Theo dõi sát sao, cảnh báo kịp thời các thay đổi của bão số 4

Thanh Tùng | 26/09/2022, 22:39

(TN&MT) - Tối 26/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp về công tác dự báo bão số 4.

Tham dự cuộc họp có Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái; đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục KTTV; cuộc họp được kết nối trực tuyến đến một số Đài KTTV khu vực, Đài KTTV tỉnh, thành phố.

img_9330.jpg
Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Thanh Tùng

Bão còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580km, gió giật cấp 15

Báo cáo về diễn biến báo số 4, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia), cho biết, hồi 16 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 580km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ, đi được 20-25km có xu hướng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 320km, cách Quảng Nam khoảng 270km, cách Quảng Ngãi khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới là từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 118,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

img_9320.jpg
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: Thanh Tùng

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ, đi được khoảng 20km đi vào đất liền Trung Trung Bộ, sau đó, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó, tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Các tỉnh Trung Trung Bộ mưa rất to, cảnh báo ngập úng nhiều khu vực

Thông tin về gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ, ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m, biển động dữ dội. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.

Từ chiều tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông.

111111.png
Hình ảnh ra đa về bão số 4 lúc 22 giờ ngày 26/9. Ảnh: TTDB KTTV QG

Trên đất liền, dự báo từ đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13.

Khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Từ 27/9 đến 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Đồng Bằng Bắc Bộ.

Về tình hình thủy văn, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, từ ngày 27/9 đến ngày 30/9, trên các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên và khu vực Bắc Tây Nguyên khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 4,0-8,0m, hạ lưu từ 2,0-3,5m.

Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, sông Thu Bồn (Quảng Nam) và các sông ở Phú Yên lên mức báo động (BĐ)1-BĐ2, có sông trên BĐ2; sông Vu Gia (Quảng Nam), các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên lên mức BĐ2-BĐ3, có sông lên trên BĐ3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi, ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông và khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên và khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cảnh báo kịp thời các thay đổi của bão số 4

Tham gia thảo luận tại cuộc họp, các chuyên gia dự báo đã đưa ra các phân tích, dự báo về mức độ, phạm vi, cường độ bão số 4. Theo đó, về cường độ, bão hiện đạt cấp 13, có thể tăng lên cấp 14, không loại trừ khả năng đạt cấp 15 khi bão trên Biển Đông. Về cấp độ rủi ro thiên tai, 5 địa phương gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ở cấp 4; 4 địa phương gồm Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai ở cấp 3. Thời điểm nguy hiểm nhất của bão được xác định từ đêm 27 đến sáng 28/9.

Cung cấp thêm thông tin về công tác dự báo, ứng phó từ địa phương, lãnh đạo Đài KTTV tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, Đài đã tích cực, chủ động cung cấp thông tin về diễn biến của bão cho đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để chủ động trong công tác chỉ đạo ứng phó. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã triển khai các công tác ứng phó rất tích cực. Đến thời điểm này, tất cả các tàu thuyền đã được cảnh báo và di chuyển thoát khỏi vùng nguy hiểm. Các điều kiện về phương tiện kỹ thuật, nhân lực của Đài đã sẵn sàng cho công tác dự báo.

img_9322.jpg
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Thanh Tùng

Theo Đài KTTV tỉnh Quảng Nam, 16g chiều 26/9, Đài đã tham gia cuộc họp với Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam về tình hình bão số 4. Tại cuộc họp này, lãnh đạo Đài đã cung cấp cho tỉnh các thông tin rằng đây là cơn bão lớn và tỉnh Quảng Nam được xác định ở mức độ rủi ro thiên tai cấp 4. Diện mưa rộng, các địa phương vùng núi của tỉnh cần đặc biệt chú ý về hiện tượng lũ quét, sạt lở đất. Tỉnh cũng cần chú ý khu vực Cù Lao Chàm, vì đây vừa là đảo ven bờ, vừa là nơi tập trung đông khách du lịch.

Về công tác chỉ đạo của tỉnh, lãnh đạo Đài KTTV tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh đã thực hiện cấm biển từ 0g sáng nay (26/9). Hiện nay, cơ bản các tàu thuyền đã thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; công tác di dời được tỉnh chỉ đạo quyết liệt. Sáng mai (27/9), tỉnh sẽ tổ chứ di dời người dân tại các khu vực có nguy cơ chịu tác động lớn của bão, đồng thời, cho học sinh tạm nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng, đến thời điểm này, các dự báo của cơ quan dự báo KTTV vẫn sát với tình hình cơn bão số 4 đang diễn ra. Trong buổi thảo luận này, các đại biểu đã cùng thảo luận rất kỹ về các phương án khác nhau liên quan mức độ, phạm vi, cường độ bão số 4. Đề nghị cơ quan dự báo tiếp tục theo dõi sát sao, kịp thời xác định các thay đổi so với dự báo đang có, không được chủ quan.

Thứ trưởng Lê Công Thành hoan nghênh Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ đã rất tập trung trong chỉ đạo củng cố các trạm tại đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, có phương án đảm bảo an toàn cho các quan trắc viên khi bão đổ bộ. Đề nghị cơ quan dự báo lưu ý tình hình nước dâng do bão, cố gắng tính toán kỹ lưỡng thời gian bão đổ bộ để tính ra được mức tổng cộng cả nước dâng, cả triều để có cảnh báo chính xác. Thứ trưởng cũng đề nghị, cơ quan dự báo cần cung cấp thông tin kịp thời đến Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai ở Trung ương, các Ban Chỉ huy PCTT&TKCN ở địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại gây ra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngân hàng Thế giới xây dựng Khung đối tác quốc gia với Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều ngày 28/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã tiếp và làm việc với bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Hai đoàn đã trao đổi về nhu cầu xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trong thời gian tới.
  • Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Phát biểu tại Chương trình gặp mặt cán bộ đoàn các thời kỳ và Tọa đàm “Khát vọng tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức chiều 28/3, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành mong muốn trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Bộ cần tập trung thường xuyên trau dồi kỹ năng, kiến thức cho mỗi đoàn viên, thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
    (TN&MT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP 2023 về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Sửa đổi chính sách lồng ghép thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
    (TN&MT) - Từ nay đến năm 2025, Bộ TN&MT sẽ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó lồng ghép các nội dung thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
  • Hà  Nội: Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 23/3, tại quận Nam Từ Liêm, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc điều động ông Nguyễn Huy Cường, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm đến nhận công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở.
  • Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều 20/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Công đoàn Cục Khoáng sản Việt Nam và ra mắt Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời Cục Khoáng sản Việt Nam. Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT dự và trao Quyết định.
  • Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh
    (TN&MT) - Phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) sáng 19/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: Ngành tài nguyên và môi trường cam kết luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để hoàn thiện cơ chế chính sách, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
  • Bộ TN&MT hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa có Công văn gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đề nghị quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp chủ đề Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Thúc đẩy nghiên cứu biến đổi khí hậu phục vụ quá trình phát triển bền vững
    (TN&MT) - Ngày 17/3, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KHKTTV&BĐKH) đã tổ chức Hội thảo Khoa học thường niên lần thứ XXV với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số và khoa học mở trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đất nước”.
  • Phổ biến các quy định pháp luật ứng phó BĐKH trong Luật Bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành miền Trung
    (TN&MT) - Sáng ngày 16/3, tại Đà Nẵng, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị ở khu vực miền Trung.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các vùng đồng bằng Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Tri thức Orange và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho giai đoạn 2019 - 2023, nhằm nâng cao nguồn chất lượng nhân lực và giải quyết những thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang phải đối mặt.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, khai thác quỹ đất công: Triển khai nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là công tác quản lý, khai thác quỹ đất công luôn được các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy nguồn lực từ đất đai
    Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cùng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai chủ trì buổi Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị cho dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi).
  • Bổ nhiệm 3 lãnh đạo Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO