Tháo gỡ khó khăn chính sách, khơi thông nguồn vốn cho thị trường BĐS

Hà Thư | 13/09/2022, 19:05

Ngày 13/9 đã diễn ra Diễn đàn “Tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách và nguồn vốn để nâng cao hiệu quả thị trường BĐS” do Báo Công Thương tổ chức. Các chuyên gia chia sẻ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS Việt Nam, làm cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, đưa ra những biện pháp cụ thể về chính sách tín dụng, vốn cho thị trường BĐS.

Diễn đàn có sự tham dự của TS. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV; Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, cùng hơn 200 đại biểu đến từ cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS, ngân hàng.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương chia sẻ, với vai trò là diễn đàn của giới công thương Việt Nam, Báo Công Thương luôn mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân góp tiếng nói tháo gỡ những khó khăn từ những “điểm nóng” của nền kinh tế đất nước. Việc tổ chức Diễn đàn này góp phần thực hiện điều đó.

pho-tong-bien-tap-bao-cong-thuong.jpg
Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương phát biểu khai mạc.

Những điểm nghẽn "gỡ mãi chưa thông" 

Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành trung ương về đất đai một lần nữa khẳng định: “Thị trường BĐS, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả”.

Nhận thức rõ sự cấp bách phải giải bài toán thị trường BĐS, ngày 29/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Theo đó, Chính phủ đánh giá đóng góp thị trường BĐS có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, đóng góp của ngành BĐS chiếm khoảng 4,5% GDP.

Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn thời gian qua sự phát triển của lĩnh vực BĐS cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, vẫn chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường BĐS còn một số nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời; việc phát triển các dự án BĐS ở một số địa phương không theo quy hoạch và kế hoạch, chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường; trình tự thủ tục đầu tư còn được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, qua nhiều bước nên thời gian thực hiện thủ tục đầu tư bị kéo dài.

Trong khi đó, nguồn cung BĐS ngày càng giảm. 6 tháng đầu năm chỉ có khoảng 12.000 nhà ở thương mại được hoàn thành. Tính riêng Quý I chỉ có thêm 39 dự án nhà ở thương mại mới được chấp thuận đầu tư. 56 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai.

Nguồn cung thấp dẫn đến giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5 –7%. Giá nhà ở riêng lẻ trong dự án cũng tăng trung bình 15-20%. Giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020.

Một nguyên nhân khác cũng tác động không tốt đến thị trường BĐS là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trong 6 tháng đầu năm 2022 tiến độ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt 25,68% kế hoạch năm.

dien-dan-thao-go-kh-khan-bds.jpg
Toàn cảnh Diễn đàn.

Tại phiên thảo luận, các chuyên gia tập trung chia sẻ những góc nhìn, quan điểm để tháo gỡ những khó khăn cho loại hình BĐS du lịch, nghỉ dưỡng.

Chia sẻ tại Diễn đàn, TS. Trần Đình Thiên, Chuyên gia kinh tế, cho rằng, vấn đề cần xử lý là làm sao cho luật không chồng chéo và cần xây dựng luật nền tảng, luật cơ bản.

“Việt Nam đang bùng nổ, người Việt Nam nhanh nhạy đón bắt đầu cơ về bùng nổ du lịch. Muốn bùng nổ du lịch cần có vốn, huy động nguồn vốn từ xã hội vô cùng nhiều, việc huy động nguồn vốn này cũng như chia sẻ lợi ích của người dân. Nếu hệ thống pháp luật ổn định thì nhiều nhà đầu tư chia sẻ lợi ích sẽ rất tốt cho người dân”, ông Thiên nhấn mạnh.

Từ góc độ của doanh nghiệp đầu tư, ông Vũ Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VNGroup thẳng thắn bày tỏ kiến nghị cụ thể về quản lý nhà nước đối với loại hình BĐS du lịch, nghỉ dưỡng: “Với mỗi dự án BĐS thì vấn đề quy hoạch rất quan trọng. Thực tiễn, ở mỗi tỉnh, địa phương đều có quy hoạch chung và trong quy hoạch chung sẽ có quy hoạch riêng về đất đai. Tuy nhiên, nhiều địa phương do không quy hoạch kỹ và thiếu tư vấn dẫn tới triển khai một số dự án không phù hợp. Do vậy, cần phải quan tâm chú trọng nhiều hơn đến vấn đề này. Mỗi địa phương, có quan quản lý cần cố gắng tối giản hơn về chính sách để cho mọi hoạt động của doanh nghiệp không bị tắc nghẽn vì cơ chế, chính sách.”

Ông Thành đồng thời cho rằng, mỗi nhà đầu tư đến với địa phương là tạo động lực, mang lại các giá trị tích cực đối với sự phát triển kinh tế cho địa phương đó. Ngược lại, doanh nghiệp cũng phải được tạo điều kiện hay chúng ta thường gọi là trải thảm để hai bên cùng có lợi, và làm sao thay đổi quan điểm xin cho đối với nhà đầu tư.

Chính sách tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp liệu có khơi thông cho thị trường BĐS?

Là một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận, năm nay câu chuyện vốn trở thành vấn đề nóng của kinh tế và doanh nghiệp. Điểm tích cực là nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân tăng lên rõ rệt, nhu cầu thực về vốn của doanh nghiệp, người dân tốt hơn những năm trước. Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã cấp tiếp hạn mức tín dụng cho vay để các tổ chức tín dụng cho vay tiếp các dự án còn dở dang. 

Tín dụng BĐS vẫn tăng tích cưc, từ đầu năm đến nay tăng 14%, trong đó tín dụng với phân khúc nhà ở tăng 17% và BĐS đầu tư trên 8%. Hiện tín dụng cho vay BĐS chiếm 20,6% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế, với mức này vẫn còn dư địa để tiếp tục cho vay BĐS, vì các quốc gia khác trên thế giới thông thường chiếm 28-30% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng.

dien-dan-thao-go-kh-khan-bds-2.jpg
Các chuyên gia tại Diễn đàn.

Tuy nhiên theo ông Lực, doanh nghiệp BĐS nghỉ dưỡng, du lịch không nên trông chờ tín dụng ngân hàng, vì rủi ro hơn phân khúc khác, pháp lý lại chưa tốt.

Từ góc nhìn của nhà đầu tư, ông Vũ Văn Thành chia sẻ thêm: “Thời gian qua có những bất cập trong một số dự án đầu tư BĐS, song chúng ta không nên đánh đồng các doanh nghiệp, không phải doanh nghiệp nào cũng yếu kém mà có nhiều doanh nghiệp rất chắc chắn, đủ khả năng để đảm bảo an toàn cho các khoản vay. Thiết nghĩ, khi có nảy sinh những khó khăn, các đơn vị tài chính, ngân hàng cần có cách xử lý phù hợp phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của doanh nghiệp.”

Đưa ra góc nhìn khách quan về vấn đề này, TS. Trần Đình Thiên cho rằng: “Ngân hàng là người tính toán tổng thể, và họ phải tính toán rủi ro. Doanh nghiệp cũng cần phải hiểu tình thế như vậy, chứ không phải mình thiếu vốn mà họ không cho vay thì có thái độ tiêu cực. Hiện nay chúng ta cứ tập trung vào vốn tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng cơ bản bảo đảm vốn ngắn hạn. Cần thay đổi cấu trúc thị trường tiền tệ, thị trường vốn để đảm bảo cấu trúc này bớt rủi ro nhất.”

Làm chính sách không nên "quay xe" đột ngột, cần có chế tài chuyên biệt cho thị trường BĐS

Bàn về các hướng giải pháp cho vấn đề cân bằng cung cầu, các chuyên gia đều đồng tình quan điểm, chính sách thay đổi cần có thời gian “thở” cho doanh nghiệp.Một trong những việc quan trọng mà tôi ghi nhận được khi họp Chính phủ mà có sự có tham gia của Thủ tướng đó là làm chính sách không có sự “quay xe” đột ngột. Làm chính sách thì phải dự báo được, nhất là lúc này tình thế bất thường, doanh nghiệp sau 2 năm chịu tác động của dịch Covid-19 đang còn yếu. Tính mệnh lệnh hành chính đe dọa doanh nghiệp cá nhân nặng lắm. Đây là yếu tố quan trọng để các nhà hoạt định chính sách biết cách ứng xử với nền kinh tế và với các doanh nghiệp”, TS. Trần Đình Thiên chia sẻ.

Các chuyên gia cũng ghi nhận, một trong những giải pháp đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm chú ý đó là Nghị định 53 trái phiếu doanh nghiệp, làm sao để không bị ắch tắc, dừng đột ngột để doanh nghiệp có thể nối được dòng chảy vốn vì đây là nguồn vốn dài hạn. Tinh thần chỉnh sửa Nghị định 18 cũng là sự đảm bảo cho các dự án tốt, các doanh nghiệp tín nhiệm được tiếp cận nguồn vốn này được dễ dàng. Các điểm này sẽ giúp thị trường BĐS không chỉ khôi phục tốt hơn mà còn có bước tiến mạnh.

“Theo tôi việc đầu tiên cần làm là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, vì nếu lạm phát tăng thì sẽ gây biến động mạnh, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. Cùng với đó, thúc đẩy Chương trình phục hồi kinh tế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nếu làm được sẽ tạo cơ hội tháo gỡ cho thị trường BĐS.

Ngoài ra, để phát triển thị trường BĐS, chúng ta cần nghiên cứu để có 1 số chế tài chính chuyên biệt cho BĐS. Có quỹ đầu tư phát triển nhà ở, quỹ sẽ có cơ chế, chính sách cực kỳ rõ ràng để vận hành quỹ”, TS. Cấn Văn Lực chia sẻ cuối Diễn đàn./.

Bài liên quan
  • TPHCM: Nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động cải tạo, xây mới nhà trọ
    (TN&MT) - Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký ban hành văn bản khẩn gửi các Sở, ban ngành cùng các quận, huyện - TP Thủ Đức về chính sách hỗ trợ và quản lý đối với nhà trọ do tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân xây dựng cho công nhân, người lao động thuê để ở (gọi tắt là nhà trọ) trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Thị trường BĐS 2023: Kỳ vọng phục hồi từ cải thiện thanh khoản
    (TN&MT) - Sau hàng loạt động thái tích cực từ Chính phủ về lãi suất ngân hàng, chính sách gỡ khó pháp lý dự án..., thị trường bất động sản (BĐS) năm 2023 tại khu vực phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng hiện đang le lói gam màu sáng. Niềm tin của các nhà đầu tư (NĐT) cũng đang dần quay trở lại, giao dịch ấm dần, nhất là phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực, pháp lý dự án hoàn chỉnh.
  • Avatar Thu Duc tăng giá trị nhờ vị trí kết nối nhiều tiện ích giáo dục
    (TN&MT) - Câu chuyện về Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà vì tương lai con trai Mạnh Tử đến nay vẫn được nhiều người nhắc đến như một minh chứng cho tầm quan trọng của môi trường sống. Việc chuyển đến khu vực đối diện trường học và văn miếu được xem là nền tảng để Mạnh Mẫu dưỡng thành một nhà tư tưởng, một nhà giáo dục lớn mang tên Mạnh Tử. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cũng đặt sự kết nối giữa nhà ở với các tiện ích giáo dục lên hàng đầu khi lựa chọn nơi an cư cho gia đình.
  • Chuyên gia kinh tế: Bắc Giang là một cạnh quan trọng trong "tam giác FDI" mới phía Bắc
    Cùng với Bắc Ninh và Thái Nguyên, Bắc Giang đang hội tụ nhiều yếu tố để trở thành "thủ phủ FDI" tại miền Bắc. Cơ hội đang được mở ra với nhà đầu tư vào Bắc Giang để đón trước làn sóng đầy hứa hẹn.
  • Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
    Sáng 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ… về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
  • Thị trường nhà ở vẫn thiếu hụt nguồn cung
    (TN&MT) - Theo ghi nhận của các công ty nghiên cứu thị trường, quý 1/2203 vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM và các vùng phụ cận vẫn rơi vào trạng thái trầm lắng, thanh khoản ở mức thấp, nguồn cung mới và sức cầu toàn thị trường sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022.
  • Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội hơn 1000 tỷ đồng ở Hà Nội
    (TNMT) - Dự án nhà ở xã hội thuộc Khu nhà ở đô thị Kim Hoa (xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội) được quy hoạch xây dựng trên 4 lô đất với 9 tòa căn hộ, mỗi tòa cao 9 tầng nổi và 1 tầng hầm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.268 tỷ đồng.
  • Những tiện ích xanh nổi bật vì sức khoẻ và chất lượng cuộc sống tại Diamond Lotus Riverside
    (TN&MT) - Bên cạnh lợi thế là một trong số những dự án hiếm hoi sở hữu vị trí đắc địa dễ dàng kết nối với khu vực trung tâm TP.HCM, Diamond Lotus Riverside còn là công trình xanh đã và đang được chủ đầu tư tập trung tâm huyết để phát triển thêm nhiều “tiện ích xanh”, đảm bảo các tiêu chí ưu tiên sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân.
  • Giá chung cư không còn tăng nóng
    (TN&MT) - Chuyên gia bất động sản (BĐS) dự báo, sau thời gian liên tục tăng nóng, tốc độ tăng giá chung cư cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng sẽ chậm lại, giao dịch kỳ vọng khởi sắc từ quý 2/2023.
  • Bất động sản vừa an cư vừa kinh doanh: “Mảnh ghép” đầy hấp lực tại Đà thành
    (TN&MT) - Kinh tế, du lịch Đà Nẵng đang phục hồi mạnh mẽ, đón đà tăng trưởng mới. Cộng với sức hấp dẫn “hữu xạ tự nhiên hương” của thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư bậc nhất Việt Nam, những luồng cư dân di cư đang tiếp tục đổ về Đà thành - cùng mơ ước về chốn an cư, kinh doanh lý tưởng giữa trung tâm thành phố.
  • Chính sách phát triển nhà ở xã hội: “Phá băng” thị trường bất động sản
    (TN&MT) - Các phân khúc bất động sản (BĐS) phục vụ nhu cầu ở thực của người dân đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực với lượng giao dịch thành công ngày càng nhiều.
  • Cư dân T&T DC Complex chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    (TN&MT) - Ngày 20/5, Công ty Cổ phần Bất động sản T&T Homes (thành viên Tập đoàn T&T Group) đã tổ chức lễ bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân dự án T&T DC Complex (Hoàng Mai, Hà Nội).
  • Thị trường bất động sản 2023: Thời của người mua
    (TN&MT) - Khác với thời điểm bất động sản (BĐS) nóng ấm, khi mà quyền quyết định trong hoạt động giao dịch thường thuộc về người bán, giờ đây tình thế đã khác hẳn. Trong bối cảnh nhiều chủ đất buộc phải cắt lỗ, bán tháo, đồng nghĩa với việc người mua có nhiều sự lựa chọn hơn và hiển nhiên chủ đất cũng bị ép giá nhiều hơn.
  • Bộ Xây dựng triển khai đề án đầu tư xây ít nhất 1 triệu căn nhà xã hội
    Ngày 19/5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.”
  • Glory Heights – Chất sống Malibu “triệu đô” tại Vinhomes Grand Park
    Sắp tới đây, những khách hàng yêu thích thiên đường nghỉ dưỡng nhiệt đới tuyệt đẹp tại Malibu sẽ không cần phải di chuyển nửa vòng trái đất để tận hưởng những đặc quyền xa xỉ, bởi men sống thời thượng này sẽ được tái hiện ngay tại tâm điểm Đại đô thị Vinhomes Grand Park, phía Đông TP.HCM.
  • Trải nghiệm thiên đường Malibu độc đáo giữa Vinhomes Grand Park
    Glory Heights (Vinhomes Grand Park) tái hiện đầy đủ phóng khoáng, nghỉ dưỡng lấy cảm hứng từ thành phố biển Malibu (Mỹ), mang tới đặc quyền hưởng thụ chất sống khác biệt dành cho những chủ nhân tinh hoa.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO