Thanh Hóa: Nỗ lực đẩy lùi “cái chết trắng”

Thu Thủy | 25/06/2021, 13:14

(TN&MT) - Thời gian qua, Công an huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã lên kế hoạch, triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm đấu tranh, triệt phá các vụ án liên quan đến tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện miền núi.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tình hình tội phạm ma túy đã có những diễn biến phức tạp tại khắp các khu vực trọng điểm của cả nước. Trong đó, huyện miền núi Ngọc Lặc được xem là địa bàn mà các đối tượng tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy hoạt động với nhiều thủ đoạn rất tinh vi, manh động, liều lĩnh. Bởi đây là vùng huyện giáp ranh với nhiều địa phương khác trong tỉnh, lại có địa hình rừng núi, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua, do đó mà tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn huyện diễn biến khá phức tạp, nhất là hoạt động mua bán ma túy nhỏ lẻ, sử dụng ma túy tổng hợp, ma túy dạng đá.

Lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa trao thưởng cho Công an huyện Ngọc Lặc do có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy

Trước tình hình trên, Công an huyện Ngọc Lặc đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Thường xuyên rà soát, xây dựng các kế hoạch, phương án, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch phòng chống ma túy.

Thời gian qua, lực lượng Công an huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, tố giác, tội phạm và tệ nạn ma túy. Trong đó, tập trung vào các địa bàn phức tạp về ma túy và đối tượng dễ bị lôi kéo là học sinh phổ thông. Đồng thời tăng cường lực lượng, thời gian xuống các xã, thôn xóm để vừa nắm tình hình, vừa tổ chức cho nhân dân ký cam kết, xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự, không có tội phạm và tệ nạn ma túy.

Bên cạnh đó, thường xuyên nghiên cứu thay đổi hình thức tổ chức tuyên truyền phong phú đa dạng, triển khai hiệu quả Đề án cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, phát động sâu rộng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Qua đó, tổ chức quản lý, giáo dục, cảm hóa giáo dục, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình và cộng đồng dân cư. Xây dựng, nhân rộng các mô hình tiên tiến, những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, thiết thực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa bàn cơ sở.

Theo đó, từ đầu năm 2021, lực lượng Công an huyện Ngọc Lặc đã tổ chức xác lập, phá thành công chuyên án 131T đấu tranh tội phạm “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Cụ thể, vào hồi 15h ngày 13/1/2021, tổ công tác Đội CSĐT tội phạm về Kinh tế và Ma túy, Công an huyện Ngọc Lặc phối hợp với Công an xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc bắt quả tang đối tượng Hà Văn Thức (SN 1994, làng Chò Tráng, xã Cao Ngọc) đang có hành vi “vận chuyển trái phép chất ma túy” tại khu vực trước cổng nhà đối tượng. Khám xét tại chỗ, tổ công tác đã phát hiện và thu giữ 1 túi ni lông màu đen bên trong có 1.386 viên ma túy loại hồng phiến có trọng lượng 136,378 gam.

Công an huyện Ngọc Lặc bắt giữ đối tượng có hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy

Ngoài chuyên án 131T nói trên, tính đến tháng 6/2021, lực lượng Công an huyện Ngọc Lặc đã phát hiện, bắt giữ, khởi tố 11 vụ, 13 bị can. Vụ gần đây nhất vào ngày 1/6/2021, Công an huyện Ngọc Lặc phối hợp phòng PC04 Công an tỉnh Thanh Hóa bắt quả tang 2 đối tượng gồm Len Văn Thành (SN 1964, ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát) và Vi Thị Thu (SN 1981, ở xã Tén Tằn, huyện Mường Lát) có hành vi mua bán vận chuyển trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ 42.000 viên hồng phiến và 1 bánh Heroin.

Theo Trưởng Công an huyện Ngọc Lặc, thời gian tới, Công an huyện sẽ tiếp tục tham mưu, chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy. Thực hiện các biện pháp giáo dục, cảm hóa các đối tượng có biểu hiện liên quan đến tệ nạn ma túy. Thường xuyên rà soát, thống kê người nghiện, nghi nghiện ma túy để lập hồ sơ đưa vào giáo dục, giáo dưỡng và trung tâm cai nghiện bắt buộc, góp phần phòng ngừa và đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi địa bàn, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Trượt lở đất đá: Hiểu để ứng phó kịp thời
(TN&MT) - Những năm gần đây, trượt lở đất đá là một trong số các dạng tai biến địa chất xảy ra với tần suất khá cao, mức độ trầm trọng và trên diện ngày càng rộng, gây nên nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất cho cộng đồng. Chính vì vậy, người dân cũng như các cấp chính quyền cần có hiểu biết đầy đủ về hiện trạng, nguyên nhân, cũng như cơ chế và quá trình hình thành các loại trượt lở đất đá cùng với các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh.
Đừng bỏ lỡ
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Trạm Tấu (Yên Bái): Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO