Dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi

Thu Thuỷ 12:54 28/08/2023

Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.

Những con số biết “nói”

Sau hơn nửa chặng đường triển khai Chương trình, với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh Thanh Hóa; sự nỗ lực của các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay đã có 12/28 chỉ tiêu đề ra đạt và vượt mức (bằng 43%). Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ổn định và từng bước được cải thiện; công tác giáo dục, y tế ở vùng DTTS có nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy.

dtmn2.jpg
Đời sống bà con các dân tộc khu vực miền núi Thanh Hóa ngày càng được cải thiện

Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đến nay, 100% đường ô tô từ thôn, bản đến trung tâm xã được cứng hóa; 68% đường giao thông thôn, bản được nhựa hóa, bê tông hóa; đã đầu tư xây dựng 135 công trình hồ chứa, đập, kênh mương từ nguồn vốn các Chương trình MTQG, Chương trình an toàn hồ, đập và xử lý đê địa phương, vốn vay WB…

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt 93,6%, tăng 2,8% so với năm 2020 (trong đó, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế đạt 39,8%). Hoàn thành đầu tư hạ tầng cấp điện cho 23 thôn, bản của 06 huyện; năm 2023, tiếp tục đầu tư cấp điện cho 857 hộ dân thuộc 14 thôn, bản còn lại chưa có điện lưới quốc gia của 02 huyện (Thường Xuân, Mường Lát). Hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền hình được mở rộng; đến nay, có 2.904 trạm thu phát sóng thông tin di động và 363 trạm truy cập Internet, đảm bảo phủ sóng, cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, truyền hình đến 100% trung tâm các xã và 99,7% thôn, bản trên địa bàn.

Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi tại Thanh Hóa đạt 38,12 triệu đồng (năm 2022); tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền núi giảm từ 19,9% xuống còn 15,19% (giảm 4,81 %, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025); tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 21% xuống còn 17,07% (giảm 3,93%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 27,23% xuống còn 19,86% (giảm 7,37%); tỷ lệ trường lớp học được xây dựng kiên cố đạt 100%; tỷ lệ trạm y tế xã được xây dựng kiên cố đạt 89,7%; tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 93,1%; tỷ lệ số trạm y tế có bác sĩ đạt 91,4%; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 74%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56,2%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,6%; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh đạt 100%...

dtmn3.jpg
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư

Đời sống bà con các dân tộc phát triển

Từ các chính sách trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, nhiều hộ nghèo đã thay đổi tập quán, thói quen canh tác lạc hậu trước đây, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập cao hơn.

Ông Trần Văn Quyết, Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Xuân Hợp, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân cũng cho biết trước đây thâm canh làm lúa, ngô, nương rẫy, hiệu quả kinh tế kém, giờ chuyển sang cây công nghiệp từ đó giảm nghèo. Bà con thấy hiệu quả kinh tế cao nên đều theo học cách làm ăn, để giảm được nghèo.

Ông Lò Văn Thao, huyện Quan Hóa hồ hởi chia sẻ: “Thời gian qua, chúng tôi được chính quyền địa phương các cấp hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ giống, vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế, được tập huấn kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất giúp nâng cao năng suất, đạt hiểu quả kinh tế cao”.

Là một trong những gia đình dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ chính sách hỗ trợ trồng cây vầu của nhà nước, Anh Vi Văn Mừng, huyện Mường Lát cho biết: Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên đến nay diện tích vầu của gia đình bắt đầu cho thu hoạch, ở vùng đất này, không có cây gì phù hợp hơn cây vầu. Sau 4 đến 5 năm, cây vầu bắt đầu cho thu hoạch, giá trị mang lại từ 60 đến 70 triệu đồng/năm, cây vầu có chu kỳ lưu gốc trên 60 năm. Bên cạnh trồng vầu, gia đình được chính quyền địa phương giao khoán bảo vệ, trồng rừng gần 3ha và được Nhà nước chi trả dịch vụ bảo vệ môi trường. Số tiền này được chúng tôi sử dụng mua các vật tư để trồng, phát triển và bảo vệ rừng.

dtmn1.jpg
Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025

Nhìn cánh rừng vầu bạt ngàn xanh tốt, đem lại giá trị kinh tế cao, không quá khi gọi đây là những “thỏi vàng xanh khổng lồ” góp phần phát triển kinh tế đời sống bà con các dân tộc miền núi nói chung, xóa đói giảm nghèo đối với người dân huyện Mường Lát.

Để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu: tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hằng năm 3% trở lên. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng so với mục tiêu đề ra, nhiệm vụ còn lại của chương trình là rất lớn.

Do vậy thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xác định giải pháp then chốt là phải tập trung nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện chương trình. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm khơi dậy ý chí nỗ lực vươn lên và xóa bỏ tư tưởng trông chờ ý lại của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các nội dung của dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững hàng năm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO