu. Ngoài ra diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa cũng được xác định chiếm khoảng 87% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngày càng thu hẹp diện tích đất canh tác của người dân.

Bài liên quan
  • Quảng Nam: "Thuận thiên" để sống được từ rừng
    (TN&MT) - Cũng như các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Nam, huyện Đông Giang xác định phát triển kinh tế “thuận thiên” vừa giúp đồng bào cải thiện sinh kế bền vững, đồng thời duy trì và phát huy giá trị đa dạng sinh học một cách tự nhiên, tránh khai thác tài nguyên một cách cạn kiệt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
  • Kinh nghiệm giữ rừng của người Tày Lạng Sơn
    Thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nằm cạnh một rừng nghiến cổ thụ xanh mướt. Bao đời nay, bằng tấm lòng yêu rừng, giữ rừng của người dân nơi đây, hàng trăm gốc nghiến quý giá vẫn giữ nguyên vẹn, sừng sững như minh chứng sống cho những thăng trầm, đổi thay trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn.
  • Đề xuất chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
    (TN&MT) - Trong những năm qua, các dự án khai thác mỏ triển khai trên khắp cả nước đã có những tác động đến đời sống dân sinh. Bên cạnh những tác động tích cực như giải quyết việc làm, mở đường giao thông, mang đến ánh sáng, cung cấp điện cho bản làng xa xôi…, những dự án này cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với đồng bào, làm xáo trộn cuộc sống của họ và gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO