Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Lợi dụng làm đường xây dựng nông thôn mới để khai thác đất trái phép

03/12/2014, 00:00

(TN&MT) - Tình trạng khai thác được diễn ra liên tục, những chiếc xe trọng tải lớn thi nhau đến đây chở đất, cày nát các tuyến đường giao thông nội đồng, liên...

(TN&MT) - Tình trạng khai thác đất trái phép “núp bóng” xây dựng nông thôn mới tại xã Thiệu Tâm, huyện Thiệu Hóa đã tiếp tay cho “đất tặc” ngang nhiên khai thác trái phép hàng ngàn m3 đất đem đi bán cho các công trình san lấp trong và ngoài địa bàn thu lợi bất chính. Hậu quả là hệ thống đường giao thông nông thôn cũng bị xuống cấp nặng nề và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất và ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng cho người dân nơi đây.
   
  Có mặt tại xã Thiệu Tâm, chúng tôi đi theo những chiếc xe chở đất ra khu vực khai thác đất thuộc thôn Thái Ninh. Tại đây, một chiếc máy cẩu hạng lớn đang vận hành hết công suất múc đất đổ lên xe, bên ngoài là những chiếc xe đang nằm chờ đến lượt để được “ăn hàng” các tuyến đường giao thông nội đồng, liên thôn, liên xã thì lở loét, xe chở đất không được che bạt rơi vãi lung tung, bụi đất bay mù mịt cả một vùng trời rơi và bám vào cây cối, hoa màu, nhà cửa của người dân sống quanh khu vực này.
   
   
Khu vực khai thác đất thuộc thôn Thái Ninh.
   
  Nhiều hộ dân đang trồng rau màu ngay khu vực khai thác đất bức xúc cho biết: Việc khai thác đất diễn ra gần một năm nay, khu đất đó là đất nông nghiệp giao lâu dài cho các hộ dân. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì, mà UBND xã cho nhà ông Mỳ đem máy móc, xe cộ đến khai thác đục khoét suốt cả ngày đêm để chở đi bán đất san lấp móng nhà.
   
  Tình trạng khai thác được diễn ra liên tục từ sáng sớm đến chiều tối, những chiếc xe trọng tải lớn thi nhau đến đây chở đất, cày nát các tuyến đường giao thông nội đồng, liên thôn, liên xã. Các tuyến đường là những vết bánh xe cỡ lớn hằn sâu trên bề mặt đường. Những ngày nắng thì bụi bay mù mịt, ngày mưa thì toàn con đường nhão nhoẹt, trơn trượt vì bùn đất gây khó khăn cho việc đi lại của bà con ra cánh đồng canh tác.
   
  Qua tìm hiểu của PV Báo Tài nguyên & Môi trường được biết: Hiện tại khu vực đang khai thác đất có diện tích 7.444,8m2 (trong đó có 4.444,8m2 đất trồng lúa được giao ổn định lâu dài cho hộ dân và 3.000m2 đất ngân sách xã quản lý).
   
  Theo tờ trình số 14, ngày 10/3 của UBND xã Thiệu Tâm gửi UBND huyện Thiệu Hóa với nội dung “xin phê duyệt phương án hạ cốt đất sản xuất nông nghiệp của xã đảm bảo canh tác đạt năng suất cao và tạo điều kiện cho địa phương lấy đất xây dựng các công trình trong năm 2014 – 2015”.
   
  Ngày 12/3, UBND huyện Thiệu Hóa ra công văn số 152 đồng ý cho UBND xã Thiệu Tâm hạ cốt ruộng và lấy đất phục vụ xây dựng công trình trên địa bàn xã. Như vậy với danh nghĩa hạ cốt ruộng, UBND xã cho DNTN Hằng Nhì ở thôn Thái Ninh khai thác trong 2 năm ngang nhiên như một mỏ đất. Chính quyền địa phương cho rằng việc hạ cốt ruộng là lấy đất để phục vụ làm đường nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
   
   
Xe chở đất không che bạt chạy đến đâu đất rơi đến đó, gây ô nhiễm môi trường cả khu dân cư.
   
  Điều lạ lùng là các tuyến đường nông thôn đã nghiệm thu đưa vào sử dụng từ tháng 6, nhưng đến nay việc khai thác đất vẫn diễn ra liên tục, được ông Mỳ là DNTN Hằng Mỳ đến khai thác chở đi bán đất san nền với giá từ 350.000 – 400.000 đồng/xe.
   
  Với chiêu bài đang còn thời hạn khai thác vì UBND xã xin huyện hạ cốt ruộng từ năm 2014 – 2015, như vậy hàng ngàn m3 đất được sự hậu thuẫn từ chính quyền sở tại để “đất tặc” khai thác đem bán cho hàng trăm công trình trong và ngoài xã để thu lợi bất chính.
   
  Trao đổi với Chủ tịch UBND xã Thiệu Tâm, ông Bùi Mạnh Hùng sau một hồi quanh co chối cãi việc khai thác đất trên là không có, khi PV đưa ra bằng chứng thì ông mới thừa nhận: Việc hạ cốt ruộng là tạo điều kiện cho các hộ dân thuận lợi cho việc canh tác đạt năng suất cao, đất dư thừa được đắp đường nông thôn trong chương trình XDNTM.  Khi PV hỏi những con đường đấy đã được làm xong chưa, thì ông Hùng cho biết đã nghiệm thu đưa vào sử dụng từ tháng 6. Hiện tại hạ cốt ruộng lấy đất đó để làm gì nữa, ông Hùng cho biết thêm việc hạ cốt ruộng được huyện đồng ý trong 2 năm và bây giờ chưa hết thời hạn, đất dư thừa có thể họ chở đi san nền đâu đó (?!).
   
  Với thực trạng trên khiến dư luận đang đặt ra câu hỏi: Có hay không việc chính quyền sở tại “tiếp tay” cho “đất tặc” lợi dụng việc hạ cốt ruộng lấy đất phục vụ làm đường giao thông nông thôn mới để tiến hành khai thác bán đất trái phép?. Rất mong UBND tỉnh Thanh Hóa cần sớm điều tra làm rõ những khuất tất trên, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể cố tình vi phạm pháp luật.
   
                                                                          Bài & ảnh: Thu Thủy – Anh Tú
  

(0) Bình luận
Nổi bật
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất
Từ đầu năm đến nay, việc đấu giá, thu tiền sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến nay chỉ đạt khoảng 25% so với chỉ tiêu. Hiện địa phương đang đẩy nhanh tiến độ đấu giá nhiều diện tích đất khác ở các địa phương.
Đừng bỏ lỡ
  • 78 năm truyền thống ngành Địa chất Việt Nam: Đạt nhiều thành tựu gắn với dấu mốc lịch sử
    (TN&MT) - Sáng 1/10, tại Hà Nội, Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Tổng Hội Địa chất Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt nhân dịp 78 năm truyền thống ngành Địa chất Việt Nam (2/10/1945 - 2/10/2023) với sự tham gia của hơn 500 đại biểu.
  • Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi thời hạn giấy phép thăm dò khoáng sản
    (TN&MT) - Góp ý cho Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân, nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp đề nghị thay đổi quy định về thời hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.
  • Đắk Nông đề xuất giải pháp phát triển hài hòa giữa khai thác bô xit với hoạt động phát triển kinh tế xã hội
    (TN&MT) - Trong những năm qua, khai thác bô xit đã và đang đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Nông cả về ngân sách cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, bô xit là một loại khoáng sản có tính chất đặc thù, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong phát triển bô xit và các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác khi áp dụng Luật Khoáng sản năm 2010.
  • Thanh Hóa: Hiệu quả của tích tụ, tập trung đất đai tại huyện miền núi Ngọc Lặc
    Việc triển khai hiệu quả chính sách tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp đang là bàn đạp để huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào bà con các dân tộc trên địa bàn huyện.
  • Yên Bái: Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, qua đó thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp mới, giá trị kinh tế cao giúp người dân xoá đói, giảm nghèo. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Ngãi: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có sinh kế bền vững
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thả hàng chục nghìn con giống thủy sản xuống các hồ, đập đã góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm có sinh kế bền vững.
  • Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
    Hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, trước tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO