Thị trường bất động sản vẫn còn nhiều thách thức

ĐÌNH DU | 29/09/2022, 06:47

(TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM và các tỉnh lân cận xảy ra nhiều biến động và tính thanh khoản chưa cao, tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, giá bán sản phẩm BĐS không giảm mà có xu hướng ngày một tăng ở cả sơ cấp lẫn thứ cấp.

Thị trường trầm lắng

Báo cáo thị trường BĐS TP.HCM và vùng phụ cận tháng 8/2022 của Công ty DKRA cho thấy, nguồn cung căn hộ trong tháng 8 chỉ có 1.205 căn, giảm 56% so với tháng trước, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 662 căn hộ, giảm 57% so với tháng 7. Mặc dù, hầu hết các dự án chỉ thận trọng mở giỏ hàng bán từ 150 - 200 căn, nhưng sức cầu thị trường vẫn tiếp tục có xu hướng giảm, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 55%. Tỷ lệ hấp thụ chung ở các dự án “chạm đáy” dao động phổ biến chỉ từ 16% - 26% giỏ hàng mở bán trong tháng.

chu-dau-tu-giam-gia-so-cap.jpg

Dự kiến cuối năm 2022, một số chủ đầu tư sẽ giảm giá sơ cấp để thu nhanh dòng vốn

Về giá bán sơ cấp, nhìn chung không có nhiều biến động, cá biệt ở một số khu đô thị hình thành hiện hữu, tiện ích đồng bộ, tiến độ xây dựng nhanh chóng ghi nhận tăng 15% - 18% so với cùng kỳ năm trước. DKRA dự báo, do chủ trương đẩy mạnh phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội hiện nay trên địa bàn thành phố, nguồn cung mới phân khúc này được kỳ vọng sẽ có những chuyển biến trong thời gian tới; Cộng với việc giải ngân cho vay mua BĐS được nới lỏng, thị trường có thể sẽ hồi phục vào thời điểm cuối năm 2022 nhưng sẽ khó có sự đột biến trong ngắn hạn.

Riêng đối với nguồn cung mới của phân khúc đất nền, ghi nhận đạt mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022, chỉ có 193 nền, giảm 23% so với tháng 7, tập trung ở các tỉnh: Long An với 94 nền, Bình Dương 90 nền và Đồng Nai 9 nền; hầu hết các dự án mở bán với số lượng nền khiêm tốn. Riêng thị trường BĐS TP.HCM vắng bóng nguồn cung mới, các dự án chủ yếu là đất phân lô hộ lẻ, đã có sổ từng nền, quy mô chỉ từ 1 - 2ha.

Savills Việt Nam cho rằng, nguyên nhân lượng tiêu thụ sụt giảm chủ yếu do tăng cường kiểm soát tín dụng vào BĐS. Mặt bằng giá bán sơ cấp phân khúc này cũng không có nhiều biến động so với tháng trước và không chênh lệch giữa các địa phương, dao động ở mức khoảng 24 triệu đồng/m2. Dự báo nguồn cung và sức cầu của phân khúc đất nền trong các tháng tới có thể sẽ khởi sắc hơn khi các nút thắt về nguồn vốn tín dụng có khả năng được tháo gỡ. Tại TP.HCM, phân khúc nhà liền thổ trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng. Nguyên nhân do quỹ đất khan hiếm, nguồn cung hạn chế và nhu cầu sở hữu cao khiến giá trị dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự sẽ tăng.

Cần cẩn trọng hơn

Chị Thanh (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết: “Tôi mua một căn hộ 68m2 thuộc một dự án ở đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP.HCM với giá 3,7 tỷ đồng. So với giá bán hiện nay của chủ đầu tư, tôi lời khoảng 350 triệu đồng. Do kinh tế hậu Covid-19 khó khăn, tôi rao bán ngang giá lúc mua nhưng vẫn không có người mua. Đến khi tôi chấp nhận bán lỗ 50 triệu so với mua lúc đầu thì mới sang nhượng lại được.”

Tương tự, chị Ngọc (quận Tân Phú, TP.HCM) đã mua căn hộ trên địa bàn quận 8 vào cuối năm 2020, được chiết khấu 6%, được ngân hàng cho vay 40% giá trị căn nhà và ân hạn nợ gốc trong hai năm đầu, giá trị căn nhà gần 2,5 tỷ đồng. Sáu tháng liên tục, chị Ngọc rao bán với giá 2,8 tỷ đồng nhưng không ai mua. Giữa tháng 9 vừa qua, chị phải bán huề vốn, tặng thêm nội thất gần 50 triệu đồng mới bán được.

Thực trạng giá BĐS bất cập trên, Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, khách hàng mua căn hộ để bán kiếm tiền chênh lệch sẽ gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra do giá lúc mua đã bị đẩy lên cao, gần như kịch khung. Để bán được hàng, các chủ đầu tư đưa ra các chính sách khuyến mãi, chiết khấu để nhà đầu tư cảm thấy sẽ có lời ngay khi mua mà không nghĩ đến việc mình sẽ bị chôn vốn, không thể đầu tư kinh doanh, sản xuất và cũng không dễ bán lại được nhà. Như vậy, tiền lời từ chiết khấu đó chỉ là lợi nhuận trên lý thuyết.

“Thời gian qua, nhiều chính sách được thông qua góp phần bình ổn thị trường BĐS, chống đầu cơ cũng khiến giao dịch giảm xuống, nhiều người vốn yếu phải bán tháo để cắt lỗ. Thực tế chỉ ra rằng, không có loại hàng hóa nào tăng giá mãi, bởi vậy, trước khi xuống tiền sở hữu sản phẩm, không nên chỉ thấy mối lợi từ chiết khấu, khuyến mãi mà bỏ tiền không chút đắn đo. Hiện, thị trường BĐS đang ở giai đoạn điều chỉnh do đã có thời gian tăng giá quá nóng. Đây là giai đoạn sàng lọc để thị trường bước vào giai đoạn mới nên nhà đầu tư phải cẩn trọng hơn” - ông Đán phân tích.

Dự báo đến cuối năm 2022, thị trường BĐS sẽ vẫn còn nhiều thách thức, khả năng mức giá BĐS giữ nguyên và các chính sách bán hàng, khuyến mãi… sẽ được gia tăng để thu hút người mua, thậm chí, không ít chủ đầu tư có thể sẽ giảm giá sơ cấp để thu nhanh dòng vốn, song đây cũng chính là cơ hội cho các khách hàng, nhà đầu tư sở hữu nhà ở với giá hợp lý”

Chuyên gia kinh tế Lê Chí Nhân

Bài liên quan
  • Thị trường bất động sản cuối năm: Vẫn còn dư địa bứt phá
    (TN&MT) - Thời gian qua, thị trường bất động sản (BĐS) trong tình trạng “khó chồng khó” do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, nguồn cung thiếu hụt bởi hạn chế cấp phép, ngân hàng kiểm soát tín dụng BĐS… Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia, khi các khó khăn về chính sách được tháo gỡ, thị trường sẽ có một sức bật mạnh mẽ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Bãi bỏ 4 dự án vì không bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội
    Ngày 14/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành 4 Quyết định bãi bỏ các quyết định liên quan đến dự án khu dân cư, dự án khu nhà ở thương mại chưa đảm bảo quy định hiện hành của pháp luật không bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
  • Khám phá tâm điểm sống năng động và thời thượng tại Glory Heights
    Sự xuất hiện của Glory Heights (Vinhomes Grand Park) được nhiều khách hàng đón nhận nồng nhiệt bởi dự án thỏa mãn loạt tiêu chí về một không gian sống hoàn hảo, cân bằng sức khỏe thể chất - tinh thần giữa trung tâm TP. Thủ Đức.
  • TP.HCM: Nghịch lý ế ẩm nhà tái định cư
    (TN&MT) - Như một nghịch lý khi nhu cầu chỗ ở của người dân ở TP.HCM ngày càng gia tăng, song có những dự án nhà tái định cư (TĐC) xây xong rồi… để đấy, người dân không mặn mà đến ở.
  • Vun đắp phong cách sống chuẩn Nhật tại The Origami
    Sự tối giản, tinh tế, gắn kết với thiên nhiên là những chất liệu tạo nên The Origami, biểu tượng phong cách sống chuẩn Nhật duy nhất giữa lòng đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức).
  • Thấp thỏm sống ở căn hộ mini
    (TN&MT) - Sau vụ hỏa hoạn chung cư mini tại Hà Nội, người dân sinh sống tại các căn hộ dịch vụ, căn hộ mini, phòng trọ ở TP.HCM cảm thấy thấp thỏm, bất an vì vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) chưa được đảm bảo .
  • Vùng đất Blue Zones và 9 bí quyết sống trường thọ của người dân
    Bí quyết để người dân vùng đất Blue Zones sống trường thọ đó là vận động thường xuyên trong tự nhiên, giải tỏa căng thẳng bằng cách tương tác với những người xung quanh, sống trong cộng đồng giàu tình yêu thương, chia sẻ.
  • Thời điểm vàng gia nhập cộng đồng dân cư tinh hoa tại The Beverly
    Sức hút của The Beverly (Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức) đến từ tiềm năng sinh lời bền vững, hệ thống hạ tầng hiện đại và không gian sống đẳng cấp đậm chất Mỹ.
  • Không gian căn hộ hiện đại giá chỉ từ 900 triệu tại Legacy Prime
    (TN&MT) - Không chỉ sở hữu mức giá “độc tôn” trên thị trường chỉ từ 900 triệu đồng/căn, Legacy Prime còn gây ấn tượng khi tích hợp hệ thống tiện ích đa dạng, phát triển bởi nhiều tập đoàn uy tín hàng đầu đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.
  • Luật Nhà ở (sửa đổi): Không Luật hoá chung cư mini
    (TN&MT) - Loại hình chung cư mini là sản phẩm nhà ở bị lỗi về chính sách. Hầu hết các công trình do người dân tự “biến tướng”, xây dựng sai phép dẫn đến không được cấp sổ hồng. Những rủi ro về tính pháp lý và an toàn đối với loại hình nhà ở này đã được rất nhiều các cơ quan quản lý, chuyên gia pháp lý cảnh báo cho người dân.
  • Doanh nghiệp bất động sản: Vượt “cơn gió ngược”
    (TN&MT) - Sau thời gian dài “án binh bất động”, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Nam đã không thể tiếp tục chế độ chờ đợi. Để vượt qua khó khăn, họ đã từng bước vượt “cơn gió ngược”, nhiều chính sách chưa từng có đã được các chủ đầu tư áp dụng nhằm thay đổi cục diện trên thị trường BĐS.
  • Bí kíp hưởng lợi ích kép khi đầu tư tại Vinhomes Smart City
    Tại phía Tây Hà Nội, đô thị Vinhomes Smart City đang ghi nhận tỷ lệ cho thuê và giá thuê cao hơn hẳn mặt bằng chung của thị trường nhưng vẫn hút khách, đặc biệt là nhóm căn hộ 1PN có diện tích vừa phải, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
  • Lan tỏa chính sách gỡ khó thị trường bất động sản
    (TN&MT) - Đầu năm 2023, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách, trong đó đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS). Sự ảnh hưởng của những chính sách này đã tác động tích cực, tạo sức lan tỏa tốt đến cộng đồng doanh nghiệp BĐS.
  • Hà Nôi: Thị trường bất động sản ảm đảm, vẫn rầm rộ tổ chức đấu giá đất
    (TN&MT) - Từ đầu năm tới nay, tình hình đấu giá đất tại các địa phương diễn ra khá ảm đạm, thậm chí không có nhà đầu tư tham gia. Bất chấp khó khăn này, các quận, huyện của TP. Hà Nội chuẩn bị tổ chức đấu giá nhiều khu đất mới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO