Thanh Hóa: Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc

Bài và ảnh: Tuyết Trang| 30/01/2015 16:18

(TN&MT) - Trong những năm qua, nhờ có Chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều dự án đã được triển khai đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Đời sống của bà con các dân tộc ở Thanh Hóa được nâng lên, bình quân lương thực đạt trên 400kg/người/năm.

Trong giai đoạn 2009 - 2014, nguồn vốn huy động đầu tư cho vùng DTTS từ các chương trình, dự án, nhất là CT-135, 134, Nghị quyết 30a của Chính phủ, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn; chính sách đối với người có uy tín vùng DTTS... ước đạt 56.300 tỷ đồng, bình quân 9.383 tỷ đồng/năm, chiếm 22,4% vốn đầu tư cả tỉnh. Theo đó, nhiều công trình, dự án phục vụ dân sinh đã đuợc đầu tư xây dựng như, đầu tư làm trên 2.000 km đường giao thông, trong đó, có 140 km đường nối các huyện phía tây; hoàn thành 18/18 tuyến đường đến các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã.

25.jpg

Nhiều con đường đến bản làng được xây dựng

Đã có hàng loạt công trình thủy lợi lớn: Hồ cửa Đặt, thủy lợi Tén Tằn, thủy lợi Sao Vàng - Ngọc Phụng; sửa chữa, nâng cấp nhiều công trình hồ, đập khác... được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, năng lực tuới tăng thêm gần 2.000 ha. Nhiều dự án sản xuất công nghiệp lớn đã hoàn thành đi vào sản xuất góp phần tăng trưởng cho cả vùng. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng đã và đang được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới như: Đường Hồi Xuân - Tén Tằn đường Cành Nàng - Phú Lệ; đầu tư xây dựng các công trình thủy điện mới như thủy điện Bá Thuớc I; thủy điện Trung Sơn, Hồi Xuân (Quan Hóa); xây dựng mới và cải tạo 7 trung tâm y tế, 11 bệnh viện đa khoa huyện.

Chương trình 135, 134, Dự án ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông huyện Mường Lát; Dự án định canh định cư đã xây dựng, đưa vào sử dụng 1.765 công trình thiết yếu; 56 công trình nước sinh hoạt tập trung và 2.382 công trình nước sinh hoạt phân tán, theo đó có gần 7.900 hộ được sử dụng nước sạch sinh hoạt; Dự án đã vận động trên 45.000 hộ gia đình hạ sơn xây dựng những bản làng định canh định cư, chiếm 94,7% số hộ vùng vận động định canh định cư của tỉnh.

24.jpg

Bà con đang chăm sóc rừng lung

Từ năm 2009- 2014, 100% số xã trong vùng đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% s xã và 94,2% số hộ được dùng diện, 76% dân số được dùng nước hợp vệ sinh; 18.199 hộ nghèo và gia đình chính sách hỗ trợ xóa nhà tranh tre, dột nát; tăng trưởng kinh tế các huyện miền núi trong những năm gần đây đạt 10,3%; tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 6%/năm.

Trong giai đoạn 2015 - 2019, công tác dân tộc sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, trong đó phn đấu tăng trưởng kinh tế đạt từ 14 - 15%; thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt trên 2.000 USD; gim tỷ lệ hộ nghèo bình quân 5%/năm trở lên; phấn đấu các huyện nghèo thoát khỏi nh trạng ĐBKK; 40% số xã và thôn bản ĐBKK ra khỏi diện ĐBKK theo tiêu chí quy định...

Phong trào “Hiến đất mở rộng nền đường”... đã huy động hàng ngàn ngày công lao động, hiến hơn 200.000 m2 đất làm đường, đóng góp 694,4 tỷ đồng, cùng với hỗ trợ của nhà nước, đã làm được gần 800km đường bê tông giao thông nông thôn; kiên cố hóa 344 km kênh mương; cải tạo, xây dựng nhiều nhà văn hóa thôn, phòng học, trạm y tế xã; xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

Sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí luôn được các địa phương quan tâm, đến nay vùng dân tộc đã hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS. Các lễ hội văn hóa truyền thống trong vùng đồng bào được đầu tư bảo tồn, duy trì và phát triển làm phong phú thêm nền văn hóa cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Trong năm, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã triển khai Đề án tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông. Kết quả ban đầu, 2 gia đình người Mông tại xã Pù Niu, huyện Mường Lát đã thực hiện việc mai táng cho người thân theo nếp sống mới, không còn treo quan tài trên cây như trước, không tổ chức ăn uống linh đình dài ngày gây tốn kém lãng phí.

Đặc biệt, cuộc vận động xóa bỏ cây thuốc phiện ở miền núi đã có hiệu quả, gần 1 nghìn hộ đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát phá nhổ 623,5 ha cây thuốc phiện (chiếm gần 70% diện tích cây thuốc phiện do bà con trồng), diện tích tái trồng cây thuốc phiện các năm sau giảm dần, và đến nay đã chấm dứt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO