Thanh Hóa: Vỡ đê dân trắng tay

02/10/2013, 00:00

(TN&MT) - Hàng trăm hộ dân thuộc các xã Trường Lâm, Tân Trường, Tùng Lâm, Mai Lâm,… huyện Tĩnh Gia phút chốc trắng tay bởi sự cố vỡ đê Đồng Đáng.

   
(TN&MT) - Hàng trăm hộ dân thuộc các xã Trường Lâm, Tân Trường, Tùng Lâm, Mai Lâm,… huyện Tĩnh Gia phút chốc trắng tay bởi sự cố vỡ đê Đồng Đáng ở thôn Sơn Thủy, xã Trường Lâm vào rạng sáng ngày 1/10/2013.
   
Tan hoang đê Đồng Đáng
   
  Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu của cơn bão số 10, những ngày cuối tháng 9/2013 mưa  to đến rất to nhiều nơi trên địa bàn rộng làm dung tích các hồ chứa ở huyện Tĩnh Gia rơi vào mức báo động và đã làm cho đê Đồng Đáng bị vỡ, kèm theo các hồ đập ở các xã lân cận như đập Cây Dừa ở thôn Đồng Lách, đê Ông Kiến ở thôn Tân Phúc, xã Tân Trường bị tràn từ 0,4 – 0,6 m, có nơi nước tràn qua bờ đập trên 1 m.
   
  Ông Bùi Bá Nhường ở thôn Sơn Thủy, xã Trường Lâm, ở gần đê Đồng Đáng cho biết: Khoảng gần 4h sáng ngày 1/10/2013 cả gia đình bị thức giấc bởi tiếng nước chảy rầm rầm như thác đổ và chỉ ít phút sau đó là nước bắt đầu dâng lên rất nhanh. Chỉ gần 3h sau khi vỡ đê mực nước dâng lên 4 – 5 m, khiến cho đồ đạc, tài sản của nhân dân không kịp di chuyển nên tổn thất rất nặng nề. Có hộ gia đình gần đê nuôi hơn 100 con gà đã bị nước cuốn trôi không còn một con. Hơn 20 m đê đã bị cuốn trôi, cùng với đó dọc theo thân đê là hàng trăm vết nứt như trạm trổ, uốn lượn chỉ chực chờ một con nước là có thể đổ sụp bất kỳ lúc nào. Được biết con đê này mới được xây dựng và kè bê tông 4 năm nay.
   
Biết bao giờ gạo mới khô để chống đói
    
   
  Có mặt tại thôn 4 và thôn 5 của xã Tân Trường, nơi ảnh hưởng nặng nề nhất của trận lụt. Tính đến sáng ngày 2/10, hơn 24h ngập lụt thì nước đã rút đi tương đối, tuy nhiên nhiều nơi ở hai thôn này nước vẫn chưa rút hết, còn ngập sâu trong sân các hộ gia đình và đường giao thông liên thôn. Từ đầu thôn, khuôn mặt của những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn còn hiện hữu vẻ bàng hoàng sau trận lụt lịch sử. Họ không tin rằng, của cải, tài sản tích cóp bao năm đã cuốn trôi theo dòng nước lũ ác nghiệt.
   
Khẩn trương khắc phục sau ngập lụt
    
   
  Với vẻ mặt khắc khổ, bà Lê Thị Nhắn ở thôn 5, xã Tân Trường chua xót: Gần 2h sáng ngày 1/10 thì nước bắt đầu có dấu dâng, đến 6h sáng cùng ngày thì mực nước đã lên đến gần nóc nhà. Con cái đi làm xa, thân già tật nguyền ở nhà một thân một mình không thể làm gì hơn ngoài việc nhìn tivi, tủ lạnh, đồ đạc dần bị nhấn chìm trong dòng nước. Bà chỉ kịp leo lên nóc nhà cùng những người hàng xóm và được đội cứu hộ của xã và huyện cứu trợ đưa đến nơi an toàn. Ngày 02/10, khi trở về nhà, bà không thể cầm được nước mắt khi toàn bộ tài sản đã gần như hư hỏng hoàn toàn, vài chục kg gạo đứa con út mới gửi cho tôi ăn dần cũng không thể ăn được nữa rồi! Vừa nói bà vừa vân vê từng hạt gạo đang phơi với hy vọng nhanh khô để còn nấu ăn chống đói.
   
Nhiều nơi còn ngập sâu trong nước lũ
    
   
   
  Trao đổi với PV Báo Tài nguyên & Môi trường, ông Nguyễn Trọng Năm – Chủ tịch UBND xã Tân Trường cho biết: Đê Đồng Đáng bị vỡ cộng với việc xã lũ ở các hồ đập của huyện Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An làm cho lưu lượng nước đổ về các hồ đập ở Tân Trường tăng nhanh và gây tràn đập Cây Dừa và đê Ông Kiến. Nơi tràn sâu nhất lên đến trên 1 m. Trước sự cố đó, chúng tôi đã huy động toàn thể bà con nhân dân ngay trong đêm, chặt cây đóng cọc trên thân đê và đắp bao cát tránh vỡ đê, sau đó điều động hơn 10 xuồng máy di chuyển người dân đến các nơi an toàn, cấp phát mì tôm, nước sạch và tổ chức nấu ăn đảm bảo không một người dân nào bị đói trong mưa lũ. Ông Năm cũng khẳng định đối với xã Tân Trường chỉ có hiện tượng tràn đê chứ không hề vỡ đê như một số báo chí đã đưa tin trước đây. Tính đến ngày 2/10 trận lụt đã ảnh hưởng đến 291 hộ, trong đó 241 hộ phải di chuyển về nhà văn hóa thôn 10 và UBND xã Tân Trường tránh lụt. Hơn 121 ha lúa và 37 ha hoa màu bị ngập mất trắng, 38 ha diện tích nuôi trồng thủy sản đã bị cuốn trôi, 29 km đường giao thông bị hư hỏng nặng nề, rất may không có thiệt hại về người. Thiệt hại về tài sản của nhân dân là vô cùng nặng nề.
   
  Sự cố vỡ hồ đập trong mùa mưa bão không phải là mới, tuy nhiên một dấu hỏi được đặt ra là liệu tính mạng, tài sản của nhân dân đã thực sự các nhà quản lý coi trọng và đặt lên hàng đầu?.
   
  Bài & ảnh: Anh Tú – Thanh Tâm
   
  

(0) Bình luận
Nổi bật
Lai Châu: Cuộc sống ấm no nhờ bảo vệ phát triển rừng
(TN&MT) - Tham gia bảo vệ rừng nhằm phát triển kinh tế gia đình vươn lên làm giàu. Anh Mã A Phình ở xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu đã tập trung vào việc phát kinh tế nông lâm nghiệp, trong đó chú trọng phát triển rừng. Hiện nay, gia đình anh được đánh giá là hộ gia đình có kinh tế vững tại địa phương và là tấm gương tiêu biểu làm giàu từ rừng.
Đừng bỏ lỡ
  • Công bố quyết định BQL Vườn Quốc gia Tà Đùng trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
    Chiều 3/10, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ công bố Quyết định tổ chức lại Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng trực thuộc UBND tỉnh và Quyết định về công tác cán bộ.
  • Hội Nhà báo Việt Nam quy định tổ chức, hoạt động, công tác quản lý các CLB sinh hoạt chuyên môn
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trung tâm Văn hóa báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam ra Thông báo số 24/TB-TTVHBC gửi Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ thuộc quản lý của Hội Nhà báo Việt Nam về quy định mới ban hành của Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Hạnh phúc trẻ thơ tại những khu đô thị thuận ích
    (TN&MT) - Trong những ngày thu tháng tám, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ rộn vang khắp những khu đô thị TNR Gold. Các em háo hức khám phá các trò chơi như kéo co, bịt mắt bắt vịt, ô ăn quan… và nhiều hoạt động hấp dẫn khác.
  • Trà shan tuyết Suối Giàng - tài nguyên xanh nơi bồng bềnh mây trắng
    (TN&MT) - Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán truyền thống của người dân bản địa đã tạo nên một bức tranh đẹp đẽ và nhiều màu sắc trên non cao Suối Giàng.
  • Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Tài nguyên nước, Khoa Khoa học Biển và Hải đảo, Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; đồng thời tổ chức Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường”.
  • Lạng Sơn: Ngăn chặn vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới
    (TN&MT) - Gần đây, tại Lạng Sơn diễn ra hoạt động vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới, trước tình hình này, chiều 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai ngăn chặn, phát hiện, xử lý.
  • Tạm dừng lưu thông lên, xuống Núi Cấm (An Giang) do sạt lở đất, đá
    Ngày 3/10, UBND thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã có thông báo số 5469/TB-UBND, tạm dừng các phương tiện lưu thông trên tuyến đường chính lên, xuống Núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) do sạt lở đất, đá.
  • Khách du lịch đến Quảng Bình trong 9 tháng đã vượt chỉ tiêu cả năm
    Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
  • Bảo hiểm Việt Nam: Kiên định các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
    “Toàn Ngành tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chính sách BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong xây dựng, hoàn thiện các Luật liên quan đến nhiệm vụ của Ngành thời gian tới”. Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 2/10/2023.
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO