Thanh kiểm tra việc chấp hành Luật KTTV: Những vấn đề còn “bỏ ngỏ” - Dữ liệu khí tượng thủy văn chính xác - mang an toàn đến những công trình

Thanh Tùng (thực hiện) | 22/12/2022, 10:02

(TN&MT) - Năm 2022, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) được Bộ TN&MT phê duyệt kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật về KTTV tại tỉnh Hà Giang và chấp thuận Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật KTTV tại 11 tỉnh (Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng). Kết quả kiểm tra cho thấy, còn một “khoảng trống” thực thi pháp luật khá lớn ở các chủ công trình trên địa bàn các tỉnh nói trên.

Nâng độ an toàn các công trình

Thực tế cho thấy, hiện không ít chủ đầu tư dự án xây dựng trong quá trình làm giấy phép xây dựng đã sử dụng dữ liệu KTTV không rõ nguồn gốc, do tổ chức không có thẩm quyền cung cấp, hoặc sử dụng chuỗi tài liệu không được cập nhật năm gần nhất theo quy định, gây mất an toàn công trình, lãng phí vốn và giảm hiệu quả đầu tư. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái xung quanh nội dung này.

8-3-.jpg

Ông Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV

PV: Thưa Tổng cục trưởng, năm 2022, Tổng cục KTTV đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật KTTV tại các địa phương, doanh nghiệp. Tại sao Tổng cục KTTV lại tiến hành các cuộc thanh, kiểm tra này? Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật qua các cuộc thanh, kiểm tra Tổng cục đã thực hiện?

Ông Trần Hồng Thái:

Được sự phê duyệt của Bộ TN&MT, năm 2022, Tổng cục KTTV đã triển khai nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật KTTV. Đối tượng thanh tra, kiểm tra là các chủ công trình phải quan trắc và cung cấp thông tin dữ liệu KTTV gồm: Hồ chứa thủy điện, thủy lợi; Vườn Quốc gia; Sân bay và Cáp treo… theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn. Các chủ chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, cơ quan, đơn vị thẩm định, thẩm tra dự án phát triển kinh tế - xã hội có sử dụng thông tin, dữ liệu KTTV.

Các cuộc thanh, kiểm tra được thực hiện theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Đây là hoạt động thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo chức năng nhiệm vụ của Bộ và giao cho Tổng cục nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về KTTV. Phát hiện kịp thời, ngăn ngừa các vi phạm trong hoạt động KTTV, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý, khắc phục. Đồng thời, kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KTTV, đảm bảo tính tuân thủ trong thực thi pháp luật KTTV, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững đất nước.

Qua kiểm tra cho thấy, các chủ công trình có trạm KTTV chuyên dùng đã thực hiện khá đầy đủ các quy định đối với công trình phải quan trắc KTTV. Tuy nhiên, phần lớn các chủ công trình chưa thực hiện cung cấp thông tin, dữ liệu KTTV cho hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia theo quy định. Một số chủ công trình chưa thực hiện việc thông báo thành lập, di chuyển, giải thể trạm KTTV chuyên dùng cho các cơ quan liên quan theo quy định; còn tồn tại các vấn đề liên quan tới việc chia sẻ số liệu quan trắc KTTV của sân bay, hồ chứa thủy điện, thủy lợi, cáp treo đối với cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường tại địa phương theo quy định; việc kiểm định các phương tiện đo chưa đạt yêu cầu về định kỳ, còn thiếu chứng từ kiểm định. Đặc biệt, tại các Vườn quốc gia vẫn chưa thực hiện tổ chức lắp đặt các trạm quan trắc đối với công trình phải quan trắc KTTV theo quy định.

Bên cạnh đó, việc khai thác sử dụng thông tin dữ liệu KTTV; thẩm định nguồn gốc tài liệu KTTV đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội; kết quả kiểm tra cho thấy, phần lớn các chủ đầu tư dự án không thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đơn vị tư vấn thiết kế về nguồn gốc và thẩm quyền cung cấp thông tin dữ liệu KTTV; các dự án sử dụng tài liệu không rõ nguồn gốc, một số dự án sử dụng tài liệu do tổ chức không có thẩm quyền cung cấp, một số dự án sử dụng chuỗi tài liệu không được cập nhật năm gần nhất theo quy định về khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu KTTV đã được quy định cụ thể tại Luật Khí tượng thủy văn.

PV: Tại sao thông tin dữ liệu KTTV lại trở thành một điều kiện bắt buộc trong quá trình lập dự án và thiết kế các công trình? Tầm quan trọng của các thông tin dữ liệu này là gì, thưa ông?

Ông Trần Hồng Thái:

Thông tin KTTV được xem như một trong các công cụ đặc biệt quan trọng làm đầu vào, hỗ trợ các chính sách quyết định phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh của quốc gia, các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 khẳng định công tác KTTV là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, phải có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

8-1-.jpg

Ông Trần Hồng Thái cùng Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai kiểm tra công tác PCTT tại Tháp Truyền hình tỉnh Điện Biên. Ảnh: Thanh Tùng

Trong quá trình lập dự án và thiết kế các công trình, thông tin dữ liệu KTTV là số liệu đầu vào quan trọng quyết định giải pháp, quy mô, kết cấu công trình. Có thể thấy, thời gian qua, thông tin dữ liệu KTTV chưa được quản lý, khai thác hiệu quả, đặc biệt là các thông tin, dữ liệu KTTV được sử dụng trong các báo cáo đánh giá chiến lược, đánh giá tác động môi trường, các báo cáo dự án ngành trọng điểm chưa được kiểm chứng, thẩm tra nguồn gốc số liệu. Các thông tin, dữ liệu KTTV được sử dụng trong các báo cáo đánh giá chiến lược, đánh giá tác động môi trường, báo cáo dự án ngành đều được sử dụng theo hình thức kế thừa từ các tài liệu khác, dẫn đến khả năng mất an toàn đối với các công trình khi thiên tai xảy ra.

Hiện nay, việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu KTTV làm nguồn lực “đầu vào” phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế. Trong khi đó, việc khai thác, sử dụng thông tin và dữ liệu KTTV theo đúng quy định của pháp luật, có kiểm tra, thẩm định nguồn gốc, tính phù hợp của các dữ liệu KTTV trong quá trình thiết kế, thẩm định các dự án phát triển kinh tế - xã hội sẽ đảm bảo an toàn cho công trình, không gây lãng phí vốn và hiệu quả đầu tư; đồng thời, tránh thất thoát nguồn thu phí trong khai thác, sử dụng tài liệu thông tin KTTV.

PV: Có thể thấy, việc không tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật về sử dụng thông tin dữ liệu KTTV có thể để lại các hệ lụy rất lớn. Vậy cần những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả việc chấp hành pháp luật KTTV trong quá trình triển khai các công trình, dự án hiện nay, thưa ông?

Ông Trần Hồng Thái:

Để nâng cao hiệu quả việc chấp hành pháp luật KTTV trong quá trình triển khai các công trình, dự án hiện nay, thông tin, dữ liệu KTTV sử dụng trong các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội phải có nguồn gốc rõ ràng, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp và xác nhận hoặc được cung cấp từ cơ sở dữ liệu KTTV quốc gia. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thẩm định, thẩm tra, đánh giá đối với các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có sử dụng thông tin, dữ liệu KTTV có trách nhiệm thẩm định, thẩm tra nguồn gốc thông tin, dữ liệu KTTV theo quy định.

Tổng cục KTTV đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư, các cơ quan, đơn vị thẩm định, thẩm tra và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm các quy định của Luật KTTV và hệ thống các văn bản dưới Luật trong việc khai thác sử dụng thông tin dữ liệu KTTV, nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn công trình khi đưa vào sử dụng, không gây lãng phí trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án và không gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước trong thu phí khai thác, sử dụng tài liệu thông tin KTTV. Đối với các công trình, dự án đã triển khai có sử dụng dữ liệu KTTV nhưng chưa rõ nguồn gốc, chưa đảm bảo quy định, đề nghị rà soát và có giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan
  •  Đào tạo nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy sự phát triển ngành KTTV
    (TN&MT) - “Tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác nghiệp vụ thực tế còn ít ỏi - đây chính là vấn đề mà chúng tôi rất trăn trở. Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là một trong những yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định thúc đẩy phát triển Ngành KTTV”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa tiếp công dân định kỳ tháng 9/2023
    Sáng ngày 28/9, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 9/2023. Tham dự có Chánh Thanh tra Bộ TN&MT Lê Vũ Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo Vụ Đất đai, Vụ Pháp chế, Cục Khoáng sản Việt Nam và Văn phòng Bộ.
  • Tập huấn nâng cao kỹ năng lập kế hoạch – tài chính dành cho cán bộ ngành TN&MT
    (TN&MT) - Ngày 26/9, tại Vĩnh Phúc, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã khai mạc khoá Tập huấn nâng cao kỹ năng lập kế hoạch – tài chính dành cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên trách ngành TN&MT năm 2023. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên tới dự và chủ trì Hội nghị.
  • Hoàn thiện Dự thảo Tờ trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW
    (TN&MT) - Ngày 26/9, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp Hoàn thiện Dự thảo Tờ trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24 - NQ/TW).
  • Ngành TN&MT Điện Biên: 20 năm xây dựng và phát triển
    (TN&MT) - Trong 20 năm xây dựng và phát triển, Ngành TN&MT tỉnh Điện Biên đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước; khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu.... Ngành đã từng bước khắc phục khó khăn, tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường góp phần tăng trưởng kinh tế và thu hút nguồn đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  • Bộ TN&MT rà soát TTHC tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 25/9, Cục Khoáng sản Việt Nam báo cáo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên về nội dung hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản.
  • Kinh tế tuần hoàn - giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm
    (TN&MT) - Đó là nhận định của TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” được tổ chức vào ngày 23/9 tại TP.HCM.
  • Sở TN&MT An Giang: Tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm 2023
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh An Giang hiện đang tập trung triển khai các giải pháp để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong năm 2023, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Để hiều rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Võ Hùng Dũng, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang.
  • Đoàn thanh niên Bộ TN&MT tham gia Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 17/9, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đồng loạt tổ chức ra quân Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 4 trên phạm vi toàn quốc, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn” và tổ chức điểm cấp Trung ương tại tỉnh Phú Yên.
  • Quảng Ninh có tân Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Hội đồng thi tuyển các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý vừa tổ chức thi tuyển chức danh Phó Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao.
  • Làm cho thế giới sạch hơn từ những hành động nhỏ
    (TN&MT) - Ngày 16/9, tại Bắc Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Kỷ niệm 20 năm thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa dự buổi lễ. Cùng dự Lễ còn có Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.
  • Thứ trưởng Lê Minh Ngân dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị
    (TN&MT) - Chiều 15/9, Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở (16/9/2003 - 16/9/2023). Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã đến dự Lễ kỷ niệm.
  • Phổ biến công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Đà Nẵng, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Tập huấn nghiệp vụ “Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường” cho cán bộ các Bộ, ngành và một số địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO