Thông đỏ trước nguy cơ tuyệt diệt

10/08/2017, 00:00

(TN&MT) - Ở Việt Nam chỉ còn có thể thấy thông đỏ cổ thụ trên cao nguyên Langbian. Mấy chục năm nay, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, đó là một loài cây thuốc đặc biệt quý hiếm. Bởi nửa thế kỷ trước ở Mỹ đã dùng nó để chiết xuất ra thuốc chữa bệnh ung thư.

Ở Lâm Đồng, người Cill bản địa dưới chân núi gọi nó là Bnơm Dà Rwas (diễn nghĩa theo tiếng phổ thông là núi có nguồn nước từ con suối Dà Rwas chảy xuống và ở đỉnh của nó mang dáng hình chiếc ngà Voi). Núi Voi - là quà tặng của Trời Đất, qua hàng trăm triệu năm vật vã để cấu trúc, hình thành và định dạng một loài. Rừng trên núi Voi này lại càng quý, vì nó có thông đỏ.  

Đỉnh núi Voi vào những lúc mây khói phủ.
Đỉnh núi Voi vào những lúc mây khói phủ.

Gần nửa thế kỷ trước, sau khi nhà sinh hóa P.Poitier (người Mỹ) chiết tách được chất 10 deacetyl baccatin III (10-DAB III) từ lá của loài thông đỏ và chuyển hóa chất này thành chất có hoạt tính chống ung thư là Taxol và Taxotere trong thập niên 1970 - 1980, rồi đưa vào điều trị chữa ung thư buồng trứng, vú, phổi, tuyến tiền liệt… Kể từ đầu thập niên 1994, dược chất Taxol được phổ biến ra thị trường Mỹ, rồi toàn thế giới. Khó có ai làm trong ngành y, dược ở Việt Nam mà có thể không nghe biết đến Taxol. 25 năm sau, Việt Nam đã nhận được thông tin quan trọng và tuyệt vời này. Và các nhà dược học trong nước đã tìm đến núi Voi để lấy cành lá của nó về phân chiết hóa học, rồi xác nhận đúng là có hoạt chất Taxol nhiều. Từ đó, các cơ quan nghiên cứu lâm sinh của Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học lâm nghiệp… cũng tìm lên ngọn núi đây để lấy mẫu của nó về nghiên cứu, nhân giâm tạo giống, cố giữ lấy nguồn gen. Đó là những cây cổ thụ lâu năm, mà không thể xác định tuổi, bởi chúng được biết đến là loài phát triển rất chậm. Những cây cổ thụ ít ỏi này nằm chen trong một số loài cây thích nghi được với khí hậu núi cao lạnh khác. Hy vọng tạo ra được cây non, rồi sẽ thành rừng. Giấc mơ bảo tồn được nguồn gen cây rừng quý và giấc mơ về một chương trình sản xuất thuốc chữa ung thư hàng hóa từ loài cây hiện hữu trên đất nước mình lúc đó cứ vươn mãi. Ai cũng bàn tán, tụng ca, vinh danh thông đỏ. Vài cơ quan y dược, doanh nghiệp cũng lập dự án phát triển nó - sản xuất dược liệu. Những “cánh rừng hy vọng” được nói đến. Nhưng rồi, chả có cánh rừng thông đỏ mới thực sự nào được hình thành trên đất nước từ dạo đó, ngoại trừ mô hình nhân nuôi giống nó mà Trung tâm Nghiên cứu Lâm sinh cùng Viện Sinh học Tây Nguyên lập ra để “chờ” đấy, cùng một trại khảo nghiệm thử bước đầu gần đây của Viện Nghiên cứu cây dược liệu. Nghĩa là, đến nay, chỉ có quần thể gần chục cây cổ thụ còn lại trên núi Voi là bằng chứng hùng hồn về sự  tồn tại của loài thông đỏ - nguồn gen gốc.

Tôi không phải dân y học, hay lâm sinh, nhưng tôi quý nó vì hy vọng cho đồng loại kiệt cùng của mình đang nằm chờ phép màu ở các bệnh viện ung thư. Hoạt chất Taxol, một biệt dược, từ loài cây này. Trong vỏ và lá của nó chứa chất Paclitaxel, hàm lượng khoảng 0,045 - 0,13%, có tác dụng diệt một số loại tế bào ung thư. Taxus wallichiana Zucc - tên khoa học của nó - vẫn nằm chơi vơi trên núi Voi với tư cách một cổ thực vật lá kim, chưa là cứu tinh cho những con người sắp chết trên nước Việt. Tôi muốn bảo vệ tới cùng nó, cho một ngày nào đó có một đề án an toàn cho nó, để mọi người còn nguồn gen mà làm những việc lớn kế tiếp. Nhưng tôi bất khả - vì một trái tim bé nhỏ đơn này không thể đương đầu với lâm tặc dưới chân núi Voi và quyền lực ở đâu đó. Tôi đã làm mọi thứ bằng sức phận của một người yêu cây cỏ, báo cho kiểm lâm, chính quyền thôn xóm đến tỉnh về những cuộc tận triệt loài cây đó. Nhiều khi tôi muốn hét vang trên đỉnh núi Voi để nó vọng hết thung lũng dưới kia, khắp vùng Định An này, cho âm thanh vọng xa hơn nữa về bài ca đạo lý cuối cùng khi cư xử với loài cây này và hơn cả một loài cây. Bởi vân cây thông đỏ cổ thụ cưa ra, quá đẹp. Giá 1,5 - 2 triệu USD cho một ký Taxol (Taxoid) không bằng một miếng gỗ mỗi cạnh 80cm họ bán 900 nghìn - 1,5 triệu đồng tiền tươi.

Sau này, khi thăm chơi nhà nhiều đại gia, quan chức tôi càng ngỡ ngàng không hiểu sao những tấm phảng nằm và bộ bàn ghế bằng gỗ thông đỏ có thể rơi xuống không gian đó. Có thể giới y dược, lâm sinh và kẻ rỗi hơi tôi coi nó quan trọng, nhưng với nhiều người, nhiều chỗ nó cũng chỉ là một thứ cây rừng, như bao loài cây rừng và bình minh lên mỗi ngày họ có việc khác quan trọng, cần kíp hơn, “vì cộng đồng” hơn.

Cứ đổ đèo Prenn, rời Đà Lạt, là ai cũng phải ngang qua dãy núi Voi. Xoay  ánh mắt sang bên phải là tôi thương cho ngọn núi và cánh rừng còn sót  lại trên đó. Tôi có thể  định vị vị trí có thông đỏ, số lượng và kích cỡ của từng cây trên đấy. Vì tôi đã khám phá hết ngọn núi này và nay hay leo lên để xem những cây cổ thụ Taxus wallichiana Zucc kia có còn. Cứ vài tháng, một khoảng trống rừng lại trơ ra. Vài năm mỏng đi, vắng thêm những cây quen thuộc. Dưới những gốc thông đỏ đó, có khi những cành nhánh chứa Taxol kia đã khô, những tấm ván bìa vứt lại lăn lóc, hoặc những gốc nhựa ứa ra hãy còn tươi. Không phải dân dược học, nhưng tôi biết nhựa kia cứu được người. Không phải dân lâm nghiệp, nhưng tôi biết đã gần kiệt một nguồn gen qúy hiếm. Không phải dân lâm sinh, nhưng tôi biết, cây nào đã bị cưa đổ là vĩnh biệt cây đó và quần thể thông đỏ cuối cùng trên đất nước bước đến gần hơn sự tuyệt diệt, vì xung quanh không có tái sinh, hay thế hệ cây non tiếp nối.

Tôi thương cho sự mất mát của núi rừng…, sự ly biệt của thông đỏ nghìn năm với đỉnh núi Voi. Tôi  càng thương những người đang nằm trong các bệnh viện hy vọng sẽ được cứu từ phép màu mang tên “biệt dược”. Mỗi ngày, chỏm xanh nguyên sinh lại dồn lên đỉnh ngọn, nghĩa là đỉnh ngọn ngày còn nhọn hơn. Bởi cái ngọn nguyên hình khối ngà voi của nó được gọt, gọt mãi, như thể con người lật ngược một chiếc ngà voi lại để gọt bằng rựa từ gốc đến chóp. Là những vườn rẫy cà phê, trồng hoa màu liếm hết thân chiếc ngà voi, với rãy vườn  bỗng dưng xuất hiện khắp thân thể chiếc ngà voi đó.

Thường dân dưới chân núi không ai không biết chủ nhân của vườn rẫy trên ngọn núi thiêng. Người ta chẻ đất, xé, tách, giao, gửi, “gả” rừng tá lả.  Tất cả, cứ dần biến thành vườn, thành khu an dưỡng, biệt thự trên đỉnh núi.

Và cứ mỗi lần lên thăm đỉnh núi, tôi lại thấy thêm sự quang vắng của rừng, thấy sự ngạo nghễ của lòng tham con người. Trong cái gọi là “sinh thái” mà người ta mượn tiếng để chiếm rừng, xẻ núi kia, là sự bạo ngược với thiên nhiên.

Ngọn núi thanh cao đang bị cào cấu. Người Cill hẳn thấy ngọn núi ngày một mất thiêng rồi. Và sự thật nhiều người  bản địa trong các bon dưới chân núi dù chậm chân giờ cũng đã nhảy lên “kiếm chút”, bỏ qua nhận thức bao đời “rừng thiêng”, Yàng (thần linh) luôn ở trên đó… Cùng nhau hư, hỏng và tàn ác với thiên nhiên thôi, cho dù họ vốn là cộng đồng đức hạnh sâu sa nhất trước Trời Đất.

Những cây thông đỏ này và làn hương Taxol không cần một cơ chế đặt biệt (dù đáng ra nó xứng đáng để có cơ chế đặc biệt!) cho riêng nó trong việc bảo vệ, nó chỉ cần luật pháp bảo vệ rừng được thi hành thật sự ở ngọn núi này. Cho dù, nơi tồn tại của nó cách Chi cục kiểm lâm tỉnh, Sở NN&PTNT Lâm Đồng chỉ một con đèo, theo đường chim bay, không đầy 3 cây số.

Cũng trên ngọn núi Voi ấy, 18 năm trở lại đây, bỗng dưng vườn tược mọc lên ào ào, đổ xuống khắp mặt núi, dù nó nằm ngay trước mắt, cửa ngõ lên Đà Lạt. Nhiều loài thực vật nguyên sinh khác đã ra đi để vườn tược thay chỗ. Nhiều khoanh rừng xứ Định An (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã biến thành đất của những “cụ” nọ, ông kia? Phép màu của Taxol trong chữa bệnh ung thư hẳn không bằng phép màu cho sự xuất hiện những vườn rẫy đó.

Và con suối Dà Rwas kia cũng ngày một ít nước chảy, có những mùa tôi thấy khô trắng, trống trơn, trơ ra toàn đá khe - tiếng róc rách ngàn đời đã rời quê hương. Tôi bước trên suối mà như lê ngược lên sa mạc dựng đứng.

Đã bao lần tôi đứng dưới ngước nhìn lên đỉnh núi Voi, chỗ có quần thể thông đỏ cổ thụ chỉ còn là cái chỏm có màu xanh rậm. Tôi nhận ra rằng, thảm xanh ấy cứ dần bị thu hẹp. Núi Voi đang trơ trọi, những cây thông đỏ cổ thụ cuối cùng như bất lực trước lòng tham của con người, như sự lay lắt của bao bệnh nhân ung thư mà tôi từng chứng kiến!

Bút ký: Nguyễn Hàng Tình


(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (khu công nghiệp) thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO