Thanh Hóa: Tổ chức đấu giá quyền khai thác 10 mỏ khoáng sản

Thu Thủy | 17/02/2023, 10:44

Sáng ngày 16/2, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa đã tổ chức công bố đấu giá quyền khai thác 10 mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Theo quy định, các đối tượng được tham gia đấu giá bao gồm: Tổ chức, cá nhân hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật, đã nộp phí tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trước và không thuộc các trường hợp cấm tham gia đấu giá theo quy định tại Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012, Luật đấu giá tài sản năm 2016 và Quy chế đấu giá của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa.

anh-1(3).jpg
Tổ chức đấu giá 10 mỏ khoáng sản tại Thanh Hóa

Người tham gia đấu giá phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 3029/2017/QĐ-UBND ngày 17/08/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa; Phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát được phê duyệt; Quy chế đấu giá của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa và các văn bản pháp luật liên quan.

Ngay trong ngày, 10 mỏ khoáng sản đã Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa tổ chức đấu giá quyền khai thác thành công, gồm: 1 mỏ đá vôi tại xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy (diện tích mỏ 8,2 ha); 1 mỏ đá vôi tại xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa (diện tích mỏ 2,2 ha); 1 mỏ đá bazan tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (diện tích mỏ 36,1 ha); 1 mỏ đá bazan tại xã Hà Tiến, huyện Hà Trung (diện tích mỏ 9,8 ha); 1 mỏ đá bazan tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (diện tích mỏ 15 ha). Bên cạnh đó, 4 mỏ đất san lấp gồm 2 mỏ tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung (diện tích mỗi mỏ là 2,5 ha); 1 mỏ tại xã Hà Long, huyện Hà Trung (diện tích mỏ 1,91 ha); 1 mỏ tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc (diện tích mỏ 8,0 ha) và duy nhất 1 mỏ cát tại xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy (diện tích mỏ 21,6 ha).

anh-2(4).jpg
Cấp phép khai thác khoáng sản thông qua hình thức đấu giá sẽ lựa chọn được những tổ chức, cá nhân có năng lực

Tổng số tiền đặt trước của 10 mỏ khoáng sản là trên 8,255 tỷ đồng và được đấu giá thông qua hình thức bỏ phiếu gián tiếp.

Kết thúc thời gian đấu giá, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản đã công bố kết quả 10 đơn vị trúng đấu giá mỏ khoáng sản. Đáng chú ý, tại mỏ đất xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc (diện tích 8ha), Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Tiến Anh trúng đấu giá với R=136%. Còn tại mỏ cát xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy (21,6ha), Công ty cổ phần tập đoàn Hồng Sơn trúng đấu giá với R=156%. ( Giá khởi điểm để đấu giá được xác định bằng mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản R, trong mỏ cát R=20%; mỏ đất, đá R=3%).

Trước nhu cầu tăng cao về VLXD nhằm phục vụ các công trình, dự án trọng điểm đáp ứng đúng tiến độ, chất lượng, việc đẩy nhanh quy hoạch, cấp phép, đưa vào đấu giá khai thác các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là hết sức cần thiết, hợp lý, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Nhìn chung, việc cấp phép khai thác khoáng sản thông qua hình thức đấu giá sẽ lựa chọn được những tổ chức, cá nhân có năng lực tham gia vào hoạt động khai thác khoáng sản, có cam kết chế biến sâu, tiêu thụ sản phẩm; đầu tư công nghệ khai thác thân thiện môi trường. Đồng thời, góp phần xóa bỏ được cơ chế “xin - cho”, phát huy được giá trị tiềm năng của khoáng sản, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản và tăng thu ngân sách của Nhà nước.

Bài liên quan
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO