Thanh Hóa: Thực hiện nghiêm các quy hoạch khoáng sản

Tuyết Trang| 18/11/2021 12:08

(TN&MT) - Những năm qua, việc cấp phép khai thác khoáng sản tại các khu vực tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, dân sinh ở Thanh Hóa được hạn chế. Quy trình cấp phép được công khai, minh bạch, các dự án về khai thác khoáng sản đã đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp được cấp phép đã đầu tư thiết bị tiên tiến phục vụ cho hoạt động khai thác, chế biến giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, an toàn lao động và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

Ngay sau khi Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực, ngày 25/4/201, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-TW về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành nhiều chính sách hỗ các doanh nghiệp  đầu tư, đổi mới công nghệ - thiết bị khai thác đá cắt dây, công nghệ - thiết bị cắt đá CNC, công nghệ - thiết bị sản xuất cát nhân tạo… Các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản đều thực hiện việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trước khi nhận cấp Giấy phép khai thác, nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền thuê đất trong quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật.

Tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại các mỏ đá trên địa bàn tỉnh

Công tác thăm dò khoáng sản do các chủ đầu tư thực hiện. Quy trình thực hiện công tác thăm dò khoáng sản được thực hiện theo đúng Đề án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành liên quan thẩm định và được UBND tỉnh phê duyệt. Vệc thẩm định phê duyệt trữ lượng khoáng sản: Theo quy định tại Điều 49 và Điều 82 Luật Khoáng sản năm 2010: UBND cấp tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình (khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố). Tại Điều 34 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản. Trong 3 năm, Sở đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt trữ lượng 89 mỏ với tổng trữ lượng khoáng sản được phê duyệt là: 91.384.120m3 (đất san lấp, đá, cát làm vật liệu xây dựng thông thường, sét làm gạch tuynel).

Trong năm 2021, UBND tỉnh đã phê duyệt Phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản 3 mỏ cát: Mỏ cát số 160a, xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa; Mỏ cát số 211, xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn; Mỏ cát số 177, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước (đấu giá lại).

Về quy trình thẩm định các hồ sơ hoạt động khoáng sản gồm: cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; đóng cửa mỏ... đều thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định, trình phê duyệt, trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục được quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ TN&MT. Căn cứ quy định của pháp luật và nhu cầu thực tế trên địa bàn, giai đoạn 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã cấp 77 Giấy phép thăm dò do UBND tỉnh cấp (trong đó, cấp tại khu vực phân tán, nhỏ lẻ được Bộ TN&MT bàn giao: 1; cấp khi chuyển nhượng: 1; cấp mới: 75).

Ngoài ra, theo Điểm d, đ, e, g, Khoản 1, Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Điểm đ, Khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong trường hợp: Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản”. Đối với trường hợp này, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cấp không thực hiện đấu giá: 157 mỏ.

Đến nay, toàn tỉnh cấp phép được 314 mỏ; trong đó tiền thu cấp quyền, phí tài nguyên, thuế  bảo vệ môi trường, tiền ký quỹ môi trường... được hơn 1.647 tỷ đồng.

 

Cùng với việc cấp phép khai thác mỏ, hiện nay, Thanh Hóa có 562 cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn, trong đó có những cơ sở khai thác, chế biến lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động có thu nhập ổn định như: Nhà máy xi măng Long Sơn; Xi măng Bỉm Sơn; Xi măng Công Thanh; Xi măng Nghi Sơn; Nhà máy Gạch gốm ốp lát Ceramic - Vicenza; các Nhà máy gạch không nung, gạch tuynel; các cơ sở chế biến đá ốp lát, đá mỹ nghệ... đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa thời gian qua. Tổng thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản trong những năm qua có xu hướng tăng. Ngoài ra, đối với các sản phẩm chế biến như: Xi măng, gạch men, đá ốp lát, đá mỹ nghệ còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cũng như các địa phương khác trong cả nước, đem lại nguồn thu ổn định.

Hoạt động khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh ngoài việc đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp các loại thuế, phí, lệ phí có liên quan còn trực tiếp giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong tỉnh (khoảng trên 20 ngàn lao động) có thu nhập ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn.

Số Giấy phép thăm dò cấp nằm trong quy hoạch là 76 và 158 Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường do UBND tỉnh cấp (trong đó, cấp lại khi mở rộng, điều chỉnh nâng công suất, điều chỉnh các nội dung khác...: 40; cấp thay thế khi chuyển nhượng: 32; cấp mới: 72; cấp gia hạn: 14). 3 Giấy phép thăm dò, khai thác được Bộ TN&MT cấp gồm: 2 Giấy phép khai thác khoáng sản làm xi măng; 1 Giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa: Thực hiện nghiêm các quy hoạch khoáng sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO