Thành ủy Đà Nẵng thăm, tặng quà các cơ sở tôn giáo

Anh Dũng | 04/09/2021, 17:58

(TN&MT) - Ngày 3/9, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết thay mặt Thành ủy Đà Nẵng đến thăm và tặng quà các cơ sở tôn giáo gồm: Chùa Bát Nhã, Chùa Phổ Đà và Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam.

Tại các nơi đến thăm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lương Nguyễn Minh Triết gửi lời chúc tốt đẹp đến các vị giám mục, linh mục, mục sư, chức sắc, các tu sĩ, cư sĩ, phật tử…; đồng thời ghi nhận những đóng góp tích cực của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết (trái) thăm và tặng quà Giám mục Đặng Đức Ngân, đại diện Tòa Giám mục Đà Nẵng.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết cho biết, Covid-19 còn diễn biến phức tạp nhưng lãnh đạo thành phố đã kịp thời áp dụng nhiều biện pháp phù hợp, đúng thời điểm nên cơ bản kiểm soát được tình hình dịch. Lãnh đạo thành phố đang xem xét sau ngày 5/9 sẽ áp dụng một số biện pháp mới trong phòng, chống dịch Covid-19 và kiểm soát phân theo vùng: đỏ, vàng, xanh.

Đồng thời bày tỏ mong muốn lãnh đạo các cơ sở tôn giáo tiếp tục đồng hành với chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh và vận động bà con giáo dân, phật tử có ý thức tự bảo vệ bản thân, bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả. Chính quyền thành phố luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho mọi người dân gặp khó khăn, trong đó có các giáo dân, phật tử.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết (phải) tặng quà Ban đại diện Tin lành Đà Nẵng

Đại diện các cơ sở tôn giáo cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo thành phố, cho rằng thành phố đã có nhiều giải pháp phù hợp, phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng như an sinh xã hội. Đồng thời cũng cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo, đồng hành và ủng hộ chính quyền thành phố để chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết (trái) thăm và tặng quà Chùa Bát Nhã

Trước đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lương Nguyễn Minh Triết tới thăm và tặng quà các cơ sở gồm: Tòa Giám mục Đà Nẵng, Hội Thánh truyền giáo Cao Đài, Ban đại diện Tin lành Đà Nẵng.

Dịp này, đoàn lãnh đạo thành phố do Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng Đoàn Ngọc Hùng Anh làm Trưởng đoàn tới thăm, tặng quà các cơ sở tôn giáo gồm: Chùa Quán Thế Âm, Chùa Huệ Quang, Chùa Hưng Quang, Thiền viện Bồ Đề và Sư Nữ Bảo Quang.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết (trái) tặng quà cho đại diện Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam

* Trước đó (ngày 2/9), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Ngô Xuân Thắng thay mặt Thành ủy Đà Nẵng đã đến thăm, động viên và trao tặng nhu yếu phẩm đến các cơ sở tôn giáo: chùa Hưng Quang, chùa Huệ Quang, chùa Thanh Hà, Thiền viện Bồ Đề và Trụ sở Tỉnh Dòng Thánh Phao-lô Đà Nẵng.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng (thứ ba, từ trái qua) thăm, tặng quà Dòng Thánh Phao-lô Đà Nẵng

Tại các nơi đến thăm, Chủ tịch Ngô Xuân Thắng đã biểu dương và ghi nhận những đóng góp tích cực của các tín đồ, cơ sở tôn giáo trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã luôn đồng hành trong công tác trong phòng, chống dịch Covid-19 với thành phố. Đồng thời, mong muốn thời gian đến các tổ chức, cơ sở tôn giáo tiếp tục đồng thuận, đoàn kết cùng chính quyền và nhân dân thành phố quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cần rà soát, hoàn thiện quy định về đất tôn giáo
    Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội XV, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đề nghị cần rà soát, hoàn thiện quy định về đất tôn giáo để bảo đảm quy định thống nhất giữa dự thảo Luật và Luật Tín ngưỡng tôn giáo, tránh phát sinh các khái niệm mới, thực hiện không thống nhất, có thể sẽ phát sinh tranh chấp, khiếu nại.
  • Ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường: “Nhịp cầu” gắn kết các tôn giáo trong khối đoàn kết toàn dân
    (TN&MT) - Ngày nay, các tôn giáo đang thể hiện rõ nét vai trò trong việc hình thành nếp sống, văn hóa bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng. Sự kết hợp giữa phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo đã tạo nên sức lan tỏa rộng khắp, gắn kết các tôn giáo đóng góp vào xu thế phát triển xanh, bền vững của đất nước. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo xung quanh nội dung này.
  • Giáo họ Tràng Bạch chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Những năm qua, Giáo họ Tràng Bạch luôn chung tay cùng chính quyền phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực xây dựng diện mạo đô thị phường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
  • Chuyên gia đề xuất biện pháp phòng tránh tai biến trượt lở tại Hà Giang
    (TN&MT) - Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc, có địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, địa chất không đồng nhất, hàng năm thường xuyên xảy ra các loại hình thiên tai như: Dông, lốc, sét, mưa đá, rét hại, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ngập úng cục bộ… Đáng chú ý, đây là tỉnh có mức độ nguy cơ trượt lở đất đá rất cao.
  • Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn chung tay xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng xanh - sạch - đẹp, văn minh - hiện đại, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Giáo dân Sa Pa với phong trào sống xanh
    Các hộ gia đình tự phân loại rác thải trước khi đem đến nơi thu gom, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thường xuyên ra quân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, nơi công cộng, dọn dẹp khuôn viên nhà thờ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Đó là những hành động thiết thực mà giáo dân Sa Pa đang thực hiện để hướng đến lối sống xanh.
  • Phật giáo Nam Tông trong đời sống người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
    (TN&MT)- Phật giáo Nam tông là tôn giáo có vị trí rất quan trọng đối với đời sống của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều năm qua, Phật giáo Nam tông góp phần giáo dục đạo đức, lễ nghĩa, tôn ti trật tự cho cộng đồng dân tộc Khmer, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cùng đồng hành với sự phát triển của đất nước.
  • Đồng bào công giáo Yên Bình chung tay bảo vệ môi trường
    Thời gian qua, bà con giáo dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt đã có nhiều hoạt động thiết thực để xây dựng, giữ vững và nâng cao tiêu chí 17 về môi trường.
  • Nhiều đổi thay nơi làng quê xóm đạo
    Các làng quê xóm đạo ở huyện Ba Tri (Bến Tre) giờ đã mang một diện mạo mới. Nơi ấy, có những con đường làng khang trang sạch sẽ, phủ đầy những hàng cây, hoa kiểng đủ sắc màu. Đây là thành quả của nhiều năm tỉnh Bến Tre thực hiện cuộc “Vận động chức sắc, tín đồ đạo Cao đài Ban chỉnh tham gia bảo vệ môi trường (BVMT)”.
  • Từ triết lý sinh thái nhân văn đến thực hành của các tôn giáo Việt
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) đã “ăn sâu, bắt rễ” vào nếp nghĩ, tư duy và văn hóa của các tôn giáo ở Việt Nam. Các tôn giáo đã chung tay cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ký kết quy chế phối hợp, nhằm tạo nên sự chuyển đổi xanh trong đời sống của các cộng đồng.
  • Phong tục cúng rừng của người Nùng Lào Cai
    (TN&MT) - Ngoài ý nghĩa cầu mong môt năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, phong tục cúng rừng của người Nùng của huyện Mường Khương, Lào Cai còn là dịp để giáo dục ý thức cho mọi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, tình yêu bản làng, quê hương, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy và phát huy lòng tự hào dân tộc, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong Nhân dân...
  • Chung sức xây dựng cộng đồng Chăm Islam giáo đoàn kết, phát triển
    (TN&MT) - Cộng đồng người Chăm Islam, hay còn gọi là người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam sinh sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ việc làm từ các tổ chức chính trị - xã hội cũng như cộng đồng Islam giáo, đời sống kinh tế - xã hội của người Chăm Islam đã có những thay đổi rõ nét cả vật chất lẫn tinh thần, bắt nhịp với xu thế phát triển của đất nước.
  • Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế
    (TN&MT) - Thời gian qua, các tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã phát huy vai trò của mình để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó giúp đời sống người dân ấm no, hạnh phúc hơn. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Dương Đình Luân – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO