Thông điệp của Việt Nam tại Hội nghị “Đối thoại về Nước vì kết quả của sáng kiến Bonn 2021”

Thanh Sơn - Tống Minh | 01/07/2021, 23:12

(TN&MT) - “Việt Nam đã gia nhập Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy vào năm 2014 và chúng tôi kêu gọi các quốc gia thượng nguồn sớm gia nhập Công ước này để cùng nhau hợp tác, chia sẻ công bằng, hợp lý tài nguyên nước vì mục tiêu phát triển bền vững, góp phần cho nỗ lực toàn cầu vì một thế giới phát triển bền vững”.

Đây là thông điệp được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đưa ra tại Hội nghị cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ sáng kiến “Đối thoại về Nước vì kết quả của sáng kiến Bonn 2021".

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại Hội nghị

Hội nghị cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ sáng kiến “Đối thoại về Nước vì kết quả của sáng kiến Bonn 2021: Tăng tốc triển khai liên ngành mục tiêu phát triển bền vững số 6 (SDG 6)” do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và an ninh hạt nhân CHLB Đức tổ chức theo hình thức trực tuyến, vào ngày 1/7/2021.

Tham dự Hội nghị có đại diện cấp Bộ trưởng đến từ các quốc gia thành viên Tổ chức Liên Hợp Quốc (UN), Chủ tịch Ủy ban nước của UN, các chuyên gia kỹ thuật, đại diện của các tổ chức quốc tế, các tổ chức đa phương và các bên liên quan.

Bà Svenja Schulze, Bộ trưởng Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và an ninh hạt nhân CHLB Đức phát biểu khai mạc Hội nghị

Tại hội nghị, bên cạnh việc khẳng định tầm quan trọng của nước, các đại biểu đã thảo luận các giải pháp thúc đẩy việc triển khai liên ngành các mục tiêu về nước của Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 trong 5 lĩnh vực gồm: tài chính, dữ liệu, phát triển năng lực, đổi mới sáng tạo, quản trị. Kết quả hội nghị là bước chuẩn bị cho việc đánh giá giữa kỳ của UN về thập kỷ hành động quốc tế “Nước cho sự phát triển bền vững” vào năm 2023.

Ông Gilbert F. Houngbo, Chủ tịch Ủy ban nước UN phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Công Thành bày tỏ sự nhất trí đối với những ý kiến, đánh giá của Hội nghị về vai trò cốt lõi của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.

Thứ trưởng cũng chia sẻ một số thách thức mà Việt Nam đang gặp phải về tài nguyền nước như nguồn nước nội sinh thấp chỉ đạt khoảng 3.200m3/người/năm, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài với hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, 70-80% dòng chảy tập trung vào vài tháng mùa mưa, chịu tác động nhiều của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng gia tăng do tăng dân số và nhu cầu cho phát triển xã hội.

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Lê Công Thành bày tỏ quan điểm của Việt Nam về việc ủng hộ những thông điệp chính sách về quản lý tổng hợp tài nguyên nước được đưa ra tại Hội nghị này, đồng thời kêu gọi các quốc gia thượng nguồn sớm gia nhập Công ước về luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia.

Chia sẻ một số kinh nghiệm, chủ trương, giải pháp của Việt Nam trong việc hiện thực hóa mục tiêu SDG 6 của UN, Thứ trưởng nhấn mạnh, tài nguyên nước là một vấn đề liên ngành, cần phải được quản lý tổng hợp và đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định và và xây dựng, thực hiện chính sách. Cần tăng cường hơn nữa nỗ lực bảo vệ môi trường lưu vực sông, khôi phục các dòng sông bị ô nhiễm, xử lý rác thải, nước thải đô thị.

“Nhằm đi đúng hướng, đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ, cần phải có sự hợp táp quốc tế mạnh mẽ và cam kết của cộng đồng quốc tế hỗ trợ các nước còn khó khăn nguồn lực, kiến thức, công nghệ để để triển khai hiệu quả các giải pháp đề ra. Trong quá trình này, cần sự hỗ trợ của các nước phát triển về kỹ thuật và tài chính nói chung, cũng như phải có sự tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ dữ liệu của các quốc gia có chung nguồn nước”, Thứ trưởng đề nghị.

Các chuyên gia tham gia thảo luận về các giải pháp thúc đẩy triển khai liên ngành các mục tiêu về nước của Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030

Sau khi thảo luận, Hội nghị đã thông qua các thông điệp quan trọng, đó là: Nước là yếu tố chính mang lại nhiều lợi ích cho các lĩnh vực khác nhau và giúp giải quyết các thách thức toàn cầu, không thể phát triển bền vững nếu không có nước. Cam kết thúc đẩy các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 và các chương trình nghị sự toàn cầu khác về thúc đẩy hành động về nước. Ủng hộ việc triển khai các mục tiêu liên quan đến Thập kỷ hành động quốc tế về nước: nước cho sự phát triển bền vững. Công nhận vai trò quan trọng của các tổ chức đa phương, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan trong việc đạt được các thông điệp trên.

“Đối thoại về Nước vì kết quả của sáng kiến Bonn 2021: Tăng tốc triển khai liên ngành mục tiêu phát triển bền vững số 6” là sáng kiến của Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và an ninh hạt nhân CHLB Đức nhằm phối hợp với các thành viên UN, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan thúc đẩy việc triển khai liên ngành các mục tiêu phát triển bền vững về nước của UN – Mục tiêu 6: đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Việt Nam - Hàn Quốc: Tăng cường hợp tác trong giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon
    (TN&MT) - Sáng 15/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4 năm 2023, Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông Lê Công Thành đã có buổi tiếp xã giao ông Lim Sang Jun, Thứ trưởng Thường trực Bộ Môi trường Hàn Quốc. Tại buổi tiếp, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon.
  • TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch tăng trưởng xanh
    (TN&MT) - Sáng 15/9, phát biểu ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4, năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0”, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tin tưởng, TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đã đặt ra.
  • Bộ TN&MT bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ năm 2023
    Ngày 15/9, tại Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ năm 2023 cho các lãnh đạo, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị của Bộ. Tập huấn nhằm cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác tổ chức để tạo sự thống nhất trong việc triển khai. Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì hội nghị.
  • Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo thứ nhất lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Quảng Ninh, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội thảo.
  • Bộ TN&MT tiếp tục tập huấn quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu
    (TN&MT) - Sáng ngày 14/9/2023, tại TP.HCM, Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia chức Hội thảo tập huấn thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hội thảo đã thu hút sự tham gia đông đảo của các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải tại khu vực miền Nam.
  • Tăng cường hợp tác về tài nguyên, môi trường giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc
    Sáng ngày 12/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Môi trường Cộng hòa Séc Petr Hladík tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hai bên thống nhất mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực: nước và vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; xử lý chất thải, kinh tế tuần hoàn.
  • Xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Ngày 11/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp về việc xây dựng Dự thảo ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH) đến năm 2035.
  • Sở TN&MT Sơn La: Tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập
    (TN&MT) - Chiều 9/9, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Sở (12/9/2003-12/9/2023).
  • Ngân hàng Đầu tư Châu Âu sẵn sàng đầu tư cho môi trường và khí hậu tại Việt Nam
    (TN&MT) - Trong thời gian tới, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu sẽ hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực, công nghệ và các chuyên gia về chính sách để thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng. Đây là nội dung được thống nhất tại cuộc làm việc ngày 8/9 giữa Bộ trưởng Bộ TN&MT Việt Nam Đặng Quốc Khánh với Ngài Kris Peeters, Phó Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
  • Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh dự Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn
    (TN&MT) - Sáng 7/9, Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Lễ gặp mặt kỷ niệm 20 năm thành lập Sở. Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh tham dự buổi Lễ và trao tặng Cờ thi đua của Bộ TN&MT cho Sở. Dự Lễ còn có Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới nền kinh tế xanh
    (TN&MT) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Đóng góp lớn, tạo động lực để Ninh Bình phát triển toàn diện, bền vững
    (TN&MT) - Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, dù trải qua không ít khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, không ngừng nỗ lực, Sở TN&MT Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng tổ chức, triển khai công tác của ngành TN&MT, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.
  • Cần Thơ thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”: Nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài
    (TN&MT) - Thời gian qua, các cấp, các ngành, đoàn thể, người dân TP. Cần Thơ đã quyết liệt triển khai thực hiện các hoạt động nhằm giảm thiểu các sản phẩm nhựa dùng một lần, tăng cường tái chế, tái sử dụng sản phẩm nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển TP. Cần Thơ ngày càng xanh - sạch - đẹp, bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO