Thay đổi tư duy phát triển rừng ngập mặn thích ứng biến đổi khí hậu: Thúc đẩy vai trò của cộng đồng địa phương

Khánh Ly | 07/07/2022, 08:45

(TN&MT) - Một trong những giải pháp quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 là dành nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là RNM. Trong giai đoạn tới, khi Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào các cam kết ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, các khu RNM sẽ càng phát huy giá trị, đóng góp tích cực vào quá trình triển khai kế hoạch thích ứng quốc gia và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Phát triển rừng gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, giai đoạn 2015 - 2020, cả nước đã thực hiện 140 dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển từ nhiều chương trình, nguồn vốn khác nhau. Tổng diện tích trồng rừng đạt 22.390ha, trong đó có gần 72% là rừng trồng mới. Trong Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với BĐKH và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030”, Chính phủ đặt mục tiêu trồng mới 20.000ha, bao gồm 9.800ha RNM phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

Dù chỉ chiếm 1% tổng diện tích rừng của cả nước nhưng RNM đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), ngăn chặn sóng, gió, hạn chế xói lở bờ biển, bảo vệ đê biển, bảo vệ sinh kế của người dân. Theo ông Trần Quang Bảo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, trong số các loại rừng, RNM có khả năng tích trữ khí CO2 tốt nhất. Chúng có thể hấp thụ lượng các-bon nhiều gấp 4 lần so với rừng nhiệt đới truyền thống trên đất liền.

anh-bai.jpg

Trồng rừng ngập mặn hướng đến thị trường các-bon giá trị cao.

Để triển khai Thỏa thuận Paris về BĐKH, các quốc gia đã đề ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc phải thực hiện trong Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Phần lớn các quốc gia đã nộp mới hoặc cập nhật NDC đều nhấn mạnh và cam kết ưu tiên bảo vệ và phát triển RNM như một giải pháp chính sách, tài chính và kỹ thuật quan trọng hàng đầu của họ.

Thực hiện các cam kết ứng phó BĐKH, tại COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Tuyên bố Glasgow về Rừng và sử dụng đất, với nhiều ưu tiên phát triển rừng hướng tới ứng phó BĐKH. Bản cập nhật NDC của Việt Nam cũng đề cập tại 3 trên 7 giải pháp giảm thiểu BĐKH có liên quan tới bảo vệ và phát triển RNM.

Thời gian tới, ngành lâm nghiệp hướng đến đẩy mạnh công tác trồng RNM; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị ĐDSH, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng, tăng năng suất của rừng để nâng cao giá trị bảo tồn ĐDSH của RNM.

Bắt đầu từ năm 2022, các địa phương sẽ tiến hành công tác báo cáo giám sát, đánh giá hoạt động thích ứng BĐKH cấp quốc gia. Trong những vấn đề được giám sát, đánh giá có diện tích rừng được bảo vệ, trồng mới và phục hồi cho mục đích thích ứng BĐKH; số lượng cũng như quy mô các mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng BĐKH; các loại giống mới phù hợp; hiện trạng xây dựng các phân vùng bảo tồn ĐDSH trước BĐKH… Qua đây, vai trò của RNM sẽ càng được thể hiện rõ ràng hơn, làm cơ sở thúc đẩy các hoạt động phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH và chuyển đổi sinh kế dưới tán rừng trong những năm tiếp theo.

Cơ hội tham gia thị trường các-bon giá trị cao

Một hướng đi về lâu dài khi bảo tồn và phát triển RNM là tham gia thị trường tín chỉ các-bon. Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy - chuyên gia tổ chức Cifor, các nghiên cứu quốc tế cho thấy, khả năng hấp thụ các-bon của RNM vượt trội hơn so với rừng trên cạn, gấp 4 - 10 lần tùy trữ lượng các-bon và tùy địa hình khác nhau.

Thực tế, từ sau COP26, số lượng giao dịch tín chỉ các-bon RNM đã chiếm đến 30% giao dịch các-bon quốc tế. Dù có thực hiện tất cả các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong NDC của các quốc gia thì vẫn chưa đủ để đạt được mốc giữ cho nhiệt độ Trái đất chỉ tăng 20C như Thỏa thuận Paris. Bởi vậy, việc gia tăng các bể chứa các-bon từ rừng và mua bán tín chỉ các-bon rừng là thị trường rất tiềm năng. Khách hàng chính là những quốc gia, doanh nghiệp phát thải lớn có nhu cầu cân bằng lượng phát thải đáp ứng các yêu cầu của Thỏa thuận Paris và cam kết Net Zero.

Với lợi thế về diện tích RNM và chất lượng rừng thuộc hàng tốt trên thế giới, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để gia tăng nguồn thu nhập từ thị trường các-bon liên quan đến RNM. Đơn cử, các doanh nghiệp thu mua thủy sản hiện đã nhận được những yêu cầu về chứng chỉ giảm phát thải đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Nếu nguồn thủy sản được nuôi trong các khu RNM sẽ giảm được rào cản này và thậm chí tăng sức cạnh tranh. Việc đảm bảo các yêu cầu về giảm phát thải, bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những định hướng của ngành thủy sản.

Bên cạnh đó, thế giới đã hình thành khái niệm “thị trường các-bon giá trị cao”, lấy yếu tố bảo tồn ĐDSH là cốt lõi. Điều này có nghĩa, nếu khu RNM hướng đến mục tiêu hấp thụ các-bon, đồng thời tạo ra những giá trị gia tăng về bảo tồn ĐDSH, đảm bảo tác động về xã hội như tạo sinh kế cho người dân, giảm tình trạng di cư do BĐKH… thì tín chỉ các-bon từ khu rừng ấy sẽ có giá trị cao gấp hàng chục lần rừng thường. Cụ thể, giá thị trường của tín chỉ các-bon giá trị cao khoảng 67 - 167 đô la Mỹ, trong khi tín chỉ các-bon rừng thông thường chỉ từ 5 - 11 đô la Mỹ. Tại Việt Nam, giá tín chỉ rừng trong chương trình giữa Bộ NN&PTNT với Ngân hàng Thế giới là 4 đô la Mỹ.

Việc thúc đẩy vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển RNM là yếu tố kiên quyết để chúng ta tham gia thị trường các-bon giá trị cao. Và trên thực tế, đây cũng chính là định hướng của Chính phủ, của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn tới. Vì vậy, để triển khai hiệu quả các chiến lược, chương trình trồng RNM cho mục tiêu phát triển bền vững thích ứng với BĐKH, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
  • Minh Hóa (Quảng Bình): Đưa người dân thoát lũ, thoát nghèo
    (TN&MT)- Với Quảng Bình và cả nước, huyện Minh Hóa được “mẹ tự nhiên” sắp đặt cho một vị trí không mấy thuận lợi. Một mặt là núi cao, giao thông cách trở, nhưng mặt khác Minh Hoá lại vẫn phải thường xuyên hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng mỗi mùa bão về. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp của Minh Hoá luôn trú trọng công tác di dời, tái định cư, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
  • Bán tín chỉ các-bon sao cho được giá?
    (TN&MT) - Việc mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam đã manh nha từ vài năm trở lại đây. Do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thách thức trong phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu về vấn đề này.
  • Truyền tải kịp thời thông tin, truyền thông về lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Đó là một trong những định hướng của Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông năm 2023 của Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • Bộ TN&MT quy định Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm
    (TN&MT) - Từ ngày 15/3/2023, Thông tư 25/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm sẽ chính thức có hiệu lực.
  • Quảng Ninh ứng phó BĐKH: Nhân lên những cánh rừng
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng trong quá trình phát triển, tỉnh đã và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức về phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Thời tiết miền Bắc có nhiều biến động thời gian tới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 7 - 8/3, tại khu vực phía Đông Bắc Bộ, trời rét về đêm và sáng. Trong khi đó, ngày 9-10/3, miền Bắc hửng nắng, nhiệt độ tăng nhanh lên mức cao nhất 31 độ C, người dân có thể cảm thấy oi nóng.
  • Nông nghiệp thuận thiên giải bài toán giảm nghèo
    (TN&MT) - Những diễn biến phức tạp, khó lường của biến đổi khí hậu đặt ra yêu cầu cho ngành nông nghiệp phải thích ứng và thay đổi để có thể phát triển bền vững. Đây cũng chính là vấn đề cốt lõi để người nông dân giảm nghèo bền vững.
  • Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau trước tác động của biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 2/3, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tổn thất và thiệt hại hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu” nhằm xác định thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn, xây dựng định hướng quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO