Thời đại mới của giáo dục trực tuyến

PV | 26/12/2019, 15:43

(TN&MT) - Mô hình giáo dục trực tuyến sẽ dần thay thế các phương pháp giáo dục truyền thống là điều tất yếu không một quốc gia nào nằm ngoài guồng quay đó.

Công nghệ đang dần thay đổi các công việc trong tương lai và yêu cầu về các kỹ năng làm việc học tập cũng theo đó thay đổi. Theo báo cáo Global Skills Index 2019 do Coursera thực hiện cho thấy, 2/3 dân số thế giới sẽ bị tụt lại phía sau do thiếu hụt các kỹ năng quan trọng. Nghiên cứu từ Diễn đàn kinh tế thế giới cũng cho thấy, 42% các kỹ năng công việc cốt lõi cần có ngày nay sẽ thay đổi đáng kể vào năm 2022.

Học tập trực tuyến đang dần trở thành phương pháp giáo dục tất yếu trong kỷ nguyên 4.0.

Trong bối cảnh này, đây chính là lúc cần thay đổi tư duy và phương pháp giáo dục đối với các em học sinh ngay từ trên ghế giảng đường.

Tự học để khám phá bản thân

Ở nền giáo dục 4.0, người học luôn đóng vai trò trung tâm, sự nỗ lực cá nhân chiếm hơn 40% trước quyết định thành công. Cho nên, tính tự học, tự nghiên cứu và tự hòa nhập với quốc tế của học sinh luôn là yếu tố cần thiết trước guồng quay của công nghệ hiện đại.

Theo ông David Hooser - Hiệu trường Trường Franklin Virtual (Mỹ), nhiều bậc phụ huynh ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị áp lực bởi quá nhiều định kiến trong giáo dục phát triển của trẻ; không ít gia đình đặt ra mục tiêu thay con và gò ép chúng chạy theo những thành tích mà cha mẹ mong muốn.

Ông David Hooser - Hiệu trường Trường Franklin Virtual (Mỹ) chia sẻ về mô hình học tập trực tuyến.

Ở nước Mỹ, các phụ huynh không được phép làm vậy, họ chỉ đóng vai trò giúp con chuyển từ kiến thức sách vở sang phát triển năng lực bản thân; giúp con khai phóng những khả năng, vượt khó khăn để đi lên thay vì được bao bọc nhiều. Muốn con phát triển được năng lực của bản thân thì cần cá nhân hóa việc học, nghĩa là học sinh có quyền quyết định lựa chọn môn học, hình thức học ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào.

Ngoài số giờ lên lớp theo quy định, học sinh sẽ được tự do học ở nhà, học nhóm, câu lạc bộ… theo hình thức học trực tuyến qua email, video, audio, truyền hình trực tuyến, chia sẻ ứng dụng thông tin… tùy vào trình độ, tốc độ và lựa chọn của học sinh để đạt được kết quả tốt nhất.

Khi đó, các em được rèn kỹ năng mở rộng tiếp cận thông tin, giúp lấp đầy những khoảng trống trong giáo dục truyền thống và tự vận dụng các công nghệ tiên tiến để khai thác tối đa thông tin, xử lý giải quyết vấn đề theo hướng suy nghĩ của trẻ. Ngược lại, nếu chúng ta bỏ ngơ vấn đề này thì các em sẽ bị kém bởi mặt nhận thức, kỹ năng xử lý vấn đề, dẫn đến “chịu thua” so với các nước đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu.

Thời đại của giáo dục trực tuyến

Đưa ra thống kê, ông Mike Pelletier - chuyên gia Edtech-Elearning từ Blyth Academy Canada cho biết, ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như: Anh, Úc, Mỹ và Canada, các mô hình đào tạo trực tuyến đang được coi là mô hình giáo dục của tương lai.

Ông Mike Pelletier - chuyên gia Edtech-Elearning từ Blyth Academy Canada cho rằng các mô hình đào tạo trực tuyến đang được coi là mô hình giáo dục của tương lai.

Tại Mỹ, mô hình đào tạo trực tuyến đã được triển khai tại hơn 34 bang và 29 bang áp dụng mô hình blended (tích hợp học trực tuyến với chương trình tại trường). Có được những biến chuyển này bởi sự xuất hiện của công nghệ hiện đại như: Big Data, IOT, AI… đã tạo ra những nền tảng học tập giúp “cá nhân hoá một cách chính xác” nhu cầu học tập của mỗi học sinh.

Theo ông Mike Pelletier, xu hướng giáo dục đã chuyển đổi từ giáo dục đại trà sang huấn luyện dạy dỗ từng cá nhân và ở kỷ nguyên 4.0 sẽ tập trung vào “cá nhân hoá” học sinh. Do đó, việc giáo dục trực tuyến sẽ ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng khắp nơi trên thế giới. Chúng ta đang hướng tới một xã hội không khoảng cách về mặt địa lý và không có giới hạn về khám phá, chia sẻ kiến thức mới.

Nhờ vậy, với hình thức giáo dục trực tuyến như của hệ thống giáo dục Franklin International Academy hay còn gọi là du học tại chỗ bậc trung học phổ thông, các bạn học sinh từ lớp 9 – 12 hoàn toàn có cơ hội nhận được bằng cấp bởi các tổ chức thẩm định giáo dục tại Mỹ và được công nhận trên toàn thế giới. Đây hứa hẹn sẽ là hành trang tốt giúp mở rộng cánh cửa cho đến với các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, Anh, Úc... cũng như các nước có nền giáo dục tiên tiến.

Bài liên quan
  • Bé nên tham gia những hoạt động gì để phát triển ngôn ngữ?
    (TN&MT) - Trẻ nhỏ đã bắt đầu học ngôn ngữ từ khi trong bụng mẹ, trong từng giai đoạn phát triển sẽ dần dần hình thành hệ thống ngôn ngữ từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển ngôn ngữ trong 6 năm đầu đời đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tư duy của trẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Báo Xây dựng tiếp tục hợp tác với Báo Tin tức Xây dựng và kỹ thuật Nhật Bản
Ngày 3/10/2023, tại Tokyo - Thủ đô Nhật Bản, Báo Xây dựng Việt Nam do ông Nguyễn Anh Dũng – Tổng biên tập làm đại diện đã tiếp tục ký kết biên bản hợp tác với Báo Tin tức Xây dựng và kỹ thuật Nhật Bản. Cùng với sự chứng kiến của Bộ MLIT cùng nhiều doanh nghiệp tại Nhật Bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Khách du lịch đến Quảng Bình trong 9 tháng đã vượt chỉ tiêu cả năm
    Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
  • Bảo hiểm Việt Nam: Kiên định các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
    “Toàn Ngành tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chính sách BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong xây dựng, hoàn thiện các Luật liên quan đến nhiệm vụ của Ngành thời gian tới”. Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 2/10/2023.
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
  • Thanh Hóa: Tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn”
    Ngày 2/10/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 237/KH-UBND về việc tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2023 – 2025.
  • TP.HCM: Phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước
    (TN&MT) -UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi đoàn giám sát của Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo tiêu chuẩn nghèo Thành phố.
  • Hội Nông dân TP.HCM: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) Trong nhiệm kỳ 2018 -2023, Hội Nông dân TP.HCM đã thực hiện thành công Công trình “Tư vấn, hỗ trợ 10 chi hội làm điểm không còn hội viên nghèo theo tiêu chí của thành phố để nhân rộng”. Từ thành công này, nhiều mô hình giảm nghèo bền vững đã được nhân rộng, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
  • Người nông dân trăn trở với mảnh đất quê hương
    (TN&MT)- Đến ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ hỏi thăm ông Huỳnh Thanh Lâm hầu như ai cũng biết. Ông không chỉ là người nông dân sản xuất giỏi, hay giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn là người dám chia sẻ những “bí quyết” về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng Sầu Riêng đạt năng suất, chất lượng cho nhiều nông dân khác để cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình.
  • Đồng Nai: Nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến tháng 9/ 2023, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn Đồng Nai đạt 64,7 triệu đồng/người/năm, tăng 25% so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm mạnh, đến nay còn dưới 0,09%.
  • Sữa Cô Gái Hà Lan thắp sáng niềm vui Tết Trung thu cho trẻ em Bình Dương
    (TN&MT) - Trung thu - Tết của sum vầy, Tết của những tiếng cười trẻ thơ khi được ba mẹ mua cho lồng đèn rực rỡ sắc màu, những chiếc bánh nướng thơm ngon, được rước đèn, phá cỗ cùng bạn bè dưới ánh trăng. Hạnh phúc ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải trẻ nào cũng có được, bởi nhiều em đang sống trong cảnh thiếu thốn, không thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui hồn nhiên trong ngày Tết của trẻ nhỏ.
  • Xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch: “Vĩnh Phúc - trải nghiệm bốn mùa”
    (TN&MT) - Nhằm góp phần tăng trưởng khách du lịch một cách bền vững, Vĩnh Phúc đã có nhiều chương trình đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương; tăng cường kết nối điểm đến và chuỗi cung ứng dịch vụ của các địa phương trở thành các sản phẩm du lịch an toàn, có chất lượng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO