Thanh tra Bộ TN&MT xử phạt Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh hơn 1 tỷ đồng

Khương Trung - Kiên Cường | 15/02/2023, 14:08

(TN&MT) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh hơn 1 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động của lò đốt chất thải có thông số khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn là 03 tháng 23 ngày.

images1985448_img_1310.jpg
Thanh tra Bộ TN&MT xử phạt Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh hơn 1 tỷ đồng

Theo Quyết định số 03/QĐ-XPVPHC ngày 10/01/2023 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh, Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Phong Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Mã số doanh nghiệp: 0800754983. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0800754983, ngày cấp: 16/11/2009 (đăng ký thay đổi lần 4 ngày 27/02/2014); nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.

Quyết định đã nêu Công ty đã có hành vi vi phạm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 đến dưới 1,5 lần trong trường hợp lưu lượng khí thải từ 60.000 m3/giờ đến dưới 65.000 m3/giờ; quy định tại điểm o khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP. Hình thức xử phạt áp dụng: phạt tiền là 1.126.184.000 (Một tỷ, một trăm hai mươi sáu triệu, một trăm tám mươi tư nghìn đồng) và đình chỉ hoạt động của lò đốt chất thải có thông số khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn là 03 tháng 23 ngày.

Được biết, vào cuối tháng 7/2021, Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh đã từng bị cơ quan truyền thông bêu tên trong việc đổ trộm chất thải ở Thái Bình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cụ thể: Công ty Cổ phần công nghệ môi trường An Sinh lấy chất thải từ Công ty TNHH Nittoku Việt Nam, tại Cụm công nghiệp Thi Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam sau đó đưa về đổ trộm tại thôn Thái Hạc, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Qua làm việc, đại diện Công ty TNHH Nittoku Việt Nam cũng khẳng định theo hợp đồng thì Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh nhận xử lý chất thải cho Công ty Nittoku Việt Nam tại địa chỉ ở Hải Dương chứ không phải đưa đi xử lý ở Thái Bình.

Ngay sau khi vụ việc được thông tin, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 2162/TCMT-MTMB gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định và Thái Bình xác minh, kiểm tra làm rõ việc đổ trộm chất thải ra môi trường và xử lý nghiêm đối với những đơn vị liên quan. Tuy nhiên, sau đó vụ việc lại bị "chìm xuống" một cách khó hiểu, khiến dư luận băn khoăn.

an-sinh-4-16287626174171553623685.jpg
Giấy phép hành nghề quản lý CTNH của Công ty Môi trường An Sinh

Được biết, Công ty Cổ phần Công nghệ môi Trường An Sinh được Tổng Cục Môi trường cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại (CTNH). Theo đó, giấy phép hành nghề quản lý CTNH của Công ty Môi trường An Sinh có Mã số QLCTNH:1-2-3-4.024.VX và được phép xử lý 327 mã chất thải.

Trước đó, trên Báo Tài nguyên và Môi trường cũng đã thông tin “Công ty CP Công nghệ môi trường An Sinh: Nhiều sai phạm về bảo vệ môi trường” và Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hải Dương đã tiến hành kiểm tra và có kết luận, Công ty có nhiều sai phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Bài liên quan
  • Hải Dương – Công ty An Sinh “ngầm” hủy hoại môi trường?
    (TN&MT) - Nhà máy xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh (Công ty An Sinh)  xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc (Hải Dương) nhiều năm gây bức xúc dư luận về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, từ việc đốt rác thải và xử lý chất thải nguy hại… Không những vậy, Công ty này còn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước và sản xuất của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO